Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội và tình hình tranh chấp hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực đất ĐAI từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân HUYỆN EA KAR, TỈNH đăk lăk (Trang 45 - 53)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội và tình hình tranh chấp hành chính

Nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Đắk Lắk, với tổng diện tích tự nhiên hơn 1.000km2; hơn 143.000 nhân khẩu, gồm 19 dân tộc anh em cùng chung sống; mật độ dân số là 138,32 người/km2,huyện Ea Kar được thành lập ngày 13/9/1986, theo Quyết định số 108/1986/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Huyện Ea Kar có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn và 14 xã. Trung tâm huyện có quốc lộ 26 đi qua, nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh miền Trung, trong đó có Phú n và Khánh Hồ. Hệ thống giao thơng đi và đến Ea Kar cũng đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các quốc lộ 26, 29 và tỉnh lộ 11, 19. Đây là cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi để huyện Ea Kar đẩy mạnh giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố với tốc độ cao. Bên cạnh đó, đất đai và khí hậu của huyện Ea Kar khá thuận lợi nên rất phù hợp với phát triển nơng nghiệp

hàng hố, như kinh tế trang trại nơng - lâm, văn hóa - du lịch, nhất là phát triển du lịch sinh thái...12

Hiện nay, huyện Ea Kar là địa phương có nguồn tài ngun khống sản khá phong phú: nhiều mỏ đá với trữ lượng khá lớn; cát xây dựng (ở các xã Ea Ơ, Cư Elang, Ea Sơ); quặng Penspat (ở xã Ea Sô, Ea Sar); mỏ Sét sản xuất gạch ngói (ở xã Ea Ơ, Cư Prông, Cư Huê); mỏ Đồng (ở thị trấn Ea Knốp);

12Cơ hội sử hữu "đất vàng" ở địa danh trù phú phía Đơng tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Hiếu;

vàng sa khống, đá quý và bán đá quý phân bốạit các thôn thuộc 9, xã Cư Elang… Tất cả đều đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu phát triển.13

Huyện Ea Kar có tổng diện tích rừng khá lớn, với hơn 37.600 ha. Trong đó, rừng phịng hộ gần 873 ha; rừng đặc dụng hơn 21.100 ha; rừng sản xuất hơn 15.600 ha. Do nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình khá thuận lợi, tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Ea Kar khá phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện phân bố chủ yếu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sơ, chiếm tỷ lệ 57,30% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện. Thảm thực vật và hệ động vật rừng của huyện Ea Kar cũng phong phú về số lượng lồi và số lượng cá thể, mang tính đặc trưng của rừng nhiệt đới. Trong đó, về thực vật có 139 họ, với 709 lồi; về động vật có 44 lồi thú, thuộc 22 họ và 17 bộ (có 17 lồi thuộc diện q hiếm, có trong sách đỏ Việt Nam); 158 lồi chim thuộc 51 họ và 15 bộ (có 9 lồi trong sách đỏ Việt Nam); 23 lồi lưỡng cư bị sát thuộc 11 họ và 3 bộ...

Từ năm 1975 đến nay, huyện Ea Kar đã trở thành nơi hội tụ của nhiều dân tộc trong cả nước. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số, dân tộc bản địa chủ yếu là người Ê Đê; các dân tộc từ nơi khác chuyển đến, gồm: Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Sán chỉ, Vân kiều, Xê Đăng... sinh sống rải rác ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Cộng đồng các dân tộc anh em với những truyền thống riêng đã tạo nên một nền văn hố đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo. Nhưng nổi bật vẫn là bản sắc văn hoá truyền thống của người Ê Đê. Huyện Ea Kar còn là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Trong những năm chiến tranh, nơi đây có những căn cứ kháng chiến. Điển hình là Bn Trưng thuộc xã Cư Bơng là một căn cứ cách mạng nổi tiếng thời chống Mỹ, cần được giữ gìn và xây dựng thành khu văn hố lịch sử. Những

13Cơ hội sử hữu "đất vàng" ở địa danh trù phú phía Đơng tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Hiếu;

yếu tố trên là cơ sở cấu thành tiềm năng cho phát triển du lịch - văn hóa ở huyện Ea Kar.

