Một số giải pháp nâng cao khả năng áp dụng pháp luật về tặng cho quyền sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 110)

7. Kết cấu cấu đề tài nghiên cứu

3.3. Một số giải pháp nâng cao khả năng áp dụng pháp luật về tặng cho quyền sử

dụng đất tại Tỉnh Quảng Ninh

Để việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt hiệu quả tốt nhất về tặng cho quyền sử dụng đất thì ngoài các giải pháp quan trọng nêu ở phần trên, theo tác giả cũng cần chú trọng đến các giải pháp khác đó là:

Một là, phát triển án lệ. Thực hiện tiến trình cải cách tƣ pháp của Nhà nƣớc Việt Nam, Đảng đã khẳng định sự cần thiết phải sớm nghiên cứu để sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2.6.2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020” đã xác định: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm...”. Tại quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31.10.2012, đề án “Phát triển án lệ của TANDTC” chính thức đƣợc phê duyệt. Lần đầu tiên trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử. Ngày 6.4.2016 vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao

đã ban hành Quyết định số 220/QĐ-TANDTC cùng với việc công bố 6 án lệ đầu tiên của Việt Nam trong đó có án lệ đối với trƣờng hợp tặng cho quyền sử dụng đất của cha mẹ và con đƣợc nêu ở phần trên. Đây có thể xem nhƣ một dấu mốc khá quan trọng của tiến trình cải cách tƣ pháp nƣớc nhà. Bộ luật dân sự 2015 lần đầu tiên cũng quy định việc áp dụng án lệ tại khoản 2 Điều 6: “Trƣờng hợp không thể áp dụng tƣơng tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”. Việc tách riêng áp dụng tƣơng tự pháp luật khẳng định vị trí, vai trò của án lệ - một trong những nguồn luật mới đƣợc thừa nhận trong thời gian gần đây. Ở nhiều quốc gia có áp dụng án lệ (kể cả những quốc gia theo truyền thống thông luật (Common Law) và những quốc gia theo truyền thống Luật dân sự (Civil Law) thì đều có chung nhận thức án lệ là những phán quyết của Tòa án về một vụ việc cụ thể, có giá trị tạo lập những quy tắc hoặc căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các vụ việc tƣơng tự trong tƣơng lai. Khi một bản án đƣợc xác định là án lệ thì không phải toàn bộ nội dung của bản án đó bắt buộc phải tuân theo trong xét xử mà chỉ những nội dung chứa đựng những lập luận để giải thích về những vấn đề, sự kiện pháp lý, chỉ ra những quy tắc hoặc quy phạm pháp luật cần áp dụng hoặc là lý do để Tòa án đƣa ra phán quyết mới có giá trị áp dụng để giải quyết những vụ án tƣơng tự trong tƣơng lai nhằm đảm bảo nguyên tắc các vụ án giống nhau phải đƣợc xét xử và phán quyết nhƣ nhau.

Áp dụng án lệ chính là phƣơng thức hiệu quả để khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, đảm bảo việc áp dụng thống nhất trong xét xử, tạo tính ổn định, minh bạch và tiên liệu đƣợc trong các phán quyết của Tòa án, qua đó có tác dụng hƣớng dẫn các hành vi ứng xử không chỉ đối với các bên trong vụ án, mà còn đối với cộng đồng xã hội. Đặc biệt, cần bổ sung kịp thời các án lệ để làm nguồn áp dụng pháp luật đối với trƣờng hợp tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và con vì đây là trƣờng hợp diễn ra phổ biến, phong phú, đa dạng trong khi các quy định của pháp luật hiện nay chƣa có quy định.

Hai là, cần xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp giỏi (cán bộ vừa có hồng vừa có

chuyên); cần có cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt phục vụ công tác quản lý, xét xử; cần tăng cƣờng và đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Nâng cao sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của mọi công dân một cách toàn diện.

Cần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật nói chung và trong công tác giải quyết tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất nói riêng. Bên cạnh đó, tăng cƣờng đào tạo, mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ, hiểu biết, cập nhật kịp thời hệ thống pháp luật, thông tin liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất cho cán bộ địa chính, đảm bảo sự ổn định.

Tăng cƣờng thanh tra giám sát việc tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm phạm luật. Cần thiết lập và công bố đƣờng dây nóng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của ngƣời dân.

Ba là, cải cách thủ tục hành chính.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, thƣờng xuyên rà soát các thủ tục hành chính lạc hậu, không còn phù hợp để kịp thời loại bỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân khi đến làm việc với cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ và ý thức phục vụ nhân dân cho cán bộ, công chức, hạn chế, ngăn chặn tình trạng tham ô, tham nhũng, gây phiền hà cho nhân dân. Bên cạnh đó, cần thực hiện việc cải cách theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng. Có thể nhận thấy cơ chế "một cửa" là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phƣơng thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng.

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013 và các Văn bản hƣớng dẫn thi hành, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Thông báo số 347/TB-VPCP ngày 27/8/2014 về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai trong đó có quy định về tặng cho quyền sử dụng đất, thời gian qua, cần công khai bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Bộ thủ tục này cần phải đƣợc rà soát, cải

cách, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các phƣơng án đơn giản hóa theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp, giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của xã hội.

Cần phải rà soát, bãi bỏ một số thủ tục hoặc công việc không cần thiết trong giao đất, cho thuê đất và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận (GCN), tặng cho quyền sử dụng đất theo hƣớng bãi bỏ một số công việc thuộc thẩm quyền của cấp xã trƣớc đây nhƣ xác nhận tình trạng tranh chấp đối với trƣờng hợp đăng ký, cấp GCN mà ngƣời sử dụng có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (đây là nội dung gây nhiều ách tắc nhất trong quá trình cấp GCN trƣớc đây); lập phƣơng án giao đất ở, lập Hội đồng Tƣ vấn giao đất của xã trong trƣờng hợp giao đất cho hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn.

