Kiến trúc hệ thống DMB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 82 - 84)

Chương 3: CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG CƠ BẢN

3.3.2Kiến trúc hệ thống DMB

DM B sử dụng lớp vật lý, các giao diện vô tuyến và cấu trúc ghép kênh của DAB để truyền tải các dòng M PEG-2 TS [1]. H ình 3.26 mơ tả kiến trúc hệ thống DM B được mở rộng từ hệ thống DA B EUREK A-147.

H ình 3.26: Hệ thống DMB.

DM B sử dụng công nghệ truyền dẫn DA B với một số sự mở rộng như thêm vào các sơ đồ mã hoá nguồn cho các nội dung âm thanh và video, sử dụng các phương pháp hiệu quả để khắc phục các ảnh hưởng của môi trường vô tuyến di động, cho phép thu các chương trình truyền hình di động với chất lượng cao thậm chí khi người sử dụng di chuyển ở tốc độ lên tới 200 km/h [1]. D AB/DMB sử dụng các kênh tần số có băng thơng 1.536 MH z và tốc độ dữ liệu từ 1 đến 1.5 Mbps để truyền dẫn các kênh truyền hình di động và dữ liệu khác. DM B hỗ trợ một số chế độ truyền dẫn để tương thích với hiện tượng truyền dẫn đặc biệt các tín hiệu âm thanh trong các dải tần số khác nhau, các hệ thống DM B do đó có thể hoạt động rất linh hoạt trong dải tần giữa 30 MH z và 3 GHz. Truyền dẫn DM B có thể được thực hiện trên các mạng mặt đất (T-D MB) hoặc phát qua vệ tinh (S-DM B). Các băng tần truyền dẫn là: 174-240 MH z (băng III) và 1452-1492 MH z (băng L) đối với T- DM B; 2605-2655 MH z (băng S) đối với S-D MB.

T-DM B được thực hiện bằng mạng có nhiều máy phát, hoạt động như là mạng đơn tần (SFN ) hoặc mạng đa tần (MFN). Ở mạng SFN , tất cả máy p hát sử dụng các kênh có tần số giống nhau, để tránh nhiễu đồng kênh ở máy thu, tất cả

máy phát phải phát đồng thời cùng dòng dữ liệu và do đó phải được đồng bộ với nhau. Hầu hết các mạng SFN trong D MB chiếm dụng các kênh tần số ở băng III, mỗi máy phát có thể phủ sóng một vùng có bán kính lên tới 100 km. Ở mạng MFN, các máy phát sử dụng các kênh có tần số khác nhau, vùng phủ sóng của một máy phát MFN khơng lớn hơn 25 km, do đó MFN có chi phí triển khai và vận hành cao hơn so với SFN. Ngoài ra, MFN cũng yêu cầu máy thu phải thực hiện chuyển giao khi máy thu di chuyển qua biên giới giữa hai vùng phủ sóng lân cận được phục vụ bởi các máy phát khác nhau.

Một vệ tinh S-D MB phục vụ một vùng phủ sóng có bán kính hàng trăm km và được đặt ở quỹ đạo địa tĩnh. Thiết bị đầu cuối có thể thu tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh hoặc từ mạng các bộ lặp. Các bộ lặp được sử dụng trong các khu vực mà tín hiệu thu từ vệ tinh yếu như trong các toà nhà hoặc gần các toà nhà lớn. S-D MB cũng hỗ trợ các mạng 3G như UM TS. Thiết bị đầu cuối 3G có thể thu tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh hoặc từ các trạm gốc của mạng U MTS mặt đất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 82 - 84)