Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luan an nghien cuu sinh (Trang 115 - 117)

Một là, chúng ta đã trải qua hơn 30 năm đổi mới xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tư duy và nhận thức của các nhà lập pháp cũng như cộng đồng xã hội nói chung vẫn chưa triệt để coi trong những quy luật rường cột của kinh tế thị trường, trong đó có quy luật cạnh tranh. Hơn nữa, Luật Cạnh tranh năm 2004 được soạn thảo cũng với quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, vì vậy cũng khó đòi hỏi hệ thống các quy định pháp luật hoàn thiện và bắt nhịp ngay với thực tiễn thị trường Việt Nam đang có sự chuyển biến và thay đổi mạnh mẽ với những quan hệ kinh tế mới ở điều kiện kinh tế thị trường.

Về nguyên tắc, nhiệm vụ của hệ thống pháp luật về cạnh tranh là phải đặt toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử và phát huy tối đa quan hệ thị trường để có sự chọn lọc tự nhiên, đào thải các doanh nghiệp yếu kém. Nhưng đáng tiếc là hệ thống luật pháp của chúng ta và quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian vừa qua chưa làm được điều quan trọng này. Doanh nghiệp chính là

gốc rễ của cạnh tranh. Hệ thống pháp luật cạnh tranh đúng đắn phải phát huy được sự sáng tạo của doanh nhân, tạo điều kiện thích hợp để doanh nhân tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của họ trên thương trường, nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh và đưa ra những quyết định tinh tế trong phân tán sự rủi ro.

Hai là, một nguyên nhân khách quan khác có thể chỉ ra là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh được điều chỉnh bởi hai cơ chế điều chỉnh pháp luật khác nhau. Nếu pháp luật chống hạn chế cạnh tranh thuộc lĩnh vực luật công, thì pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực luật tư. Tuy nhiên, quá trình xây dựng Luật Cạnh tranh của Việt Nam, các nhà làm luật đã ghép hai lĩnh vực pháp luật này vào chung một đạo luật, nên không tạo ra được cơ chế điều chỉnh pháp luật hiệu quả đối với loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mặc dù ở thị trường Việt Nam, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là phổ biến, trong đó có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo. (Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương, sau 10 năm thực thi Luật Cạnh tranh, các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh diễn ra dưới nhiều hình thức, với nhiều dạng hành vi vi phạm khác nhau. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, lên tới 62% tổng số các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cáo giác và khiếu nại).

Ba là, cạnh tranh vốn là một thuộc tính cơ bản của hoạt động kinh doanh, mà thuộc tính cơ bản của cạnh tranh là tăng khả năng cạnh tranh của mình, kìm hãm khả năng cạnh tranh của đối thủ dẫn đến ranh giới giữa tự bảo vệ lợi ích của mình và vượt quá giới hạn tự vệ, xâm phạm lợi ích của chủ thể khác cũng chính là ranh giới giữa hai mức độ lành mạnh hay không lành mạnh trong cạnh tranh quá mỏng manh, không rõ ràng. Với mặt bằng hiểu biết pháp luật về cạnh tranh chung hiện nay việc phân định ranh giới này thật khó đi đến sự thống nhất của các bên có chung “đường biên giới”. Vì vậy,

ngoài việc tháo gỡ các bất cập nêu trên, các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp hữu ích và đa dạng để tuyên truyền pháp luật cạnh tranh rộng rãi đến các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp và các chủ thể đang kinh doanh. Tăng cường xử lý, cảnh báo các trường hợp vi phạm để ngày càng nâng cao ý thức và kiến thức pháp luật về cạnh tranh cho các chủ thể đang và sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh trong xã hội.

Một phần của tài liệu Luan an nghien cuu sinh (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w