máy ở Trung Quốc
Theo McKinsey, trào lưu mua sắm trực tuyến có thể đóng góp hơn một phần năm tăng trưởng của Trung Quốc cho đến năm 2025, và chiếm 7-22% tổng GDP giai đoạn 2013-2025. Đến năm 2025, con số này có thể tương đương 14.000 tỷ RMB (2.200 tỷ USD). Dù đây là xu hướng trên toàn cầu, tốc độ và quy mô tại Trung Quốc lại không cân xứng, Cao Lei - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu TMĐT tại Trung Quốc cho biết. "Internet giúp tăng hiệu suất và GDP, nhưng nó cũng là đòn giáng rất mạnh lên các doanh nghiệp truyền thống. Hiệu sách sụp đổ đầu tiên, sau đó đến hàng thời trang, điện tử, đại lý vé máy bay, và trong tương lai, cả ngân hàng và nhiều dịch vụ truyền thống khác cũng sẽ biến mất (Chinadaily.com, 2016).
Theo CNNIC số người sử dụng Internet tại Trung Quốc năm 2016 hiện cao nhất thế giới, đạt 731 triệu người, tương đương toàn bộ dân số châu Âu. Báo cáo của CNNIC cho thấy tổng số người sử dụng Internet của Trung Quốc tăng 6,2% từ cuối tháng 12 năm 2015.
Số liệu của CNNIC cũng cho thấy TMĐT làm tăng nhu cầu tiêu dùng của người dân Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ. Đến tháng 12 năm 2016, số người Trung Quốc sử dụng thanh toán trực tuyến đạt 475 triệu, tăng 14% so với năm 2015. Vào ngày 11/11 (người Trung Quốc gọi là ngày độc thân) năm 2015, người tiêu dùng Trung Quốc đã chi 17,8 tỷ USD để mua sắm trực tuyến qua công ty TMĐT nổi tiếng Alibaba – con số cho thấy sức mua sắm trực tuyến rất lớn của khách tiêu dùng Trung Quốc (Chinadaily.com, 2016).
Đối với mặt hàng điện máy như Ti vi thì hiện tại Trung Quốc đã vượt qua các hãng Nhật Bản trên thị trường Tivi toàn cầu. Cụ thể thị trường TV toàn cầu đang chứng kiến sự đổi ngôi giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, trong khi đó, Nhật Bản tiếp tục lùi về phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Theo Nikkei, trong năm 2016, các nhà sản xuất Trung Quốc được dự báo có khả năng sẽ lần đầu tiên vươn lên vị trí số 1, đánh bại các thương hiệu của Hàn Quốc. Theo hãng nghiên cứu Sigma Intell, tại Trung Quốc - thị trường TV lớn nhất thế giới, các thương hiệu nội địa được kỳ vọng sẽ tăng tổng lượng sản phẩm bán ra lên 12,5%, đạt mốc 51 triệu sản phẩm trong năm 2016. Trên thị trường toàn cầu, trong khi thị phần của Trung Quốc tăng lên 33,9% thị phần thì phía Hàn Quốc lại rơi xuống 31,3%. Bên cạnh đó, các
nhà sản xuất Trung Quốc đang thu được lợi nhuận cao từ các thị trường nước ngoài với xuất khẩu tăng 19%, đạt 32,4 triệu sản phẩm trong năm 2016. Điển hình là hãng TCL tăng trưởng hơn 50% nhờ sự phát triển kinh doanh tại Bắc Mỹ, hãng Skyworth Digital cũng đang phát triển mạnh tại thị trường Châu Phi và Đức, hay hãng điện tử Sichuan Changhong với việc xây dựng nhà máy tại Cộng hòa Séc đã mang lại thành công lớn cho hãng tại thị trường Châu Âu (Nikkei, 2016).
Đối với mặt hàng điện thoại di động thì năm tài khóa 2014 đã kết thúc và một loạt các nhà sản xuất smartphone trên thế giới đã công bố báo cáo tài chính của mình trong quý 4 cũng như tổng kết cả năm. Dù vị trí thứ nhất và thứ hai vẫn được luân phiên thuộc về Apple hay Samsung, tuy nhiên, ở 3 vị trí còn lại trong top 5, chúng ta cũng ghi nhận sự bứt phá từ 3 ông lớn của Trung Quốc đó là Lenovo, Huawei và Xiaomi.
