Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu kiện quyết định hành chínhtrong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực đất ĐAI từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân HUYỆN EA KAR, TỈNH đăk lăk (Trang 32 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu kiện quyết định hành chínhtrong lĩnh

1.3.1. Hiến pháp 2013

Hiến pháp 2013 là cơ sở hiến định quan trọng cho công cuộc đổi mới tồn diện ở đất nước ta nói chung, tổ chức và hoạt động của Tịa án nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp nói riêng. Bằng việc quy định "Tịa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" (Khoản 1 Điều 102), Hiến pháp xác định rõ ràng, cụ thể vị trí, vai trị của Tòa án nhân dân trong bộ máy cơ quan nhà nước. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử; là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp theo quy định của pháp luật trong đó có tranh chấp hành chính trong quản lý đất đai và về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực nhà nước đều thuộc thẩm quyền của Tịa án. Vì vậy, quy định của Hiến pháp là cơ sở hiến định cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại án, trong đó có án hành chính về đất đai, thể hiện xu thế tất yếu của nhà nước pháp quyền.

Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đó, Hiến pháp 2013 quy định các nguyên tắc cơ bản mang tính đặc thù trong tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân tại Điều 103 của Hiến pháp. Quan trọng nhất, Hiến pháp quy định nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm là một bảo đảm hiến định quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử.

1.3.2. Pháp luật tố tụng hành chính

Luật tố tụng hành chính 2015 quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.

Luật tố tụng hành chính đóng vai trị quan trọng trong đời sống pháp luật hành chính, là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các khiếu kiện hành chính về đất đai đang ngày càng gia tăng và phức tạp, đồng thời là cơ sở pháp lý để đương sự, người tham gia tố tụng thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động tố tụng.

Căn cứ vào nguyên tắc, các quy định của Luật tố tụng hành chính, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án khiếu kiện quyết định hành chính nhằm đảm bảo quá trình giải quyết vụ án là khách quan, các tài liệu chứng cứ của vụ án được cung cấp, thu thập đúng luật, có giá trị pháp lý, có giá trị chứng minh. Các cá nhân, đương sự tham gia trong tố tụng hành chính với các tư cách khác nhau sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định, nhằm chứng minh cho những yêu cầu khởi kiện của mình, hoặc bảo vệ cho những ý kiến của mình, góp phần cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh

chóng, đúng luật và triệt để. Như vậy, luật tố tụng hành chính là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng thực hiện việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các khiếu kiện quyết định án hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Bên cạnh đó, nhằm cụ thể hóa Luật tố tụng hành chính 2015, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tố tụng hành chính được ban hành như Nghị quyết 04/2015/QH13 ngày 25/11/2015 về thi hành Luật tố tụng hành chính; Nghị định 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính Phủ quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tịa án; Thơng tư liên tịch số 03/2016 ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính; Cơng văn số 18/UBTVQH14-TP ngày 31/8/2016 hướng dẫn thực hiện Điều

60 Luật tố tụng hành chính…

1.3.3. Pháp luật đất đai

Là tổng hợp các quy định về pháp luật đất đai, là cơ sở pháp lý, luật nội dung để Tòa án giải quyết các tranh chấp khiếu kiện quyết định hành chính trong quản lý đất đai. Đảm bảo áp dụng đúng các quy định pháp luật đất đai là một trong những yếu tố cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động giải quyết các vụ án khiếu kiện quyết định hành chínhđược triệt để.

Chính sách, pháp luật về đất đai với tầm ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội đã đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Hơn 10 năm qua, thông qua việc phân bổ, sử dụng đất đã tạo được nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển quỹ đất nông nghiệp sang phi nơng nghiệp. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Nhà nước thu hồi đất đã góp phần ổn định đời sống hàng trăm nghìn lượt hộ

nơng dân, thơng qua chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.

Hoạt động quản lý đất đai qua từng thời kì được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý mang tính chất chung và tính chất cá biệt. Tuy nhiên, các văn bản này được ban hành cũng dựa trên những quy định cơ bản của Luật đất đai. Rất nhiều vụ việc phát sinh, áp dụng pháp luật đất đai tại thời điểm đó, nhưng đến nay mới phát sinh tranh chấp. Mặt khác, trải qua những thời gian nhất định, pháp luật về đất đai đã có nhiều sự sửa đổi bổ sung. Do đó, khi áp dụng pháp luật đất đai trong giải quyết vụ án khiếu kiện quyết định hành chính, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét kĩ luật áp dụng để có thể đưa ra những quyết định giải quyết đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng

Để đưa pháp luật đất đai đi vào cuộc sống thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng luật nhằm hạn chế được những vướng mắc, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

Các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý cụ thể, chi tiết để các cơ quan có thẩm quyền thuận tiện trong việc áp dụng pháp luật và đảm bảo việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

1.4. Ý nghĩa của việc giải quyết khiếu kiện quyết định hành chínhtrong lĩnh vực quản lý đất đai tại Tịa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực đất ĐAI từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân HUYỆN EA KAR, TỈNH đăk lăk (Trang 32 - 35)