Thực trạng ápdụng ántreo trên địa bàntỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 45 - 61)

đoạn 2016 – 2020

2.2.1. Thực trạng áp dụng đúng án treo của các Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 – 2020

Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật, chỉ thị của ngành. Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Bình Phước đã áp dụng những quy định của pháp luật về án treo một cách thống nhất, áp dụng đúng các quy định của pháp luật về các điều kiện áp dụng án treo, những quy định của pháp luật hình sự liên quan đến án treo để các bị cáo bị đưa ra xét xử được hưởng án treo một cách chính xác, đúng quy định với một tỷ lệ tương đối ổn định qua các năm. Để có được kết quả đó, các Thẩm phán được phân công làm xét xử các vụ án hình sự đã không ngừng học hỏi nâng cao trình độ vànêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, từ giai đoạn chuẩn bị xét xử tiến hành nghiên cứu hồ sơ một cách nghiêm túc, toàn diện, đánh giá tính chất vụ án hình sự một cách khách quan, xem xét hành vi khách quan, nhân thân người phạm tội, xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo dưới nhiều góc độ từ đó tránh được những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự trong việc quyết định hình phạt, quyết định cho bị cáo được hưởng án treo một cách chính xác.

Trong thời gian vừa qua, công tác xét xử các VAHS đã được Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Bình Phước đã làm tốt, về cơ bản là áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự đối với các loại tội phạm, khung hình phạt và các hình phạt được Tòa án tuyên tương xứng với hành vi phạm tội. Chất lượng xét xử các VAHS của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh ngày càng được nâng cao, đảm bảo các tiêu chí, quy định xét xử; phần lớn các

vụ án được đưa ra xét xử kịp thời, đúng hạn luật định; các bản án, quyết định của Tòa án được về cơ bản được những người tham gia tố tụng và các cơ quan hữu quan đồng tình, ủng hộ; tỷ lệ các bản án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán hàng năm đều giảm… Qua nghiên cứu tình hình thực tế về công tác xét xử các VAHS của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, hiệu quả của việc áp dụng chế định án treo đúng được thể hiện ở các phương diện sau:

Mức hình phạt tù là căn cứ đầu tiên để Tòa án hai cấp trên địa bàn tỉnh Bình Phước xem xét cho người bị kết án tù có được hưởng án treo hay không. Pháp luật hình sự nước ta quy định: Người bị áp dụng hình phạt tù không quá 03 năm, không phân biệt phạm tội gì thì có thể được Tòa án xem xét cho hưởng án treo; trường hợp người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt mức hình phạt của họ không quá 03 năm tù thì cũng có thể được hưởng án treo. Hội đồng xét xử các vụ án hình sự khi nhân danh nhà nước tuyên mức hình phạt tù đối với người phạm tội thì đều phải dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, trên cơ sở tuân thủ những căn cứ để quyết định hình phạt, đồng thời phải tuân theo những nguyên tắc cụ thể của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam để áp dụng hình phạt cho từng trường hợp cụ thể, tránh những trường hợp vì có ý định từ trước là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo nên Hội đồng xét xử đã tuyên mức án thấp hơn thời hạn 03 năm tù giam để cho người phạm tội được hưởng án treo, hoặc đáng lẽ bị cáo được hưởng án treo nhưng Hội đồng xét xử có ý định từ trước là không cho hưởng án treo nên Hội đồng xét xử quyết định tuyên mức án cao hơn 03 năm từ và không cho bị cáo được hưởng án treo. Qua số liệu báo cáo của Tòa án tỉnh Bình Phước cho thấy 100 % số bị cáo được cho hưởng án treo đều có mức hình phạt dưới 03 năm tù, tức là mức hình phạt tù cho hưởng án treo đối với bị cáo đều có mức hình phạt dưới 03 năm tù.

Để xem xét cho hưởng án treo, thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho thấy phần lớn các vụ án khi quyết định cho hưởng án treo Hội đồng xét xử đã áp dụng đúng quy định về điều kiện được hưởng án treo như điều kiện về nhân thân người phạm tội như như hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Đại đa số người phạm tội được xét cho hưởng án treo đều là những người chưa có tiền án, tiền sự, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, có nhân thân tương đối tốt.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS thì người phạm tội để được hưởng án treo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS. Nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS được giải thích là phải từ 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên và không có tình tiết tăng nặng TNHS, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ TNHS vừa có tình tiết tăng nặng TNHS, thì tình tiết giảm nhẹ TNHS phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng TNHS từ 02 tình tiết trở lên trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS. Các trường hợp được Tòa án hai cấp của Bình Phước cho hưởng án treo đa số đều đáp ứng được các tiêu chí trên, tức là có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS.