Bảng 2.1: Thị trường bán lẻ điện thoại di động của các hãng sản xuất năm 2014 Company Số lượng giao hàng Q 4 2014 (triệu máy) Thị phần Q4 2014 Số lượng giao hàng Q 4 2013 (triệu máy) Thị phần Q4 2013 Mức thay đổi hàng năm Samsung 75.1 20.01% 84.4 28.83% -11.02% Apple 74.5 19.85% 51 17.42% 46.08% Lenovo 24.7 6.58% 13.9 4.75% 77.70% Huawei 23.5 6.26% 16.6 5.67% 41.57% Xiami 16.6 4.42% 5.9 2.02% 181.36% Khác 160.9 42.87% 120.9 41.31% 33.09% Tổng 375.3 100.00% 292.7 100.00% 28.22% Nguồn: chinadaily.com
Vị trí thứ ba đã rơi khỏi tay các các sản xuất lâu năm như LG hay Sony vào tay một nhà sản xuất Trung Quốc là Lenovo với doanh số 24,7 triệu chiếc smartphone, chiếm lĩnh 6,59% thị trường. Trong đó, một phần đóng góp không nhỏ
trí này. Tiếp sau Lenovo vẫn là một nhà sản xuất điện thoại của Trung Quốc, Huawei. Mặc dù chưa công bố báo cáo tài chính của quý vừa qua, nhưng theo dữ liệu ghi nhận trước đó của IDC thì hãng sản xuất đến từ Trung Quốc này có doanh số bán ra đạt 23,5 triệu máy trong quý 4. Thế nhưng, cái tên đáng nhắc đến nhất ở đây lại chính là Xiaomi, khi hãng sản xuất điện thoại nhỏ bé này lần đầu tiên lọt vào top 5 nhà sản xuất hàng đầu thế giới năm 2014, sau một khoảng thời gian rất ngắn phát triển mảng di động - mức tăng trưởng lên tới 178% so với năm 2013. Với doanh số trong quý 4 là 16,6 triệu máy, còn cả năm 2014 là 61 triệu máy, theo như công bố trước đó của CEO Lei Jun (Chinadaily.com, 2015).
Sự thành công trong việc ứng dụng TMĐT của một số doanh nghiệp bán lẻ điện máy Trung Quốc
JD.com – nhà bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Trung Quốc
Jingdong Century Trading là một doanh nghiệp bán lẻ điện máy được thành lập năm 1998 bởi ông Richard Liu Qiangdong với số vốn ban đầu là 12.000 RMD. Đối tượng kinh doanh thời kỳ đầu của Jingdong là các sản phẩm điện máy nghe nhìn, mặt hàng đang có nhu cầu rất cao tại Trung Quốc thời kì đó. Sau 5 năm kinh doanh thành công, doanh nghiệp đã có 12 của hàng bán lẻ với doanh số trên 10 triệu RMB mỗi năm. Tuy nhiên, cuối năm 2003, khi đại dịch Sars tràn vào Trung Quốc cướp đi tính mạng của hơn 300 người, các nhà bán lẻ Trung Quốc trong đó có Jingdong gặp phải nguy cơ phá sản lớn nhất từ trước đến nay khi người tiêu dùng được chính phủ khuyến cáo không nên đến những nơi đông người. Các cửa hàng gần như không có khách hàng đến mua, doanh nghiệp bị ùn vốn cũng như chi phí để duy trì doanh nghiệp tăng cao đẩy các doanh nghiệp phải ra các quyết định khó khăn như đóng cửa tạm thời các cửa hàng bán lẻ, thu nhỏ hoạt động kinh doanh… Nắm bắt được việc nhu cầu thị trường vẫn cao tuy nhiên người dân lại không muốn ra ngoài mua sắm kể cả sau đại dịch, ông Richard Liu đã quyết định chuyển hướng kinh doanh của công ty từ bán lẻ truyền thống sang bán lẻ trực tuyến. Năm 2004, website TMĐT bán lẻ của Jingdong ra đời với tên miền JD.com.