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của huyện Ea Kar đã tăng 14 -15%/năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng của tỉnh Đắk Lắk). Công nghiệp xây dựng tăng 23-24%; dịch vụ tăng 20-21%; Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 35 triệu đồng/năm. Thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 11% GDP (theo giá hiện hành). Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 11,29% so với giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của huyện đứng thứ tư trong tỉnh.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện Ea Kar cũng phát triển mạnh. Chỉ riêng cụm công nghiệp Ea Đar đã thu hút được 12 doanh nghiệp đầu tư và đang hoạt động hiệu quả, như Công ty cổ phần CP, Cơng ty Việt Thắng v.v.. Bên cạnh đó, huyện Ea Kar cịn có nhiều cơng ty, nhà máy, như: Cơng ty Cổ phần Mía - Đường 333, Cơng ty Thiên Long Phát, Nhà máy chế biến tinh bột sắn và hàng chục công ty, nhà máy, cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, nơng sản… làm ăn có hiệu quả cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của huyện, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân. Thị trấn Ea Kar đã có hệ thống ngân hàng, siêu thị, khu thương mại, dịch vụ vui chơi, giải trí, hệ thống nhà hàng, khách sạn… phát triển khá nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân địa phương cũng như du khách.

Với tiềm năng và điều kiện tự nhiên ưu đãi, kinh tế - xã hội phát triển, vùng đất Ea Kar trở nên năng động với phát triển đa dạng, phong phú, cùng với sự thân thiện, dễ mến của con người Ea Kar, trở thành nơi lý tưởng thu

hút nhiều người đến làm ăn, sinh sống. Chính vì thế, mỗi tấc đất của huyện Ea Kar, nhất là ở khu vực trung tâm huyện, đang thực sự là “tấc vàng”.14

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như vậy, thực tiễn hoạt động quản lý đất đai tại huyện Ea Kar cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết và điều chỉnh kịp thời. Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện phát sinh nhiều vụ việc trong lĩnh vực hành chính đất đai, khiến người dân bức xúc, khơng đồng ý với câu trả lời của cơ quan hành chính Nhà nước quản lý đất đai. Điển hình như vụ việc, từ năm 1988 - 1990, những người dân tại thôn 15, xã Cư Elang (trước là thôn 4B, xã Cư Elang), huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk thuộc diện di cư tự do từ tỉnh Lạng Sơn vào khai hoang, khai khẩn, dựng nhà chăn ni sản xuất từ đó đến nay. Các hộ dân sinh sống sản xuất ổn định, chưa một lần có các cơ quan chính quyền hay lâm trường thơng báo về việc các hộ dân xâm phạm, lấn chiếm đất rừng thuộc diện quản lý của Lâm trường Ea Kar15.

Điều lạ lùng là từ khi có dự án Hồ tích nước Krơng Păk Thượng (tháng 01/2015), thì người dân thơn 15, xã Cư Elang mới biết đất nhà mình khai hoang từ năm 1987 – 1993 nằm trong diện quản lý của Lâm trường Ea Kar.

Từ những ngày đầu khai hoang, người dân canh tác ổn định lâu dài không xảy ra tranh chấp với bất kỳ cá nhân hay cơ quan tổ chức nào. Vậy mà khi có dự án, được bồi thường hỗ trợ thì bỗng nhiên xuất hiện bên thứ ba địi quyền lợi làm mất lợi ích chính đáng của người dân nơi đây.

Có lẽ, vì phương án đền bù q lớn nên đã xảy ra tình trạng rất nhiều diện tích đất của dân khai hoang, khai khẩn được đưa vào diện không đủ điều kiện bồi thường hỗ trợ tái canh, tái cư như Thông báo số 15/TB-UBND ngày 08/5/2018 của UBND xã Cư Elang về việc “Công khai nguồn gốc đất, thời

14Cơ hội sử hữu "đất vàng" ở địa danh trù phú phía Đơng tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Hiếu;

http://doanhnghiephoinhap.vn/co-hoi-su-huu-dat-vang-o-dia-danh-tru-phu-phia-dong-tinh-dak-lak.html; 15Đắk Lắk: Thông báo số 15 của UBND xã Cư Elang gây thiệt hại cho người dân?, PV Tây Nguyên;

http://lsvn.vn/ban-doc/hoi-am/dak-lak-thong-bao-so-15-cua-ubnd-xa-cu-yang-gay-thiet-hai-cho-nguoi-dan- 27753.html

điểm tạo lập tài sản của các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để phục vụ dự án đập chứa nước Krông Păk Thượng tại thôn 15, xã Cư Elang. Khiến người dân vô cùng bức xúc trước việc làm gần như là “thiếu trách nhiệm” của UBND xã Cư Elang và UBND huyện Ea Kar.

