Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu số Shopee

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu số cho các sàn thương mại điện tử b2c tại việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp (Trang 52 - 57)

2.2.2.1.Thông tin chung về Shopee

Ngày 8/8/2016, Shopee gia nhập thị trường TMĐT Việt Nam - là một sản phẩm từ công ty Garena - nhà cung cấp nền tảng Internet hàng đầu tại Singapore.

2.2.2.2.Quá trình phát triển Shopee

Shopee là tân tinh mới trong lĩnh vực TMĐT với hình thức sàn TMĐT kết hợp với mạng xã hội. Đây là hình thức mới lạ trong TMĐT vì tận được hình thức mạng xã hội đang được giới trẻ ưa thích, tăng tương tác giữa các khách hàng với người bán. Trong cuộc họp báo mừng sinh nhật 1 tuổi của Shopee Việt Nam thì đại diện Shopee cho biết: Shopee Việt Nam đã có hơn 5 triệu lượt cài đặt ứng dụng và gia tăng lượng mặt hàng lên hơn 133%, đạt mốc 4 triệu sản phẩm. Xét trên toàn bộ khu vực gồm 7 vùng quốc gia và lãnh thổ, hiện tại Tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) của Shopee đã vượt qua con số 3 tỷ USD và hơn 40 triệu lượt cài đặt ứng dụng. Trong

19,22% 9,96% 8,82% 6,64% 6,45% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00%

đó, Shopee Việt Nam mặc dù không chia sẻ con số doanh thu cụ thể, nhưng đại diện Shopee cho biết vị trí hiện đang đứng thứ 3 trong khu vực, chỉ sau Indonesia và Đài Loan.

2.2.2.3.Xây dựng và phát triển thương hiệu số Shopee

Xây dựng các yếu tố nền tảng

Tầm nhìn thương hiệu số

Đội ngũ Shopee tin vào sức mạnh của sự chuyển đổi công nghệ và muốn thay đổi thế giới tốt hơn bằng cách cung cấp nền tảng để kết nối người mua và người bán trong cùng một cộng đồng. Khi mua sắm trên các thiết bị di động trở thành một hành vi thông thường, Shopee hướng tới mục tiêu liên tục nâng cao nền tảng của mình để mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch, thú vị cho tất cả người dùng và trở thành nền tảng TMĐT của khu vực. (Nguồn: https://careers.shopee.vn/about/)

Định vị thương hiệu số

Từ tầm nhìn thương hiệu số Shopee chúng ta thấy Shopee luôn không ngừng nâng cao nền tảng của mình để trở điểm đến TMĐT của khu vực với khả năng cung cấp nhiều loại mặt hàng khác nhau như: đồ trẻ em, đồ thời trang, thiết bị điện tử,… với tổng khoảng 4.000.000 mã sản phẩm khác nhau.

Xây dựng các yếu tố thương hiệu số

Xây dựng các yếu tố nhận diện thương hiệu số

Shopee là cái tên mà Garena đã đặt cho sàn TMĐT B2C của mình, cái tên ngắn gọn, dễ nhớ và dễ liên tưởng tới từ shopping (mua hàng).

Hình 2.3: Biểu tượng (logo) Shopee

Biểu tượng (logo) được trang trí màu cam bắt mắt, có biểu tượng giống như chiếc túi bỏ đồ, tạo sự thu hút đối với người xem và khiến người xem dễ dàng liên tưởng tới mua sắm, chữ S trên biểu tượng là chữ cái đầu tiên của chữ Shopee, làm cho khách hàng liên tưởng tới cái tên thương hiệu Shopee.

Shopee có thời gian hoạt động khá ngắn nhưng cũng đã có hai gương mặt đại diện cho thương của mình, người đầu tiên đó là ca sĩ Sơn Tùng MTP, đây là một ca sĩ được giới trẻ ưu thích, với phong cách trẻ trung năng động, ca sĩ này cũng đang là gương mặt đại diện của 3 thương hiệu: Oppo, Biti’s, và Miniso. Ca sĩ Sơn Tùng đã xuất hiện trong một đoạn phim quảng cáo trên truyền hình với khẩu hiệu “thích shopping, lướt shopee”. Nhân vật thứ 2 là thủ môn Bùi Tiến Dũng của đội tuyển U23 Việt Nam, đây là thủ môn có những pha cản phá xuất thần giúp đội tuyển U23 Việt Nam đứng vị trí thứ 2 tại giải U23 Châu Á. Thủ môn Bùi Tiến Dũng xuất hiện trên trang chính của Shopee với khẩu hiệu “Rẻ vô địch - Ở đâu rẻ hơn, Shopee hoàn tiền”. Website của sàn TMĐT B2C Shopee là https://shopee.vn/, website này đều có cả giao diện PC và giao diện Mobile. Bên cạnh đó Shopee cũng đã làm ứng dụng di động cho họ và đã đăng tải chính thức trên App Store (nền tảng iOS) và Google play (nền tảng android).

(Nguồn: https://shopee.vn/)

Hình 2.4: Giao diện website phiên bản PC, phiên bản Mobile và gia diện ứng dụng di động của Shopee

Màu sắc chủ đạo của Shopee (từ logo cho tới website và ứng dụng di động) là màu cam, màu sắc rực rỡ, tạo cảm giác vui vẻ, đầy sức sống, dễ được mắt thường chú ý, và nhận ra nhanh hơn nhiều màu sắc khác.

