Các mạng máy phát DVB-H

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 79 - 80)

Chương 3: CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG CƠ BẢN

3.2.4.3 Các mạng máy phát DVB-H

Tiêu chuẩn ETSI 102 377 cung cấp phần máy thu tham chiếu, có thể tham khảo để thực hiện thiết kế hệ thống D VB-H. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của vùng phủ sóng, các hệ thống DVB-H có thể được thiết kế với các mạng đơn tần hoặc với các mạng đa tần.

 Tế bào DVB-H

Một thị trấn nhỏ có thể được phủ sóng bằng một tế bào DVB-H gồm một máy phát và 10-20 bộ lặp [1]. Các bộ lặp được yêu cầu để phủ sóng các vùng bóng dâm do địa hình địa lý. Một bộ lặp là một máy p hát nhỏ với anten có độ tăng ích cao để thu các tín hiệu từ máy phát chính. D o các yêu cầu của mạng đơn tần (SFN ), cấu hình trên không thể mở rộng ra ngoài một khoảng xác định, vì trễ thời gian thu tín hiệu từ máy phát chính sẽ dẫn tới tín hiệu được phát lại từ bộ lặp bị lệch pha so với máy phát chính.

Số lượng bộ lặp trong một tế bào D VB-H được quyết định bởi công suất của máy phát chính cũng như độ cao tháp anten. Tháp anten rất cao sẽ giảm các vùng bóng dâm và số lượng bộ lặp cần thiết trong một khu vực địa lý nhất định.

 Các m ạng đơn tần

Các khu vực lớn như các thành phố có bán kính khoảng 50 km có thể được phủ sóng bằng cách sử dụng một mạng đơn tần SFN [1]. Mạng SFN gồm một số tế bào D VB-H, mỗi tế bào có một máy phát và một số bộ lặp (Hình 3.23). Các máy phát thu tín hiệu ở dạng dòng truyền tải MPEG -2 từ IPE. Một mạng IP được sử dụng để phân phối tín hiệu tới tất cả máy phát trong một khu vực xác định. Tất cả máy phát do đó thu cùng tín hiệu được đồng bộ thời gian bằng đồng hồ dựa trên GPS. Ở mỗi máy p hát, bộ điều chế COFDM đồng bộ tín hiệu sử dụng tham chiếu thời gian GPS để tất cả máy phát phát tín hiệu được đồng bộ thời gian mặc dù vị trí địa lý của chúng là khác nhau. Số lượng bộ lặp được sử dụng với mỗi máy phát có thể tăng để đảm bảo thu được tín hiệu ở trong nhà.

 Các m ạng đa tần

Khi kích thước vùng phủ sóng lớn (ví dụ như toàn bộ vùng có bán kính vài trăm km) thì việc phát nguồn tín hiệu từ một IPE đơn lẻ trở nên không thực tế do các trễ thời gian trong việc phân phát tín hiệu tới tất cả máy phát. Trong trường hợp này, các máy phát nằm ngoài một khoảng cách nào đó sẽ sử dụng các tần số khác nhau. Dựa trên cấu hình vùng địa lý, 5 hoặc 6 khe tần số là cần thiết để p hủ sóng toàn vùng. Trong các trường hợp như vậy, thường phân phối tín hiệu sử dụng vệ tinh để hàng trăm máy phát có thể được phủ sóng, bao gồm cả các khu vực ở xa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)