KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ CỦA PHỤ HUYNH

Một phần của tài liệu Mất răng cối sữa sớm (Trang 61)

Theo biểu đồ 3.4 cho thấy kiến thức của phụ huynh học sinh Trường tiểu học Mỹ Khánh 1 có kiến thức tổng quát về cách thức chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ ở mức độ là tốt (11,4%), khá tốt (68,5%), chưa tốt (20,1%). Kiến thức tổng quát này của phụ huynh trong nghiên cứu chúng tôi ở mức bằng hoặc cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Bùi Ngọc Chinh (2008), Trần Minh Trí (2010), Nguyễn Hải Danh (2011). Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về địa điểm nghiên cứu, về nguồn cung cấp kiến thức, và về trình độ học vấn của phụ huynh trong mỗi nghiên cứu, hoặc có thể do điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng nâng cao nên người dân bắt đầu quan tâm hơn đến sức khỏe của con em mình, đặc biệt là SKRM. Đáng nói hơn là trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, người dân dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận những thông tin y học cần thiết, và đáng tin cậy thông qua hệ thống mạng lưới internet.

Tuy nhiên, sự hiểu biết của phụ huynh về các vấn đề chuyên sâu như số lượng răng sữa đầy đủ, lịch trình mọc và thay răng sữa, tầm quan trọng của răng cối sữa, nguyên nhân dẫn đến MSRCS ở trẻ em trong nghiên cứu này lại thấp hơn nghiên cứu của Bùi Ngọc Chinh (2008), Nguyễn Hải Danh (2011) (bảng 3.7, 3.8, 3.9). Đa số phụ huynh học sinh biết được ở trẻ em có hai hệ răng (84,2%), trẻ em có tổng cộng 20 răng sữa (55,7%), răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn (97,1%), thời điểm răng sữa đầu tiên mọc là lúc 6 tháng tuổi (66,7%), và có trên 50% phụ huynh không biết răng cối sữa được thay thế bởi răng vĩnh viễn khi trẻ được 6 tuổi. Có 78% phụ huynh trả lời răng sữa giúp trẻ ăn nhai, trong đó răng cối sữa giữ vai trò quan trọng nhất trong hoạt động ăn nhai (87,2%), kết quả này gần tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Danh có 88,9% phụ huynh cho rằng răng sữa giữ vai trò ăn nhai, thế nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Bùi Ngọc Chinh (60,5%). Phần lớn phụ huynh trả lời phỏng

vấn cho rằng nguyên nhân gây ra tình trạng mất sớm răng cối sữa là do sâu răng (94,1%), không do sâu răng trên 30% (do chấn thương (29,3%), do nhổ nhầm răng (19%)), trong đó nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất răng cối sữa là do sâu răng chiếm 90,1%.

Bàn về hậu quả của việc mất sớm răng cối sữa (bảng 3.10), có 68% phụ huynh cho rằng trẻ bị sụt cân do không ăn nhai được, 40,8% phụ huynh thấy được nếu mất sớm răng cối sữa sẽ làm gia tăng sự thiếu chỗ cho răng vĩnh viễn thay thế mọc lên, làm cho khớp cắn bị sai lệch hoặc lệch đường giữa, và có tới 35% phụ huynh cho là việc mất sớm răng cối sữa không bao giờ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Về vấn đề xử trí kịp thời tình trạng mất sớm răng cối sữa thì 71,8% phụ huynh đồng ý đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, 28,2% phụ huynh cho rằng cứ để tự nhiên chờ răng vĩnh viễn thay thế mọc lên. Điều này có thể do điều kiện kinh tế – xã hội phát triển, nguồn thông tin đại chúng được tuyên truyền rộng rãi nên phụ huynh đặc biệt quan tâm tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề liên quan đến sức khỏe của con trẻ.

Trong nghiên cứu này, thái độ của phụ huynh đối với việc mất sớm răng sữa, đặc biệt là răng cối sữa, đa số ở mức khá tốt (43,6%), tốt (37,7%), và chỉ có 18,7% chưa tốt (biểu đồ 3.5). Kết quả này có thể được lý giải là do phụ huynh có kiến thức tốt và khá tốt về răng sữa và tình trạng mất sớm răng cối sữa nên thái độ của họ cũng tích cực hoặc khá tích cực. Điều này đúng về mặt logic của phương pháp sư phạm và khoa học giáo dục: kiến thức tốt thì sẽ có thái độ tích cực.

