Nhận xét, đánh giá về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế khi áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 61 - 68)

Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua đã làm giảm đi ý nghĩa và hiệu quả thực sự của chế định án treo, làm cho chế định này chưa phát huy hết tác dụng của nó là nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội ngoài cộng đồng nhưng vẫn bảo đảm tính nghiêm minh, sự răn đe của pháp luật đối với họ, cụ thể:

Thứ nhất, công cuộc cải cách tư pháp của nước ta yêu cầu đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nhưng trên thực tế tại tỉnh Bình Phước một số cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế do đó nhiều vụ án quá trình tiến hành điều tra, xác minh, thu thập chứng

cứ, thu thập các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS và quá trình tiến hành điều tra, xác minh nhân thân của người bị kết án còn qua loa, đại khái mang tính chất phiến diện, không đầy đủ và thiếu khách quan… Chính vì vậy vấn đề này trong thực tế ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định áp dụng án treo của Hội đồng xét xử.

Điển hình như vụ án sau đây:

Ngày 18/01/2019, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Đức Hiệu, Nguyễn Phạm Tấn Phát, Trần Thanh Tiến, Lã Quang Hiển, Nguyễn Xuân Hiệp và Nguyễn Hữu Dương cùng một số người khác không xác định được nhân thân lai lịch lần lượt đến khu đất trống thuộc tổ 04, khu phố An Bình, phường An Lộc, thị xã Bình Long để tham gia đánh bạc, Nguyễn Hữu Dương đứng ra làm cái đánh bạc dưới hình thức “Xóc đĩa” thắng, thua bằng tiền. Tổng số tiền các bị cáo sử dụng để đánh bạc là 11.270.000đ (Mười một triệu hai trăm bảy mươi nghìn đồng).

Trong vụ án trên, HĐXX cấp sơ thẩm đã nhận định: Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến an ninh, trật tự công cộng, ngoài ra còn gây mất trật tự nếp sống văn minh tại địa phương. Các bị cáo đều là người trưởng thành, có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Các bị cáo hoàn toàn nhận thức được việc tham gia đánh bạc thắng thua bằng tiền bằng hình thức xóc đĩa là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vì bản tính lười lao động mà lại muốn có tiền tiêu xài nhanh chóng nên các bị cáo vẫn cố tình thực hiện. Do đó cần có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo mới có đủ tác dụng giáo dục, cải tạo các bị cáo, răn đe và phòng ngừa chung. HĐXX sơ thẩm quyết định cách ly các bị cáo khỏi xã hội để đảm bảo tính răn đe. Sau đó các bị cáo đều kháng cáo xin hưởng án treo.

HĐXX phúc thẩm đã xét kháng cáo xin hưởng án treo của các bị cáo Trần Thanh Tiến, Nguyễn Hữu Dương. Kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và

hưởng án treo của bị cáo Lã Quang Hiển. Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng: Các bị cáo Tiến, Dương, Hiển đều có nhân thân xấu. Bị cáo Tiến đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi “Đánh bạc” ngày 18/3/2013. Bị cáo Hiển đã từng bị Tòa án nhân dân huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước xử phạt 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24 tháng về tội “Trộm cắp tài sản” tại Bản án số 48/2002/HSST ngày 13/9/2002. Bị xử phạt hành chính về hành vi vận chuyển hàng cấm ngày 01/01/2004. Bị cáo Dương đã từng bị Tòa án xét xử 03 lần về các hành vi “Trộm cắp tài sản” và “Cướp giật tài sản”. Nhưng các bị cáo không lấy đó làm bài học cho bản thân mà lại tiếp tục phạm tội. Như vậy, đã thể hiện các bị cáo là người khó giáo dục, coi thường pháp luật. Vì vậy, phải có mức án nghiêm khắc, tương xứng với hành vi mà các bị cáo đã thực hiện. Khi quyết định hình phạt Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét về nhân thân của các bị cáo, tính chất hành vi và hậu quả của tội phạm và đã áp dụng đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo và xử phạt các bị cáo Nguyễn Hữu Dương 09 tháng tù, bị cáo Lã Quang Hiển 08 tháng tù, cáo Trần Thanh Tiến (Tý) 07 tháng tù là phù hợp với tính chất của hành vi, phù hợp với nhân thân của các bị cáo. Tại phiên tòa hôm nay các bị cáo vẫn giữ nguyên kháng cáo nhưng không đưa ra thêm được tình tiết giảm nhẹ nào mới.

HĐXX phúc thẩm cũng xét kháng cáo xin hưởng án treo của các bị cáo Nguyễn Đức Hiệu; Nguyễn Văn Hiếu; Nguyễn Xuân Hiệp và kháng cáo cáo xin hưởng án treo hoặc phạt tiền của bị cáo Nguyễn Phạm Tấn Phát, Hội đồng xét xử nhận định: Khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo đều là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Các bị cáo biết rõ hành vi tham gia đánh bạc thắng thua bằng tiền là hành vi vi phạm pháp luật nhưng các bị cáo vẫn cố tính thực hiện. Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xem xét về nhân thân các bị cáo, về tính chất mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo để xử phạt bị cáo Hiệu 06 tháng tù, Hiếu