Mặt khác, UBND xã Cư Elang chỉ căn cứ biên bản họp xét duyệt nguồn gốc đất đai của người bị thu hồi đất phục vụ cơng trình Hồ chứa nước Krơng Păk Thượng (ngày 03/5/2018) để làm căn cứ cho cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng tại cụm đầu mối đập chứa nước Krông Păk Thượng xã Cư Elang.

Từ đó, UBND xã Cư Elang đã ra Thông báo số 15/TB-UBND xã Cư Elang công khai nguồn gốc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đất, tài sản trên đất bị thu hồi (thời gian công khai 15 ngày kể từ ngày 08/5 - 23/5/2018) và đã phát trên sóng phát thanh của xã.

Vậy lãnh đạo UBND xã Cư Elang cũng như cán bộ địa chính xã, cán bộ thơn họ đã ở đâu, làm gì khi người dân nơi đây đã khai hoang và sinh sống trên mảnh đất này được 30 năm mà khơng được bồi thường theo quy định khi có dự án? Phải chăng, UBND xã ra Thông báo số 15 công khai nguồn gốc đất của các hộ dân tại thôn 15 không đủ điều kiện để bồi thường là hồn tồn vơ căn cứ, không sát với thực tế, vi phạm nghiêm trọng quyền lợi, lợi ích của nhân dân?.

Đa số người dân tại thôn 15 đều mù chữ, kiến thức hiểu biết ít, từ khi có dự án Hồ tích nước Krơng Păk Thượng đã có nhiều đồn kiểm tra xác minh nguồn gốc đất. Nhưng người dân hoàn toàn bất ngờ và cảm thấy hoang mang khi nào thửa đất của gia đình mình bỗng nhiên khơng đủ điều kiện để được bồi thường hỗ trợ theo Thông báo số 15 của UBND xã Cư Elang16.

16

Đắk Lắk: Thông báo số 15 của UBND xã Cư Elanggây thiệt hại cho người dân?, PV Tây Nguyên;

http://lsvn.vn/ban-doc/hoi-am/dak-lak-thong-bao-so-15-cua-ubnd-xa-cu-yang-gay-thiet-hai-cho-nguoi-dan- 27753.html

Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định thu hồi giao cho UBND huyện quản lí và cho phép chuyển đổi mục đích từ đất lâm nghiệp sang nơng nghiệp, để thực hiện theo phương án giải quyết đất tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2014, UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi đất của hàng trăm hộ dân để xây dựng cơng trình hồ chứa nước Krơng Păk Thượng, nhưng do giá bồi thường khơng hợp lí, dẫn đến108 hộ dân gửi đơn khiếu nại vượt cấp kéo dài...

Vùng đất ở xã Ea Ô (nay là xã Cư Elang), thuộc huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk gồm nhiều hộ dân tộc thiểu số sinh sống như: Mông, Mường, Giao (Mán), Tày, Nùng, Kinh… hầu hết số hộ dân này di cư đi vùng kinh tế mới từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung, vào đây sinh sống lập nghiệp trước năm 1995. Cuộc sống của họ chân chất đồng quê, suốt ngày chỉ biết lam lũ, đầu tắt mặt tối với ruộng vườn, nương rẫy và đàn gia súc, gia cầm. Đất đai của họ tự khai hoang phục hố trồng cây cơng nghiệp, cây ăn trái và đào ao thả cá. Họ sinh sống ổn định trên 20 năm trở lên. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, đất đai sản xuất của đồng bào thiểu số ở đây có đủ điều kiện để cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng, khi UBND tỉnh có chủ trương thu hồi đất để xây dựng Cơng trình Hồ chứa nước ngọt Krơng Păk Thượng, thì xảy ra nhiều rắc rối.