Hầu hết các phụ huynh đều có thái độ tích cực trong việc chăm sóc, giữ gìn răng sữa chiếm 67,8%, và có thái độ tích cực về việc chăm sóc, hướng dẫn trẻ, giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của răng sữa, răng cối sữa (bảng 3.11). Tuy nhiên vẫn còn 47,3% phụ huynh cho rằng không cần phải điều trị khi răng cối sữa bị mất sớm. Điều này cũng dễ hiểu vì Mỹ Khánh là vùng ngoại ô của thành phố nên người dân phần nào vẫn còn bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng cũ, nghĩa là răng sữa mất sớm thì cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn chắc khỏe hơn, do đó không cần phải

điều trị hay dự phòng. Điều này được minh chứng trong nghiên cứu của Trần Minh Trí (2010) có tới 53,1% trẻ nhổ răng sữa ở lứa tuổi 3 – 5 tuổi khi bị sâu răng.

Có 81% phụ huynh trong nghiên cứu của chúng tôi đã và từng đưa trẻ đi khám răng miệng, nhưng chỉ có 10,6% phụ huynh đưa trẻ đi khám khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, và có 37,4% phụ huynh đưa trẻ di khám răng miệng khi trẻ mọc đầy đủ răng sữa, kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Hải Danh (2011) (62,9). Về vấn đề khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần thì có tới 35,9% phụ huynh đưa trẻ đi khám răng định kỳ, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trần Minh Trí (2010) (67%), và cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Hải Danh (2011) (33,3%). Sự khác biệt này trước tiên phải nhắc đến sự khác biệt về nguồn cung cấp kiến thức cơ bản về các hệ răng (răng sữa và răng vĩnh viễn), và về cách chăm sóc SKRM cho phụ huynh. Trong khi ở các nghiên cứu trước của Bùi Ngọc Chinh (2008), Trần Minh Trí (2010), Nguyễn Hải Danh (2011) có trên 80% nguồn kiến thức của phụ huynh được cung cấp bởi internet, tivi, sách báo, người thân …, chỉ có khoảng dưới 20% kiến thức là được bác sĩ răng hàm mặt cung cấp, mặc dù có đến khoảng 55% phụ huynh đưa con đến gặp nha sĩ khi sức khỏe răng miệng của trẻ có bệnh lý thì trong nghiên cứu này của chúng tôi có tới 33,5% phụ huynh nhận được kiến thức từ bác sĩ răng hàm mặt (bảng 3.12, biểu đồ 3.3). Điều này chứng tỏ vai trò của bác sĩ trong công tác điều trị, phòng ngừa các bệnh về răng miệng ngày càng được nâng cao, đồng thời cũng cho thấy trình độ dân trí cũng được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng còn tương đối thấp, do đó nên cần có thêm nhiều chương giáo dục nha khoa cho người dân, nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác hơn về kiến thức chăm sóc SKRM cho con trẻ. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường mở rộng hoạt động của khoa Răng Hàm Mặt bằng cách tổ chức miễn phí định kỳ những buổi sinh hoạt chuyên đề có hình ảnh minh họa cho phụ huynh như: hướng dẫn cách chọn kem, bàn chải đánh răng sao cho phù hợp từng cá nhân, cách chải răng sao cho đúng, cách sử dụng chỉ nha khoa…

4.4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ CỦA PHỤ HUYNH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI

Mặc dù tỷ lệ số lượng phụ huynh nữ (60,4%) tham gia nghiên cứu nhiều hơn phụ huynh nam (39,6%), nhưng trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa ba và mẹ về phương diện kiến thức, thái độ chăm sóc SKRM cho con trẻ (p = 0, 059 và p = 0,284) (bảng 3.13, 3.14). Điều này cũng đồng nghĩa cả ba và mẹ đều có sự ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề chăm sóc SKRM cho trẻ. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ huynh trên 39 tuổi có kiến thức, thái độ chăm sóc SKRM ở mức độ tốt, khá tốt cao hơn so với phụ huynh từ 20 đến 39 tuổi. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ chăm sóc SKRM và độ tuổi của phụ huynh (p = 0,315 và p = 0,766). Điều này tương tự với nghiên cứu của Bùi Ngọc Chinh (2008), nghiên cứu của Trần Minh Trí (2010).