08 tháng tù, Hiệp 06 tháng tù, Phát 06 tháng tù là phù hợp với tính chất mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo, phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần đánh giá cụ thể từng hành vi đã thực hiện của từng bị cáo để xem xét, đánh giá một cách khách quan đối với vụ án. Các bị cáo tham gia đánh bạc với số tiền không lớn (Bị cáo Hiệu 1.200.000đ, bị cáo Hiếu 300.000đ, bị cáo Phát 2.500.000đ, bị cáo Hiệp 300.000đ), các bị cáo đều phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo ăn ăn hối cải, các bị cáo đều là người có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự. Xét thấy việc cho các bị cáo được hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, xã hội. Các bị cáo có đủ điều kiện được hưởng án treo theo quy định tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo. Vì vậy, kháng cáo của các bị cáo là có căn cứ chấp nhận. Do đó HĐXX quyết định: Giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 18/2019/HSST ngày 22/5/2019 của Tòa án nhân dân thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước về phần hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn Hữu Dương (Dương Dê), Lã Quang Hiển, Trần Thanh Tiến (Tý). Sửa 1 phần bản án sơ thẩm…: Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiếu (Hiếu Pháp Sư) 08 (Tám) tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 16 (Mười sáu) tháng tính từ ngày tuyên án (16/9/2019). Xử phạt bị cáo Nguyễn Phạm Tấn Phát (Tèo) 06 (Sáu) tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 (Mười hai) tháng tính từ ngày tuyên án (16/9/2019). Xử phạt bị cáo Nguyễn Đức Hiệu (Toản) 06 (Sáu) tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 (Mười hai) tháng tính từ ngày tuyên án (16/9/2019). Xử phạt bị cáo Nguyễn Xuân Hiệp 06 (Sáu) tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 12 (Mười hai) tháng tính từ ngày tuyên án (16/9/2019). (Bản

Trong vụ án trên, các bị cáo đều phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo ăn ăn hối cải, các bị cáo đều là người có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm đã chưa xem xét hết yếu tố nhân thân của các bị cáo nên không cho các bị cáo hưởng án treo là chưa hợp lý, gây bất lợi cho bị cáo. Mặc dù vậy, đối với vụ án này, sau khi có kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm đã xem xét và đánh giá nhân thân, điều kiện phạm tội, tính chất hành vi phạm tội và các điều kiện khác sau đó sửa một phần bản án sơ thẩm áp dụng án treo đối với các bị cáo Hiếu, Phát, Hiệu, Hiệp là hoàn toàn hợp lý.

Thứ hai, quá trình xét xử VAHS Hội đồng xét xử chưa phân tích, đánh giá một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, hồ sơ vụ án chưa được nghiên cứu kỹ, các quy định của pháp luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có liên quan còn chưa được đầu tư nghiên cứu.

Thứ ba, sự phối kết hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền được giao theo dõi, quản lý, giám sát giáo dục người bị kết án tại cộng đồng còn chưa chặt chẽ, nhiều sơ hở. Thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung chưa có sự phân công, phân định rõ ràng gắn với trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong công tác quản lý, giáo dục người được hưởng án treo tại cộng đồng. Chính vì vậy, việc đánh giá về quá trình cải tạo của người phạm tội được hưởng án treo tại cộng đồng còn qua loa, đại khái chưa đáp ứng được yêu cầu của việc áp dụng chế định này.

Thứ tư, thời gian qua liên ngành tư pháp Bình Phước trong đó có Tòa án tỉnh Bình Phước tuy đã được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều hơn và ngày càng nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với trách nhiệm, thời gian đầu tư cho công việc do đó đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ TA còn rất khó khăn nên dễ dẫn đến tiêu cực

trong việc áp dụng chế định án treo nói riêng và quá trình thực hiện nhiệm vụ nói chung.

Thứ năm, sự bất cập trong hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành, cụ thể hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước ta hiện hành quy định chưa chặt chẽ và đầy đủ về trách nhiệm cá nhân, sự ràng buộc về chế định pháp lý khi người bị kết án mà vi phạm điều kiện của thời gian thử thách của án treo trong quá trình quản lý và giáo dục người bị kết án mà chỉ quy định việc vi phạm điều kiện của thử thách khi mà họ phạm tội mới. Có thể nói quy định của pháp luật như trên làm công tác quản lý đối với những người phạm tội được hưởng án treo chấp hành án tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí một số địa phương còn buông lỏng không quan tâm theo dõi đôn đốc, phó mặc cho các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn tác giả đã đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến hết năm 2020. Tại chương 2, trên cơ sở các số liệu cụ thể, những vụ án thực tiễn tác giả đã đánh giá tình hình có liên quan đến việc áp dụng án treo, tình hình áp dụng án treo; đồng thời đánh giá, phân tích những kết quả đạt được trong hoạt động áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước đồng thời cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động áp dụng án treo giai đoạn 2016 - 2020. Từ những phân tích tồn tại, hạn chế đó tác giả đã phân tích những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên làm ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian qua. Những đánh giá về thực trạng áp dụng án treo tại Bình Phước thời gian qua sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp cho thực trạng này tại Chương 3 của luận văn.

Chương 3

GIẢI PHÁP ÁP DỤNG ĐÚNG ÁN TREO TRONG THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)