Tóm lại, có thể nói rằng việc áp dụng án treo trong thực tiễn đã được Tòa án hai cấp của tỉnh Bình Phước thực hiện tương tối tốt mang lại hiệu quả cao đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đạt được mục đích của hình phạt là vừa trừng trị, vừa giáo dục cải tạo người phạm tội.

Điển hình như vụ án: Nguyễn Thị Thu sinh năm 1944 tại Bình Phước phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Do mâu thuẫn cá nhân nên vào khoảng 08 giờ 30 phút, ngày 22/3/2019 tại chợ xã Long Bình thuộc thôn 1, xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, bị cáo Nguyễn Thị Thu và người bị hại Mai Thị Xuân đã xảy ra xô xát đánh nhau. Bị cáo đã sử dụng 01 con dao

nhọn dài 32cm đâm vào tay trái và tay phải của bà Mai Thị Xuân gây tổn thương cơ thể 07% sức khỏe. Bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội đã 75 tuổi, là người già; tại phiên tòa mặc dù bị cáo có trình bày những lời khai mâu thuẫn với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra nhưng sau đó thừa nhận nội dung diễn biến sự việc như lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra là đúng, sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình; đã bồi thường khắc phục một phần hậu quả cho bị hại số tiền 5.000.000 đồng; bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; bị cáo là người già yếu, sức khỏe kém, hiện đang phải điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh tắc ống mật; bị cáo từng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, o, s khoản 1 Điều 51 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Hội đồng xét xử đã quyết định: Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Thu 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 18 tháng kể từ ngày tuyên án.Giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân xã Long Bình, huyện Phú Riềng nơi bị cáo cư trú để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách.Có thể nói bản án được Hội đồng xét xử tuyên đã áp dụng đúng quy định của pháp luật về án treo như: quy định về mức hình phạt tù là 9 tháng; về nhân thân người phạm tội: có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, từng tham gia kháng chiến chống Mỹ… Ngoài ra, bị cáo đã khắc phục hậu quả là bồi thường 5.000.000 đồng cho bị hại. Chính vì vậy không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù cách ly bị cáo ra khỏi xã hội, mà chỉ cần tuyên hình phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự và ấn định thời gian thử thách đối với bị cáo, giao bị cáo về chính quyền địa phương nơi cư trú quản lý, tạo điều kiện cho bị cáo tự giáo dục bản thân trở thành công dân tốt cho xã hội là phù hợp.

2.2.2. Thực trạng áp dụng chưa đúng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 – 2020

Trong thời gian qua, việc áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Bình Phước bên cạnh những quyết định chính xác vẫn còn một số trường hợp còn tồn tại, hạn chế nhất định, như việc đánh giá về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, dẫn đến Hội đồng xét xử quyết định hình phạt đối với người phạm tội được hưởng án treo chưa được chính xác. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước việc áp dụng án treo chưa chính xác chủ yếu do sự đánh giá khách quan của HĐXX còn hạn chế như: đánh giá nhân thân người phạm tội chưa chính xác, đánh giá tình tiết giảm nhẹ chưa chính xác… Nhiều vụ án HĐXX sơ thẩm quyết định hình phạt tù đối với các bị cáo nhưng sau đó HĐXX cấp phúc thẩm lại cho bị cáo được hưởng án treo. Số vụ án mà bị cáo được HĐXX phúc thẩm cho hưởng án treo ngày càng có xu hướng gia tăng. Thể hiện qua số liệu sau:

Tỷ lệ các vụ án áp dụng án treo chưa đúng thể hiện số bị cáo bị chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù trong giải quyết các vụ án hình sự phúc thẩm tại Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước từ năm 2016 đến hết năm 2020. Từ bảng số liệu 2.5 có thể thấy số lượng bị cáo bị TA cấp phúc thẩm sửa án chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù trong giải quyết các vụ án hình sự phúc thẩm tại tỉnh Bình Phước chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Cụ thể: Năm 2016 có 258 bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm xét xử cho hưởng án treo, trong đó có 04 bị cáo bị Toà án phúc thẩm xét xử chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 1,4%; Năm 2017 có 170 bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm xét xử cho hưởng án treo, trong đó có 03 bị cáo bị Toà án phúc thẩm xét xử chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 1,7%; Năm 2018 có 172 bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm xét xử cho hưởng án treo, trong đó có 02 bị cáo bị Toà án phúc thẩm xét xử chuyển từ cho hưởng

án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 1,2%; Năm 2019 có 355 bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm xét xử cho hưởng án treo, trong đó có 05 bị cáo bị Toà án phúc thẩm xét xử chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 1,4%; Năm 2020 có 448 bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm xét xử cho hưởng án treo, trong đó có 06 bị cáo bị Toà án phúc thẩm xét xử chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 1,4%;