Về hình thức giao diện, cấu trúc, cách bố trí sắp xếp ở trên 3 giao diện này giống nhau, cả 3 giao diện đều chia thành các khối thể hiện các thông tin khách nhau như: Tìm kiếm phổ biến, Flash Sale, Shopee Mall, các ngành hàng,… tạo sự thuận tiện cho sự tìm kiếm thông tin của khách hàng.

Ở mỗi trang của sản phẩm đều có thông tin cụ thể về đặc tính của sản phẩm và những thông tin khác liên quan tới sản phẩm như: mua hàng, giá cả, vận chuyển,… Ngoài ra còn có cả thông tin của người bán, đánh giá của khách hàng về người bán, đánh giá của khách hàng về sản phẩm, liên hệ với người bán (Chat ngay),...

Shopee là dạng sàn TMĐT kết hợp với mạng xã hội, nên trong giao diện website bản PC và giao diện ứng dụng di động của shopee đều có mục trò chuyện (chats), tăng khả năng liên kết với người bán hoặc khách hàng trên Shopee.

Theo www.similarweb.com thì shopee.vn là website sếp hạng 1930 thế giới, đứng thứ 22 tại Việt Nam và đứng thứ 52 trong các website về TMĐT trên toàn thế giới.

Xây dựng các yếu tố thúc đẩy thương hiệu số

Hàng hoá trên sàn Shopee rất đa dạng, ngay ở trang chủ đã chia thành rất nhiều ngành hàng khác nhau, sau 1 năm hoạt động Shopee có gần 4.000.000 mã sản phẩm (SKUs).

Giá sản phẩm được niêm yết trên Shopee và do người bán quyết định. Giá bán cũng có thể được giảm do Shopee luôn đưa ra những chương tình xúc tiến bán hàng như tích điểm (shopee xu), mã giảm giá,…

Shopee đang làm việc với những đối tác lớn về cung cấp hàng hoá, thanh toán và vận chuyển hàng và những đối tác này đều chịu sự quản lý của pháp luật và các quy định của Shopee.

Shopee đang làm việc với nhiều đối tác thanh toán để cung cấp tới khách hàng những hình thức thanh toán tiện lợi và an toàn. Hiện nay Shopee có những hình thức thanh toán như sau: Thanh toán bằng thẻ tín dung/ghi nợ, thanh toán khi nhận hàng, thanh toán bằng ví Shopee (phiên bản thử nghiệm, chỉ áp dụng với một số tài khoản nhất định)

Shopee cũng quy định rất nghiệm ngặt về đóng gói hàng hoá vận chuyển và hiện tại Shopee đang làm việc với nhiều đối tác vận chuyển uy tín như: Viettel Post, Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh,…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với chính sách bảo hành của shopee thì người bán phải có trách nhiệm bảo hành cho người mua như trong cam kết của giấy bảo hành, shopee sẽ không chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hành bất cứ hàng hoá, dịch vụ nào, người mua có quyền khiếu nại, khiếu kiện người bán trong những trường hợp tranh chấp phát sinh.

Hiện nay Shopee đang có nhiều hình ảnh quảng bá thương hiệu trên các mạng xã hội như facebook, Instagram, youtube, linkedin,… và cũng có quảng cáo với gương mặt đại diện là ca sĩ Sơn Tùng MTP với phong cách trẻ trung, bắt mắt,… Hiện nay fanepage facebook chính thứ của shopee có 8.903.319 người thích và 8.941.181 người theo dõi.

Có 10,17% khách hàng truy cập vào lazada thông qua các website mạng xã hội, trong đó tỉ lệ truy cập chính thông qua facebook chiếm 91,22%

Biểu đồ 2.11: Tỉ lệ truy cập website shopee.vn thông qua mạng xã hội

(Nguồn www.similarweb.com) 91,22% 7,11% 1,44% 0,06% 6,00% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00%

Tỉ lệ khách hàng truy cập website shopee.vn thông qua qua tìm kiếm chiếm 32,76%, trong đó tỉ lệ này thông qua tìm kiếm bằng các từ khoá miễn phí chiếm 58,6%, còn những từ khoá trả phí chỉ chiếm 41,4%, trong đó từ khoá tìm kiếm được trả phí nhiều nhất là shopee chiếm 15,95%, chúng ta có thể xem thông qua biểu đồ sau

Biểu đồ 2.12: Top 5 từ khoá tìm kiếm trả phí của shopee.vn

(Nguồn www.similarweb.com)

Shopee.vn cũng đã đầu tư vào quảng cáo hiển thị, lượng khách hàng truy cập website shopee.vn thông qua quảng cáo hiển thị chiếm tỉ lệ rất thấp 0,15% tổng số khách hàng truy cập website shopee.vn, các nguồn chính của các quảng cáo hiển thị là: 24h.com.vn, baomoi.com, laban.vn, news.zing.vn, thuthuat.taimienphi.vn và tinhte.vn.

Ngoài ra, còn có các trang chuyển tiếp, giúp khách hàng có thể tuy cập vào website shopee.vn khi họ đang truy cập trang chuyển tiếp đó. Tỉ lệ khách hàng truy cập website shopee.vn thông qua các trang chuyển tiếp cũng rất thấp, chiếm 4,2%. Trong đó nguồn truy cập thông qua các trang chuyển tiếp chính là coccoc.com đây là một trang web tìm kiếm của Việt Nam đang được rất nhiều người Việt Nam dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu số cho các sàn thương mại điện tử b2c tại việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp (Trang 52 - 57)