Thứ nhất, do chính sách đền bù của UBND huyện Ea Kar không hợp lý. Thứ hai, đất của dân tự khai hoang phục hoá đã sử dụng trên 20 năm, sản

xuất ổn định và không hề xảy ra tranh chấp, nhưng khi thu hồi, UBND huyện lại cho là người dân “lấn chiếm đất lâm trường trái phép”. Từ đó nảy sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, làm cho cơng tác giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Do xác định nguồn gốc đất thiếu căn cứ pháp lí, dẫn tới cơng tác “bồi thường”, hay “hỗ trợ” còn nhiều mập mờ, gây mất niềm tin của người dân. Chỉ một số hộ được bồi thường đúng mức giá quy định của UBND tỉnh, cịn phần lớn được “hỗ trợ” kinh phí q ít

ỏi. Xét về bản chất của vụ việc, hàng trăm hộ dân tộc thiểu số ở đây không “lấn chiếm đất trái phép”. Bởi khi mới di cư vào đây, nhiều hộ kí hợp đồng liên doanh, liên kết trồng rừng với các lâm trường để tạo lập cái ăn, cái ở; một số hộ dân bỏ cơng sức ra khai hoang phục hố đất rừng bỏ hoang. Qua tìm hiểu được biết, thấy người dân thiếu đất sản xuất, ngày 28/5/2003, Lâm trường Ea Kar có Tờ trình số: 29/TT-LT “Trả đất cho địa phương để quy hoạch xây dựng dự án phát triển nơng nghiệp, nơng thơn vùng Ea Rớt, xã Ea Ơ” nay là xã Cư Elang, huyện Ea Kar. Ngày 4/7/2003, UBND tỉnh Đăk Lắk ban hành Quyết định số 2107/QĐ-UB, thu hồi quyền sử dụng 2.672,3ha đất của Lâm trường Ea Kar, giao cho UBND huyện Ea Kar quản lí, lập sơ đồ, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất nơng nghiệp và các loại đất khác, để thực hiện Quyết định số 132/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về việc giải quyết đất sản xuất tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày 24/7/2003, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2355/QĐ- UB, cho phép UBND huyện Ea Kar chuyển đổi mục đích sử dụng 391,70ha đất lâm nghiệp sang đất nơng nghiệp. Nhiều hộ dân có đủ điều kiện được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2011nhưng trong đó mới chỉ có một số hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2011, hầu hết số đơng các hộ cịn lại khơng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lý do là UBND huyện Ea Kar làm sai lệch hồ sơ.

Một số hộ dân được bồi thường với giá đúng bảng giá đất quy định của UBND tỉnh Đắk Lắk (360 triệu đồng/ha), được nhận tiền từ năm 2013 và 2014. Số đông hộ dân cịn lại nhận tiền năm 2015, thì chỉ được hỗ trợ với giá từ 9,6 triệu đồng đến 72 triệu đồng/ha. Với số tiền ít như vậy, rất nhiều hộ dân tộc thiểu số ở đây không thể làm lại được nhà ở và đầu tư vào sản xuất, cuộc sống của họ có thể lặp lại cảnh nghèo đói như cũ. Nhiều trường hợp được UBND huyện Ea Kar bồi thường, không đủ mua cây giống và đất sản xuất để

tái lập lại vườn và xây dựng nhà ở. Hộ nhà ông Lý, ở thôn 6B, xã Cư Elang có một khu đất đã được cấp GCNQSDĐ, nhưng phía ngồi được UBND huyện bồi thường với giá 360 triệu đồng/ha, phía trong thì 72 triệu đồng/ha. Nhiều người dân chỉ cho chúng tôi thấy đất của hộ ông Bùi Văn Kiêm cũng ở Thôn 6B, xã Cư Elang. Mấy anh em trong gia đình ơng Kiêm tự mở một con đường trong vườn để việc đi lại lên nương rẫy cho tiện. Vậy mà, phía bên này đường thì được bồi thường giá 360 triệu đồng/ha, cịn phía bên kia đường chỉ được bồi thường 240 triệu đồng/ha, riêng cái ao nuôi cá cũng được bồi thường. Trong khi diện tích cái ao chỉ có 4.000m2, nhưng cái bờ ao bao quanh lại được bồi thường với diện tích lên đến 6.000m2. Đáng nói hơn, hộ ơng Lê Văn Hiệp có 1,1ha đất trồng cây bạch đàn liên kết với Lâm trường Ea Kar trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực đất ĐAI từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân HUYỆN EA KAR, TỈNH đăk lăk (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)