Trên 75% phụ huynh thuộc nhóm nghề lao động trí óc và lao động chân tay có điểm kiến thức, thái độ ở mức độ tốt và khá tốt, dưới 25% phụ huynh có điểm kiến thức, thái độ ở mức độ chưa tốt, sự khác biệt này không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê (p = 0.814), kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Trần Minh Trí (2010), nhưng lại khác với nghiên cứu của Bùi Ngọc Chinh (2010) cho rằng có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp của phụ huynh với kiến thức, thái độ của họ. Tuy nhiên, về phương diện trình độ học vấn thì trình độ học vấn của phụ huynh lại có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với kiến thức, thái độ của họ (p = 0,037), kết quả này tương tự với nghiên cứu của Bùi Ngọc Chinh (2010), nhưng khác với nghiên cứu của Trần Minh Trí (2010) không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của phụ huynh với kiến thức, thái độ của họ (bảng 3.13 và bảng 3.14). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do ngày nay phụ huynh đã biết quan tâm hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con cái, cũng như dễ dàng tìm hiểu được những kiến thức liên quan từ sách, báo, mạng internet, hoặc bác sĩ nha khoa, mặc dù trình độ của phụ còn khá thấp.

4.5 MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ CỦA PHỤ HUYNH VÀ TÌNH HÌNH MẤT SỚM RĂNG CỐI SỮA

Từ kết quả bảng 3.15, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ của phụ huynh về răng sữa, răng cối sữa (p < 0,001). Kết quả

này tương tự với nghiên cứu của Bùi Ngọc Chinh (2008), nghiên cứu của Trần Minh Trí (2010), những phụ huynh có kiến thức tốt thì có thái độ tốt và ngược lại. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, có trên 90% phụ huynh có kiến thức tốt thì có thái độ tốt và ngược lại, có trên 78% phụ huynh có kiến thức chưa tốt dẫn đến thái độ của họ chưa tốt. Vì vậy để đạt hiệu quả cao trong chăm sóc SKRM, đặc biệt là hạn chế tình trạng MSRCS thì chúng ta phải chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức cho người dân. Có như thế mới có thể gây được ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, từ đó người dân sẽ có ý thức chăm sóc, giữ gìn răng miệng cho bản thân và cho con em của họ, trong đó cần phải nhấn mạnh rằng để có được một hàm răng chắc khỏe thì phải chú trọng chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn bộ răng sữa, đặc biệt là răng cối sữa. Do đó trách nhiệm của các bậc phụ huynh là vô cùng quan trọng trong việc nhận thức, giáo dục, hướng dẫn cho trẻ chăm sóc răng miệng, đồng thời cũng tạo cho trẻ kiến thức, thái độ tốt sau này.

Trong nghiên cứu này, có 4,3% phụ huynh có kiến thức khá tốt nhưng lại có thái độ chưa tốt (bảng 3.15). Có thể lý giải do mặc dù họ có kiến thức tốt nhưng họ lại chưa thật chú trọng đến việc chăm sóc, giữ gìn SKRM cho con trẻ, hoặc cũng có thể do họ không có nhiều thời gian để chăm sóc cho chúng. Điều này càng khẳng định hơn vai trò của công tác tuyên truyền giáo dục chăm sóc SKRM trong xã hội.

