Kết luận, khuyến nghị, hướng phát triển 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 135 - 137)

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.3 Kết luận, khuyến nghị, hướng phát triển 1 Kết luận:

5.3.1 Kết luận:

Đề tài đã nghiên cứu các cơng nghệ truyền hình di động bao gồm: Truyền hình di động phát qua mạng 3G, công nghệ DVB-H , công nghệ DM B và công nghệ MediaFLO. Các công nghệ này đã và đang được thử nghiệm, triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới và được tiêu chuẩn hoá bởi các tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế như ETSI, TIA, IEC, IETF, và ITU. Mỗi cơng nghệ truyền hình di động đều có các ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên như đã nghiên cứu và phân tích, các cơng nghệ này đều có khả năng truyền tải các tín hiệu truyền hình di động. Tác giả của đề tài đã đề xuất hướng lựa chọn công nghệ Mobile TV phát qua mạng 3G, và công nghệ DVB- H tại Việt N am.

- Cơng nghệ 3G có thể truyền tải tín hiệu truyền hình di động ở chế độ unicast từ điểm-tới-điểm, khi nâng cấp lên cơng nghệ MBMS thì khả năng truyền multicast và broadcast tới nhiều người sử dụng là dễ dàng. Cơng nghệ 3G có băng thông hạn chế, nên số lượng người sử dụng đồng thời dịch vụ không nhiều và tốc độ truyền tải dữ liệu không cao, khi số lượng người sử dụng dịch vụ đồng thời tăng lên thì chất lượng của các dịch vụ truyền thống khác như thoại sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cơng nghệ 3G lại có ưu điểm nổi trội là phổ tần số không cần phân bổ lại cho dịch vụ truyền hình di động, vùng phủ sóng của mạng 3G rộng khắp, thiết bị đầu cuối di động phong phú về chủng loại và có giá thành khơng cao. Tương lai, khi công nghệ 3G được nâng cấp lên HSPA thì băng thơng sẽ đảm bảo lớn hơn. Ở Việt Nam, các nhà khai thác mạng di động đã và đang bắt đầu triển khai công nghệ 3G , do vậy, truyền hình di động sẽ là một dịch vụ tiềm năng được cung cấp trên các mạng này. M ột trong những tiêu chí để thu hút người sử dụng dịch vụ M obile TV qua mạng 3G là cần đảm bảo chất lượng dịch vụ, do đó hạ tầng mạng cần phải được tối ưu thường xuyên. N ội dung M obile TV cung cấp qua mạng 3G cũng cần phong phú, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng tại Việt N am. M ột trong những tiêu chí quan trọng khác là giá cước dịch vụ cần được áp dụng hợp lý để thu hút người sử dụng dịch vụ. Thị trường thiết bị đầu cuối 3G, trong đó có cài đặt các ứng dụng

để truy nhập dịch vụ M obile TV, cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển loại hình dịch vụ này.

- Công nghệ DVB-H là cơng nghệ broadcast phát tín hiệu truyền hình di động đã được thương mại hoá rộng rãi ở các nước Châu  u và triển khai, thử nghiệm ở một số nước Châu Á , M ỹ. Công nghệ DVB-H khắc phục được các ảnh hưởng của môi trường truyền dẫn vô tuyến di động với các kỹ thuật như mã hoá xoắn, mã Reed-Solomon, ghép xen theo độ sâu, điều chế OFDM . D VB-H sử dụng kỹ thuật cắt lát thời gian để tiết kiệm pin, hiệu quả sử dụng phổ cao, hỗ trợ chuyển giao tốt và có bán kính phủ sóng lớn. DVB-H có thể cung cấp nhiều kênh truyền hình di động đồng thời, và có tốc độ truyền tải cao. DVB-H tiết kiệm chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng mạng với các nước đã có sẵn mạng DVB-T truyền tải tín hiệu truyền hình số mặt đất. DVB-H truyền dẫn lý tưởng trên băng tần UHF, tuy nhiên băng tần này hầu như đã kín để truyền các kênh truyền hình mặt đất. Ở Việt N am, công nghệ D VB-H đã được triển khai bởi VTC vào cuối năm 2006 trên cơ sở hạ tầng mạng D VB-T đã thiết lập của VTC. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường ở Việt Nam, thiết bị đầu cuối di động DVB-H chưa phong phú về chủng loại.

- Công nghệ T-DM B là công nghệ broadcast phát tín hiệu truyền hình di động đã được thương mại hoá chủ yếu ở Hàn Q uốc và triển khai thử nghiệm ở một số nước Châu  u, Châu Á . T-DM B có khả năng khắc phục được các ảnh hưởng của môi trường truyền dẫn vô tuyến di động, với các kỹ thuật như mã xoắn, mã Reed- Solomon, ghép xen theo thời gian, ghép xen theo tần số, điều chế O FDM . T-D MB sử dụng kỹ thuật phân kênh theo thời gian để tiết kiệm pin, nhưng hiệu quả tiết kiệm khơng cao. T-DM B có bán kính phủ sóng lớn, hiệu quả sử dụng phổ không cao, tốc độ truyền tải dữ liệu thấp hơn so với D VB-H và cung cấp số lượng kênh truyền hình di động khơng nhiều. Thiết bị đầu cuối di động T-DM B được cung cấp bởi một số nhà sản xuất ở Hàn Quốc và cũng chưa phổ biến. Ở Việt Nam, Trung tâm dịch vụ truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Viện ETRI Hàn Quốc, Học viện Bưu chính Viễn thơng PTIT đã tiến hành thử nghiệm công nghệ T-

DM B trong phạm vi bán kính nhỏ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2008, kết quả thử nghiệm cho thấy T-DM B có chất lượng tín hiệu khá tốt.

- Công nghệ MediaFLO là công nghệ độc quyền của hãng Q ualcomm, được triển khai ở Mỹ, thử nghiệm ở Anh, Hồng K ông và Đài Loan. MediaFLO khắc phục được các ảnh hưởng của môi trường vô tuyến di động với các kỹ thuật như mã Turbo, mã Reed-Solomon, cấu trúc interlace, điều chế OFDM . MediaFLO sử dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo thời gian để tiết kiệm pin, hiệu quả sử dụng phổ cao, số lượng kênh truyền hình di động khá nhiều, tốc độ truyền tải dữ liệu cao, bán kính phủ sóng rộng, hỗ trợ chuyển giao tốt. Thiết bị đầu cuối di động mang tính độc quyền của Q ualcomm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)