Chủ thể, quan hệ phối hợp trong ápdụng ántreo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 38 - 42)

1.4.1. Chủ thể quyết định áp dụng án treo (Tòa án, thẩm quyền của Tòa án trong xét xử tội phạm, cho người phạm tội được hưởng án treo)

Về bản chất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định là Tòa án nhằm trừng trị đồng thời giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho cộng đồng xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đây được xem là mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự nước ta. Mục đích này không chỉ được thể hiện ngay trong nội dung các loại hình phạt mà nó còn được thể hiện ngay trong chế định khác của Bộ luật hình sự - trong đó có chế định về án treo… Tất cả các quy định này cũng chỉ nhằm một mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.

Chế định án treo theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cơ bản vẫn kế thừa Bộ luật hình sự năm 1999, khi Tòa án xét thấy không cần thiết bắt người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù, thì có thể cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách. Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo chấp hành tốt, có nhiều tiến bộ thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người phạm tội được hưởng án treo có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc theo dõi, giám sát, giáo dục người phạm tội. Tòa án có thể quyết định áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo nếu trong điều luật có quy định hình phạt bổ sung đối với loại tội phạm đó.

Do đó, chỉ có Tòa án – thông qua Hội đồng xét xử trực tiếp tại phiên tòa mới có thẩm quyền xem xét các điều kiện theo quy định tại Điều 65 BLHS 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành quyết định người phạm tội có đủ điều kiện để hưởng án treo hay không? Thời gian thi hành bản án treo thế nào? Giao cho địa phương, cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát, quản lý…

1.4.2. Quan hệ phối hợp trong quyết định áp dụng chế định án treo

Quan hệ phối hợp trong quyết định áp dụng chế định án treo là quan hệ giữa TA, VKS và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan thi hành án, chính quyền cơ sở trong việc giám sát người chấp hành án treo tại địa phương.

Để chế định án treo được áp dụng tuân thủ thống nhất cần căn cứ BLTTHS, BLHS, Luật THAHS, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC: Hướng dẫn thi hành Điều 65 BLHS, Quy chế công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Viện trưởng VKSNDTC) để kiểm sát chặt chẽ từ nội dung bản án của Tòa án đã tuyên có hiệu lực pháp luật đến công tác tổ chức thi hành án treo gồm kiểm sát các nội dung sau: Kiểm sát việc ra quyết định thi hành án và gửi quyết định thi hành án; kiểm sát việc thi hành án treo; kiểm sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã, đơn vị quân đội trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; kiểm sát việc lao động, học tập của người được hưởng án treo; kiểm sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan có liên quan trong việc xét rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo (đảm bảo theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, kiểm sát thủ tục xét rút ngắn thời gian thử thách; kiểm sát việc bổ sung hồ sơ thi hành án treo của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội, được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; kiểm sát việc giải quyết trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc. Để kiểm sát việc áp dụng án

treo tại các địa phương, VKS phải có sổ theo dõi việc thi hành án treo và có các phương thức kiểm sát phù hợp đối với việc áp dụng án treo trong thực tiễn. VKS có thể trực tiếp kiểm sát việc áp dụng án treo tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tại địa phương nơi có người bị kết án đang chấp hành bản án để kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành án treo tại đây. Việc trực tiếp kiểm sát có thể tiến hành theo định kỳ thời gian, khi phát hiện có vi phạm pháp luật: Chính quyền địa phương không cử người giám sát, theo dõi, giáo dục người bị kết án, không có những hoạt động quản lý người bị kết án… thì VKS phải kháng nghị hoặc kiến nghị yêu cầu khắc phục, chấn chỉnh các vi phạm. Ngoài việc sử dụng quyền trực tiếp kiểm sát, VKS có thể định kỳ theo những mốc thời gian nhất định yêu cầu cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi có người thi hành án treo tự kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra cho VKS biết. Sau khi có báo cáo kết quả kiểm tra của địa phương, VKS đánh giá và xử lý các thông tin về người áp dụng án treo để phát hiện vi phạm pháp luật và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Qua đó cho thấy, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thi hành án treo còn nhiều bất cập. Thực tế này đang tạo ra những những bất cập, những kẽ hở trong công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án treo.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã tiến hành đánh giá, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về áp dụng án treo như: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của án treo; khái niệm, đặc điểm của áp dụng án treo; quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về điều kiện áp dụng án treo, về thời gian thử thách của án treo, về áp dụng hình phạt bổ sung khi cho hưởng án treo, về rút ngắn thời hạn thử thách án treo và một số quy định khác. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành so sánh chế định án treo với một số chế định tương tự trong luật hình sự.

Những kết quả nghiên cứu của chương 1 là tiền đề để tác giả có được một cái nhìn toàn diện nhất về hoạt động áp dụng án treo. Qua đó đánh giá tình hình có liên quan và thực tiễn áp dụng án treo tại tỉnh Bình Phước ở chương 2.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH ÁN TREO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)