Từ kết quả bảng 3.16 và bảng 3.17 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ của phụ huynh với tình trạng MSRCS (p < 0,001). Sự khác biệt này cho thấy rằng: khi kiến thức, thái độ của phụ huynh càng được nâng cao thì sự quan tâm đến cách chăm sóc, giữ gìn sức khỏe răng miệng cho con trẻ càng sâu sát hơn, và đồng nghĩa với tình trạng bị mất sớm răng cối sữa ở trẻ giảm xuống một cách đáng kể. Điều này cũng được nhắc nhiều đến ở một vài nghiên cứu trước đây, như tác giả Bùi Ngọc Chinh (2008) kết luận có liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ, hành vi của phụ huynh về chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con (p < 0,001), Trần Minh Trí (2010) tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thông kê kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng của phụ huynh (p < 0,001). Do đó vấn đề cấp thiết hiện nay là chúng ta phải tập trung xây dựng mạng lưới dịch vụ y tế rộng

rãi, đẩy mạnh các chương trình giáo dục kiến thức nha khoa trong cộng đồng, nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức của phụ huynh, đồng thời đây cũng là phương thức gián tiếp giáo dục kiến thức đúng cho thế hệ con em sau này.

4.6 Ý NGHĨA VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 4.6.1 Ý nghĩa của đề tài

Nghiên cứu này cung cấp thông tin về tỷ lệ mất sớm răng cối sữa (MSRCS) ở học sinh 7 – 11 tuổi tại Trường tiểu học Mỹ Khánh 1, thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp cho Ban Giám Hiệu nhà trường và các cơ quan y tế về kế hoạch chăm sóc, dự phòng các bệnh răng miệng cho các trẻ ở lứa tuổi tiểu học.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cung cấp số liệu cụ thể về kiến thức – thái độ của phụ huynh có con ở độ tuổi tiểu học nhằm góp phần vào công tác tuyên truyền, giáo dục phụ huynh về cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ. Bên cạnh đó cũng bổ sung số liệu học tập, giảng dạy và nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em.

4.6.2 Hạn chế của đề tài

Do hạn chế về thời gian và kinh phí, nghiên cứu chỉ thực hiện tại Trường tiểu học Mỹ Khánh 1, vì vậy tính đại diện còn hạn chế. Ngoài ra, việc khám răng miệng cho trẻ chỉ mới dừng lại ở việc khám phát hiện MSRCS và ghi nhận lại trên phiếu khám, chưa tiến hành lấy dấu và đổ mẫu những trường hợp có MSRCS để đo đạc và phân tích nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng thu hẹp khoảng trên cung răng với khoảng thời gian MSRCS và những hậu quả khác của việc MSRCS.

Bên cạnh đó, đề tài này chỉ mới khảo sát về kiến thức – thái độ của phụ huynh học sinh, mà chưa khảo sát về hành vi thực hành của họ vì đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của các bậc phụ huynh.

và 273 phụ huynh tương ứng cho thấy các kết quả như sau:

1. Tình hình mất sớm răng cối sữa:

Tỷ lệ MSRCS của học sinh tại Trường tiểu học Mỹ Khánh 1 là 27,5%, trong đó có 11,4% nữ và 16,1% nam. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ MSRCS giữa nam và nữ (p = 0,176), nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng MSRCS với tuổi của học sinh.

Tỷ lệ MSRCS ở HD nhiều hơn HT, RCS thứ 1 mất nhiều hơn RCS thứ 2, RCS thứ 2 bên phải HD có tỷ lệ mất nhiều nhất trong tổng số 8 RCS.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng MSRCS là do biến chứng của sâu răng.

2. Kiến thức, thái độ của phụ huynh:

Tỷ lệ phụ huynh có kiến thức khá tốt (68,5%), tốt (11,4%), và chỉ có 20,1% phụ huynh có kiến thức chưa tốt. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và trình độ học vấn của phụ huynh (p = 0,037).

Tỷ lệ phụ huynh có thái độ khá tích cực (43,6%), tích cực (37,7%), và chỉ có 18,7% phụ huynh có kiến thức chưa tích cực. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thái độ và trình độ học vấn của phụ huynh (p < 0,001).

Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ của phụ huynh (p < 0,001), giữa kiến thức – thái độ của phụ huynh và tình trạng MSRCS của học sinh (p < 0,001). Điều này đồng nghĩa phụ huynh có kiến tốt thì có thái độ tích cực trong việc chăm sóc, giữ gìn sức khỏe răng miệng cho trẻ, và tỷ lệ MSRCS sẽ thấp hơn đáng kể ở nhóm phụ huynh kiến thức – thái độ tốt (OR < 1).

Một phần của tài liệu Mất răng cối sữa sớm (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w