Nội dung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân qua thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 35)

Thu hồi đất nông nghiệp có liên quan đến nhiều chế định pháp luật, quy định về cơ sở pháp lý để thu hồi đất, các nội dung đảm bảo thẩm quyền của Nhà nước và quyền lợi của người có đất bị thu hồi. Các nội dung cơ bản của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp bao gồm:

(i) Quy định về quy định sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp – cơ sở pháp luật thu hồi đất nông nghiệp;

Thứ nhất, quy hoạch đất đai là việc tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo cơ sở khoa học và mục tiêu kinh tế xã hội để việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất.

Thứ hai, quy hoạch sử dụng đất có thể hiểu là việc xác định mục đích sử dụng của các loại đất trên những tính toán khoa học và dựa trên nhu cầu thực tế kinh tế xã hội.

Thứ ba, theo quan điểm của các nhà lập pháp lần đầu tiên được đưa ra tại Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 với giải thích:

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

(ii) Quy định về nội dung, trình tự, thủ tục sử dụng đất nông nghiệp;

Về quy phạm nội dung, các trường hợp thu hồi đất phải được xem xét, xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hay phát triển kinh tế để Nhà nước có cách ứng xử phù hợp.

Về quy phạm hình thức, tức là những quy định về trình tự, thủ tục khi thu hồi đất nông nghiệp, cách thức thực hiện thẩm quyền của từng cơ quan Nhà nước, cá nhân được trao quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất phải tuân theo để đảm bảo cho các quy phạm nội dung được thực hiện hiệu quả đáp ứng các yêu cầu thực tế.

(ii) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; Hiến pháp nước ta hiện nay đã khẳng định quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ và việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp phải đảm bảo đáp ứng quyền lợi của người bị thu hồi đất nông nghiệp, quyền lợi của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu trong việc thực hiện quyền điều tiết phần giá trị gia tăng từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại và đảm bảo cho khả năng sinh lợi của nhà đầu tư khi bỏ vốn thực hiện dự án.

(iv) Quy định về khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp;

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khi bị xâm phạm, hoạt động áp dụng pháp luật về khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất cần hướng đến: (i) Việc kiểm soát hoạt động của bộ máy hành chính nhằm hạn chế sự tha hóa quyền lực, (ii) Phát hiện những bất cập, hạn chế, xung đột trong hệ thống pháp luật, (ii) Tuyên truyền ý thức pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Kết luận Chương 1

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, luận văn đã luận giải để làm sáng tỏ khái niệm về HGĐ, CN là đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp và những tác động tiêu cực đối với họ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vì mục đích Công.

Luận văn cũng nêu rõ rằng Nhà nước chỉ bồi thường cho HGĐ, CN khi đất nông nghiệp bị thu hồi trong những trường hợp và theo những căn cứ pháp lý do Luật đất đai quy định.

Luận văn cũng đưa ra khái niệm về đất nông nghiệp, khái niệm pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp; đặc điểm và nội dung của Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN. Do tính đa dạng về nội dung của Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nên luận văn đã lựa chọn 5 nội dung của Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của HGĐ, CN. Đó là nguyên tắc bồi thường; phạm vi bồi thường; trình tự, thủ tục bồi thường; cách tính thiệt hại để được bồi thường và giải quyết khiếu nại về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân qua thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)