CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO

Một phần của tài liệu Luan an nghien cuu sinh (Trang 29)

VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO

VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO

2.1.1. Khái quát về hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo

2.1.1.1. Khái nim cnh tranh trong lĩnh vc qung cáo

Với tư cách là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường, Từ điển Kinh doanh của Anh năm 1992 đã định nghĩa “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”[42, tr 19]. Hoạt động cạnh tranh được cuốn Black’Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”[87, tr 278]. Từ điển Tiếng Việt “Bách khoa tri thức phổ thông”[74] cũng giải thích, cạnh tranh là sự ganh đua giữa những nhà sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

Nếu nhìn khái quát trên quy mô toàn xã hội, thì cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực, tài nguyên một cách tối ưu, vì vậy, nó là động lực phát triển bên trong của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, cạnh tranh có bản chất kinh tế - xã hội của nó. Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện mục đích tạo lập cho mình một ưu thế chi phối thị trường và vì lợi nhuận. Bản chất xã hội của cạnh tranh là thể hiện ở đạo đức kinh doanh và uy tín của mỗi chủ thể cạnh tranh trong mối quan hệ đối với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh của doanh

Một phần của tài liệu Luan an nghien cuu sinh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w