Tình hình quản lý và sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án qua thực tiễn tại địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 46)

2.1. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai

Quảng Ninh nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc thù về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người Việt Nam: có rừng vàng, biển bạc, đồi núi, nước non, có đường biên giới đất liền tiếp giáp Trung Quốc và có đường biển thơng ra thế giới.

Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn tính đến năm 2015 là 617.772,99 ha. Trong đó: Đất nơng nghiệp 472.681,56 ha (đất trồng lúa, rừng phịng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, ni trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm...); đất phi nông nghiệp 87.174,01ha (đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp, quốc phịng, an ninh, khu cơng nghiệp, di tích danh thắng...); đất chưa sử dụng 57.917,42ha; đất đô thị 100564,4 ha. Quảng Ninh là tỉnh có chiều dài bờ biển lớn với 2.077 đảo (chiếm 2/3 số đảo của Việt Nam), tổng diện tích các đảo là 619,913 km2 với trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000ha diện tích eo biển và vịnh. Trong vùng biển đảo này có bốn cảng biển quốc tế (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia), ba khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hồnh Mơ, Bắc Phong Sinh) và Khu kinh tế ven biển Vân Đồn. Trên địa bàn tỉnh vô cùng phong phú về tài nguyên đất: ngồi đất ở, đất nơng nghiệp, lâm nghiệp cịn có nguồn đất ni trồng thủy sản, đất danh lam thắng cảnh, đất khoáng sản. là nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển nền kinh tế đa dạng. Quảng Ninh phần lớn là đồi núi cùng vị trí địa lí đáng ra phải được xếp vào vùng núi và trung du phía bắc nhưng do kinh tế đặc biệt phát triển và là một cực của tam giác kinh tế nên được xếp vào nhóm các tỉnh đồng bằng sơng Hồng.

Năm 2013, ở lĩnh vực đất đai, tỉnh Quảng Ninh đã lập xong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 3 cấp và trình Chính phủ phê duyệt. Sau đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều quy hoạch quan trọng khác được phê duyệt như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết Định số 2622/QĐ-TTg

ngày 31 tháng 12 năm 2013. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài năm 2050 được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2014. Quy hoạch chung xây dựng các thành phố, thị xã, quy hoạch xây dựng vùng huyện một số huyện đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt năm 2015 và 2016. Đồng thời các quy hoạch ngành khác đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh cũng đã hoàn thành việc điều chỉnh được phê duyệt và đang trình phê duyệt. Vì vậy đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, quy mơ, vị trí một số dự án trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Đến năm 2018, để phù hợp với Luật Đất đai năm 2013, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh đã trình và được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020).

Nhìn chung, cơng tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch ngày càng đi vào nền nếp, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ các nguyên tắc mà pháp luật đất đai quy định, tình trạng vi phạm trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở các địa phương giảm. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần tích cực khơi phục, bảo vệ rừng căn cứ vào mục đích sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường; việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thống nhất chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp xã; có giải pháp cụ thể để huy động vốn và các nguồn lực khác đáp ứng vốn đầu tư cho việc thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, trong công tác này cũng cịn những hạn chế. Đó là chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực, chưa tính tốn khoa học và thực sự hiệu quả, nhu cầu thị trường bất động sản không ổn định, dẫn tới tình trạng vừa thiếu vừa thừa quỹ đất và thường xuyên phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch cịn chưa tính tốn đầy đủ về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong sử dụng đất, chưa phát huy cao tiềm năng đất đai. Việc lấy ý kiến, công bố công khai

quy hoạch, triển khai quy hoạch sử dụng đất tại nhiều địa phương cịn mang tính hình thức, chưa tăng cường sự giám sát của người dân, dẫn đến tình trạng tiêu cực trong quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án qua thực tiễn tại địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 46)