Hướng lựa chọn Mobile TV phát trên mạng 3G

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 123 - 126)

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.1.1 Hướng lựa chọn Mobile TV phát trên mạng 3G

Trong thực tế, các mạng di động đã và đang được triển khai ở nhiều nước, truyền hình di động là một loại hình dịch vụ được cung cấp trên các mạng này. Các dịch vụ truyền hình di động sử dụng các mạng 3G được cung cấp ở chế độ unicast. Tuy nhiên, khi số lượng người sử dụng dịch vụ Mobile TV đồng thời tăng lên, ví dụ như số lượng người sử dụng yêu cầu được cung cấp dịch vụ video theo yêu cầu (VoD) tăng lên, thì chất lượng các dịch vụ truyền thống khác như thoại sẽ bị ảnh hưởng bởi vì băng thơng của mạng 3G bị hạn chế. Ở dạng thông thường nhất, truyền hình di động có thể khả dụng trên các mạng 2.5G hoặc các mạng 3G ở dạng cung cấp dịch vụ VoD hoặc Streaming video. Các dịch vụ này dựa trên các kênh truyền dẫn dành riêng cho mỗi người sử dụng, do đó khả năng xảy ra tắc nghẽn trong mạng là rất lớn khi số lượng người sử dụng đồng thời tăng lên, đặc biệt là khi những người sử dụng này yêu cầu được cung cấp các dịch vụ có băng thơng lớn. Mặc dù có băng thơng hạn chế, các mạng 3G vẫn có khả năng đảm bảo truyền tải các tín hiệu truyền hình di động, tác giả đề xuất hướng lựa chọn công nghệ 3G để truyền tải tín hiệu truyền hình di động ở Việt N am với các lý do chính như sau:

- Cơ sở hạ tầng mạng: Khi các D oanh nghiệp Viễn thông đã thiết lập cơ sở hạ tầng mạng di động, để có thể cung cấp các dịch vụ truyền hình di động thì u cầu bổ sung rất ít cơ sở hạ tầng mạng. Đ iều này là hoàn toàn khả thi với các mạng 3G vì dung lượng truyền dẫn của các mạng này cao hơn so với các mạng 2.5G .

- Không yêu cầu bổ sung thêm phổ tần số: Phổ tần số dành cho 3G đã được phân bổ, lập kế hoạch. Về mặt lý thuyết, không yêu cầu bổ sung thêm phổ tần số để có thể cung cấp các dịch vụ truyền hình di động bởi vì nội dung được truyền tải bởi mạng di động dựa trên phổ tần số hiện tại được dành cho mạng này. Tuy nhiên, trong thực tế, sự cần thiết bổ sung thêm phổ tần số sẽ liên kết với thuê bao được cung cấp dịch vụ bởi mạng di động.

- Các máy cầm tay di động khả dụng trên thị trường: Hầu hết các máy cầm tay di động 3G đều có thể xem được các chương trình truyền hình di động, các máy cầm tay di động này có giá thành không cao.

- Cước trả khi tải dữ liệu: Sử dụng công nghệ 3G dựa trên việc phân phát nội dung khi dữ liệu được tải bởi thuê bao, do đó cước được tính khi dữ liệu được tải về.

- Vùng phủ sóng rộng: Các mạng 3G có vùng phủ sóng rộng lớn, do đó dịch vụ Mobile TV sẽ được cung cấp tới nhiều khu vực miễn là ở đó có phủ sóng di động 3G.

- Cơng nghệ 3G sẽ tiếp tục được nâng cấp để có thể truyền tải dữ liệu ở tốc độ cao hơn:

 Công nghệ M BMS: Công nghệ dịch vụ broadcast và multicast đa phương tiện (MBMS) như đã được nghiên cứu là sự mở rộng của công nghệ U MTS, được thiết kế để hoạt động trên nền mạng 3G . Công nghệ này cho phép kênh lưu lượng được chia sẻ bởi tất cả người sử dụng khi những người sử dụng này đồng thời xem cùng chương trình trong cùng một vùng phục vụ. MBMS cung cấp phương pháp phân phát streaming và phương pháp phân phát download. Phương pháp phân phát streaming có thể được ứng dụng cho các dịch vụ Mobile TV, trong khi đó phương pháp download ứng dụng cho các dịch vụ theo yêu cầu như VoD (nội dung được download về thiết bị di động). M BMS là công nghệ multicast và broadcast tiềm năng trên mạng 3G khi số lượng người sử dụng đồng thời một chương trình truyền hình là lớn. Sự nâng cấp hệ thống 3G triển khai ở Việt N am lên hệ thống MBM S cũng cần thời gian sau khi 3G được cung cấp phổ biến ở Việt N am.

 Công nghệ mới như HSPA cung cấp tốc độ dữ liệu tăng đáng kể lên tới 14 Mbps, do đó cung cấp băng thơng lớn hơn để truyền tải các dịch vụ Mobile TV.

Các dịch vụ sẽ được cung cấp trên mạng 3G được triển khai tại Việt Nam gồm:

Nhóm dịch vụ liên lạc:

- Điện thoại truyền hình (Video call): Cho phép người gọi và người nghe có thể nhìn thấy hình ảnh của nhau trên điện thoại di động, giống như hai người đang nói chuyện trực tiếp với nhau;

- Truyền tải đồng thời âm thanh, dữ liệu: Tải các file âm thanh với dung lượng lớn hơn và tốc độ nhanh hơn (hiện tại GPRS cũng cho tải nhưng với những file âm thanh có dung lượng thấp và tốc độ chậm);

- Nhắn tin đa p hương tiện (M MS): cho phép truyền tải đồng thời hình ảnh và âm thanh, các đoạn video clip (dữ liệu động) và văn bản (text) cùng lúc trên bản tin với tốc độ nhanh và dung lượng lớn.

Nhóm dịch vụ nội dung giải trí bao gồm:

- Tải phim (Video Dowloading) từ điện thoại di động;

- Xem phim trực tuyến (Video Streaming) trên điện thoại di động với chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt, không bị giật hình hay trễ tiếng (thay vì truy cập Internet để tải và xem phim );

- Tải nhạc Full Track: Cho phép tải các clip ca nhạc với dung lượng lớn.  Nhóm dịch vụ thanh toán điện tử (Mobile Paym ent):

Cho phép thanh tốn hóa đơn hay giao giao dịch chuyển tiền…qua tin nhắn điện thoại di động (nếu khách hàng có tài khoản mở tại ngân hàng và có liên kết với nhà cung cấp dịch vụ di động). Băng thông rộng sẽ giúp cho thông tin giao dịch được truyền tải nhanh hơn.

Nhóm thông tin xã hội bao gồm:

- Truy nhập Internet di động;

- Quảng cáo di động (Mobile Advertizing): Cho phép thực hiện quảng cáo bằng text (như hiện nay) hoặc quảng cáo dưới dạng tin nhắn đa phương tiện M MS

(video clip) từ nhà cung cấp dịch vụ tới thuê bao theo ngày, giờ, nhất định dựa trên nhu cầu của khách hàng.

Nhóm hỗ trợ cá nhân bao gồm :

- Truyền dữ liệu;

- Sao lưu dự phịng dữ liệu; - Thơng báo gửi và nhận email;

- Kết nối từ xa tới mạng Intranet: Cho phép người dùng có thể kết nối từ xa trên điện thoại di động với các thiết bị điện tử tại văn phòng hay ở nhà…

Như vậy, truyền hình di động là một loại hình dịch vụ tiềm năng được cung cấp trên mạng 3G tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)