Bên cạnh những kết quả đạt được, Toà án hai cấp ở tỉnh Bình Phước thời gian qua vẫn còn có các trường hợp áp dụng chế định án treo không có căn cứ và không đúng pháp luật, mặc dù các Toà án cấp trên đã có sự nhắc nhở nhiều lần tại các báo cáo kết quả giám đốc kiểm tra án hàng quý, hàng tháng và các báo cáo tổng kết công tác xét xử của năm… nhưng tình trạng áp dụng sai chế định án treo vẫn còn tồn tại, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến nền pháp chế XHCN, giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giảm tác dụng của biện pháp án treo. Cụ thể như sau:

Về điều kiện nhân thân người phạm tội

Bên cạnh những vụ án mà các bị cáo được hưởng án treo có nhân thân tốt vẫn có những trường hợp bị cáo có nhân thân xấu, có tiền sự nhưng Hội đồng xét xử vẫn cho hưởng án treo. Điển hình như: Vụ án Đinh Thị Lan Thảo hộ khẩu thường trú khu phố Ninh Thạnh, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước phạm tội “Môi giới mại dâm” cho Đỗ Thị Ngọc Phúc, sinh năm: 1983, HKTT: Khu phố Ninh Phước, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là người thường xuyên đến quán của Thảo làm quen và nhờ Thảo giới thiệu khách mua dâm cho Phúc, được Thảo đồng ý nên mỗi khi khách đến quán Thảo uống nước có nhu cầu mua dâm thì Thảo trực tiếp điện thoại cho Phúc đến quán để đi bán dâm cho khách, mỗi lần đi bán dâm, Phúc cho Thảo 50.000 đồng tiền môi giới. Khoảng 20 giờ ngày 21/01/2015, Trần Quốc Phong, sinh năm 1994, HKTT: Ấp Bồn Xăng, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cùng Nguyễn Văn Đạt, sinh năm: 1993, HKTT:

Ấp Việt Quang, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước và Nguyễn Văn Sơn, sinh năm: 1995, HKTT: Ấp Chàng Hai, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến quán của Thảo uống nước và tìm gái bán dâm. Tại đây, Sơn đã thỏa thuận với Thảo về việc mua dâm nên Thảo đã điện thoại cho Phúc đến quán để đi bán dâm. Khi Phúc đến thì Thảo chỉ Phúc đi đến chỗ của Sơn, Phong và Đạt ngồi. Lúc này, Phúc thỏa thuận mỗi lần bán dâm là 400.000 đồng được Sơn, Phong và Đạt đồng ý và bảo Phúc gọi thêm 02 người nữa. Sau đó, Phúc đến nói với Thảo thì Thảo nói với Phúc: “Em xem có bạn thì rủ đi” nên Phúc gọi điện cho Trần Xuân Dương, sinh năm: 1987, HKTT: Ấp Hưng Lợi, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đến quán để cùng đi bán dâm, rồi Phúc đưa cho Thảo 100.000 đồng tiền môi giới của Phúc và Dương.

Nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy quá trình điều tra còn chứng minh được Thảo đã từng môi giới mại dâm thành công cho Phúc nhiều lần. Bị cáo Đinh Thị Lan Thảo có một tiền sự về hành vi gây thương tích bị xử lý hành chính tháng 6/2014, nhưng Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh lại đánh giá, nhận xét đến thời điểm xét xử bị cáo được xóa tiền sự để cho Thảo được hưởng án treo là chưa nghiêm, chưa thể hiện được tính răn đe của pháp luật tương xứng với bị cáo.

Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Đây là một trong những điều kiện để Hội đồng xét xử xem xét cho người bị phạt tù hưởng án treo. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được xem là điều kiện cần thiết để cho người phạm tội được hưởng án treo phải thuộc các nhóm: các tình tiết giảm nhẹ TNHS phải được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành, các tình tiết giảm nhẹ TNHS phải được ghi nhận trong các văn bản hướng dẫn xét xử của ngành Tòa án và các tình tiết giảm nhẹ TNHS được Tòa án xác định chính xác, cụ thể trong từng trường hợp cụ thể đối với người phạm tội. Nhưng đến nay trong quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ

TNHS này vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng, cũng chưa được chính xác và thống nhất tại hệ thống các Tòa án.

Quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong BLHS thường được Hội đồng xét xử sử dụng nhiều nhất trong các vụ án khi xem xét cho người phạm tội được hưởng án treo là "Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng", "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải", "phạm tội nhưng chưa gây ra thiệt hại hoặc gây ra thiệt hại nhưng không lớn" và "người phạm tội tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra". Tuy Điều 51 BLHS quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS rất cụ thể, chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 45 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)