Nguyên tắc điềuchỉnh của phápluật về hoạtđộngmua lạivà sápnhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 25 - 28)

hàng thương mại

1.2.3.1. Nguyên tắc thỏa thuận

Nguyên tắc này được hiểu như sau: “Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, mua lại thỏa thuận giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên có liên quan phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành”.

Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận theo Điều 4 của Bộ luật Dân sự.

Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.

Như vậy pháp luật Việt Nam thừa nhận sự thỏa thuận, thương lợi giữa các bên. Tuy nhiên, những sự thỏa thuận hay thương lượng này không được vi phạm các quy định pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

7

1.2.3.2. Nguyên tắc bảo vệ khách hàng

Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Thông tư số 04/2010/TT-NHNN: “Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập và mua lại phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt quyền lợi của người gửi tiền tại từng TCTD tham gia mua lại và sáp nhập.

Đây là một trong các nguyên tắc quan trọng của các TCTD khi tham gia hoạt động M&A. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người khách hàng cũng đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 10 của luật các TCTD:

Điều 10. Bảo vệ quyền lợi của khách hàng: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:

Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;

Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi;

Từ chối việc điều tra phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy dịnh của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;

Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;

Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 29 của Luật này.

Căn cứ vào phạm vi hoạt động ngân hàng, khách hàng của TCTD có thẻ chia thành hai nhóm lớn, cụ thể như sau:

Nhóm khách hàng được tổ chức tín dụng cấp tín dụng:Quyền lợi của nhóm khách hàng được TCTD cấp tín dụng theo văn bản, thỏa thuận, hợp đồng đã ký với các TCTD chính là quyền, quyền lợi, lợi ích của khách hàng theo các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng này. Do đó, việc bảo vệ khách hàng chính là việc các TCTD tham gia M&A đảm bảo các quyền, quyền lợi, lợi ích của khách hàng theo các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng đã ký với TCTD được thực hiện liên tục trong suốt thời hạn mà không bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn bởi quá trình thực hiện hoạt động M&A.

Như vậy, có thể nói, nguyên tắc này không chỉ tạo thuận lợi cho TCTD trong suốt quá trình tiến hành hoạt động của mình mà còn tạo tâm lý an tâm cho khách hàng khi quyết định sử dụng dịch vụ của các TCTD.

Nhóm khách hàng gửi tiền vào TCTD:Đối với nhóm khách hàng này, việc bảo vệ khách hàng chính là việc TCTD đảm bảo để khách hàng được rút và gửi tiền theo mong muốn và thỏa thuận với TCTD, được TCTD thanh toán đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn theo đúng các văn bản, thỏa thuận đã ký với TCTD.

Cũng tương tự như đối với khách hàng mà TCTD cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng này, nguyên tắc bảo vệ khách hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho TCTD trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh và tạo tâm lý an tâm cho khách hàng khi lựa chọn dịch vụ của TCTD.

TCTD phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo vệ các nhóm khách hàng trên khi thực hiện hoạt động M&A. Trên thực tế, nếu TCTD vi phạm nguyên tắc này, tức là không đảm bảo hay bảo vệ được quyền lợi của khách hàng theo các thỏa thuận, cam kết với khách hàng, TCTD sẽ không thể huy động được vón từ nhóm khách hàng gửi tiền, theo đó, TCTD sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thạm chí không có đủ nguồn vốn để thực hiện hoạt động cấp tín dụng. Điều này sẽ tác động xấu tới hoạt động của TCTD và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định chung của nền kinh tế.

1.2.3.3. Nguyên tắc bảo mật thông tin

Khoản 3, Điều 5 của thông tư 04/2010/TT –NHNN quy định như sau:8

Các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và các tổ chức, cá nhân có liên quan của các tổ chức tín dụng tham gia mua lại, sáp nhập phải có trách nhiệm bảo mật thông tin để các TCTD này được hoạt động ổn định trước khi đề án sáp nhập và mua lại được cơ quan có thảm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua.

Trên thực tế, nguyên tắc bảo mật thông tin có một số ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ góp phần làm giảm sự tác động đối với thị trường chứng khoán bởi hầu hết các TCTD tham gia M&A đều là các doanh nghiệp niêm yết. Thứ hai, nguyên tắc này không cho phép tiết lộ các thông tin cho người thân sử dụng nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Thứ ba, quá trình M&A rất phức tạp, tất cả mới chỉ dừng ở giai đoạn đầu và chưa có đủ cơ sở để khẳng định có thể thành công hay không. Vì vậy, nguyên tắc bảo mật thông tin có thể giúp các bên tham gia M&A có thể quay lại nhanh chóng mà không gây ra xáo động đối với cả cổ dông, người gửi tiền và các đối tượng khách hàng khác.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có chế tài để xử lý những trường hợp vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin, do đó việc tuân thủ và thực hiện nguyên tắc này vẫn chưa trên sự tự nguyện của các bên. Để đảm bảo hiệu quả của nguyên tắc này, trong thời gian tơi, việc bổ sung quy định về chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nguyên tắc này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy định của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)