Thời gian thực hiện quy trình cấp giấy các loại cần giảm so với quy định trƣớc đây, đặc biệt, thủ tục Đăng ký, cấp GCN giảm thời gian thực hiện từ 5 - 25 ngày so với trƣớc đây khi thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003.

Cần cắt giảm số lƣợng thủ tục, giảm thời gian thực hiện thủ tục cắt giảm 1/3 thời gian thực hiện thủ tục hành chính; thời gian thực hiện thủ tục Đăng ký thế chấp thực hiện trong ngày.

Ngoài ra, cần triển khai mô hình liên thông thuế điện tử giữa cơ quan tài nguyên - môi trƣờng với cơ quan thuế. Điều này không những giảm thời gian đi lại cho dân, cách làm này còn giúp rút ngắn quy trình giải quyết hồ sơ và nhân sự thực hiện cũng giảm. Sở Tài nguyên - môi trƣờng cần phối hợp với Bộ Tài nguyên - môi trƣờng thực hiện phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Các thủ tục giải quyết hồ sơ giao dịch đất đai đƣợc thực hiện thống nhất trên nền tảng website. Hồ sơ giấy đƣợc scan chụp và đính kèm theo biên nhận hỗ trợ việc thụ lý, thẩm tra, ký duyệt hồ sơ trên điện tử thay cho hồ sơ giấy.

Bốn là, Tăng cƣờng lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phƣơng:

* Đối với cấp Tỉnh (Tỉnh Quảng Ninh)

- Tăng cƣờng và thực hiện thƣờng xuyên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục download by : skknchat@gmail.com

pháp luật về đất đai với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với từng đối tƣợng và điều kiện thực tế của địa phƣơng nhằm nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật đất đai cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ và nhân dân, để mọi ngƣời hiểu rõ và thực hiện; biểu dƣơng những nơi làm tốt, phê bình những nơi chậm chạp, trì trệ, phát hiện và đƣa ra công luận các vi phạm, nhất là những hành vi lợi dụng chức quyền tham nhũng về đất đai hoặc nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

- Đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai; tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) đối với các loại đất còn lại; tăng cƣờng quản lý và cấp GCN đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trƣờng quốc doanh theo Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ. Thực hiện thƣờng xuyên, đáp ứng kịp thời nhu cầu việc cấp GCN đối với đất ở cho hộ gia đình, cá nhân theo hƣớng cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho ngƣời sử dụng đất; thực hiện việc ghi nợ tiền sử dụng đất trên GCN đối với trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân chƣa có khả năng nộp tiền; Ủy ban nhân dân cấp xã phải công khai thực hiện việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất và thời điểm bắt đầu sử dụng đất để làm cơ sở cấp GCN cho những trƣờng hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp và cấp đổi GCN, lập hồ sơ địa chính theo bản đồ địa chính chính quy; thực hiện ngay việc cấp GCN sau dồn thửa đổi ruộng để đảm bảo thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất; tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai; thực hiện nghiêm quy trình cập nhật biến động về sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Thực hiện đúng nguyên tắc, phƣơng pháp định giá đất cụ thể, đảm bảo phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trƣờng của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhƣợng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; đáp ứng kịp thời cho công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, làm căn cứ để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất

và tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong đó có quy định tặng cho quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất để phát hiện kịp thời những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất và có biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với từng trƣờng hợp cụ thể, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của chính quyền các cấp; tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng đất, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm, dự án khu dân cƣ, khu đô thị, khu công nghiệp. Tăng cƣờng trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc quản lý đất đai; xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Tập trung giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tồn đọng, kéo dài và giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế tối đa khiếu kiện đông ngƣời, kéo dài; hạn chế tối đa tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết đơn thƣ; định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, đảm bảo pháp luật đất đai đƣợc thực hiện nghiêm, hạn chế tiêu cực và vi phạm.

- Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”; giảm bớt những thủ tục không cần thiết để rút ngắn tối đa thời gian giải quyết công việc, nhƣng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, nghiêm cấm hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm khi thực hiện thủ tục hành chính.

* Đối với các cơ quan có liên quan

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng: (i) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện/ thành phố tích cực và đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, đặc biệt là những điểm mới của Luật Đất đai 2013 để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và ngƣời sử dụng đất. Rà

soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND tỉnh đã ban hành để đề xuất bãi bỏ các quy định không còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với Luật Đất đai 2013, các văn bản hƣớng dẫn thi hành đảm bảo phù hợp với thực tiễn (đặc biệt chú trọng các chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất); (ii) Chủ trì hoặc phối hợp với Thanh tra tỉnh tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai; tổ chức kiểm tra, rà soát, xử lý dứt điểm các trƣờng hợp đất đã đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất nhƣng chậm đƣa vào sử dụng, không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất công ích của các xã, phƣờng, thị trấn; thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai. (iii) Tiếp tục đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ cấp GCN đối với đất có nguồn gốc từ đất nông, lâm trƣờng quốc doanh do các Công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đang sử dụng; thực hiện kịp thời việc cấp GCN QSDĐ, QSHTS gắn liền với đất cho các tổ chức đang sử dụng đất phi nông nghiệp. Chỉ đạo việc đổi GCN đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sau dồn thửa đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)