Trong năm 2005, Jingdong đã đóng của toàn bộ của hàng bán lẻ của mình, tập trung toàn bộ nguồn lực của công ty vào bán lẻ trực tuyến. Đây là một quyết định
rất nguy hiểm, trong năm 2005, sau khi chuyển toàn bộ dịch vụ của công ty lên Internet, doanh số bán hàng đã giảm xuống còn 30 triệu RMB, ít hơn một nửa so với năm 2004. Tuy nhiên, nhờ các chiến dịch quảng cáo, tạo dựng sự tin tưởng với khách hàng qua các dịch vụ được cung cấp bởi công ty, Jingdong đã phục hồi nhanh chóng với mức tăng trưởng trung bình của tổng giá trị giao dịch hơn là 200% trong giai đoạn 2006 – 2010 và hơn 80 % trong giai đoạn 2011 – 2015. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch năm 2015 đạt 462,7 tỉ RMB tăng 77,82% so với năm trước và dự đoán trong năm 2016 sẽ đạt 658,2 tỉ RMB. Số lượng đơn đặt hàng của JD.com tăng từ 12,5 triệu năm 2011 lên 689 triệu năm 2014 và 1,2631 tỉ đơn hàng năm 2015, dự báo năm 2016 sẽ chạm mốc 1,6 tỉ đơn hàng.
Biểu đồ 2.14: Mức tăng trưởng tổng giá trị giao dịch của Jingdong
Nguồn: JD.com, 2016
Tham gia vào thị trường TMĐT là việc không quá khó đối với các doanh nghiệp bán lẻ nhưng để tồn tại và phát triển được lại luôn là bài toán nan giải cho tất cả doanh nghiệp. Jingdong kể từ ngày đầu thành lập cũng gặp không ít các khó khăn để tồn tại nhưng chủ tịch công ty Richard Liu luôn đưa ra được những quyết sách mang tính sống còn, kịp thời để nâng cao khả năng tồn tại, tăng tính cạnh tranh và giúp công ty phát triển. Một số khó khăn lớn mà Jingdong đã đối mặt trong thời kỳ đầu có thể kể đến như:
- Tạo dựng niềm tin với khách hàng trong thời kì đầu bán hàng trực tuyến: năm 2005 là một trong những năm khó khăn nhất của Jingdong khi quyết định chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty sang lĩnh vực TMĐT. Doanh số bán hàng giảm hơn 50% là minh chứng rõ nhất cho những khó khăn của công ty. Với đặc điểm hàng hóa kinh doanh của công ty là các sản phẩm điện máy, nghe nhìn, điện thoại di động… đều là các loại hàng hóa có giá trị cao do đó khách hàng luôn ngại việc mua hàng qua mạng Internet, loại hình còn khá mới mẻ và có tính rủi ro nhất định cho người mua hàng. Nắm bắt được nguyên nhân của làm giảm doanh số công ty, ban giám đốc công ty đã đưa ra một loạt các chính sách để tạo dựng niềm tin ở khách hàng như: chấp nhận thanh toán khi giao hàng, tất cả các nhân viên giao hàng đều được đào tạo kĩ thuật để tư vấn – trợ giúp khách hàng kiểm tra sản phẩm, tất cả mô tả hàng hóa trên website công ty đều dùng hình ảnh thật, tập trung vào việc tư vấn sản phẩm phù hợp nhất mà không phải là sản phẩm đắt nhất cho khách hàng,… Tất cả các hoạt động nói trên đã dần giúp công ty xây dựng được hình ảnh trung thực, đáng tin trong mắt người tiêu dùng, số lượng khách hàng tăng dần theo từng năm đã tạo điều kiện cho công ty phát triển bền vững.
- Bài toán chi phí vận chuyển và lưu kho: khi Jingdong bắt đầu chuyển sang lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, một trong những bài toán khó khăn nhất đối với công ty là lựa chọn sử dụng dịch vụ vận chuyển của bên thứ ba hay tự thành lập một đội ngũ vận chuyển của riêng mình. Vào năm 2005, dịch vụ vận tải nội địa Trung Quốc vẫn bị độc quyền bởi China Post, mức phí cho dịch vụ rất cao nhưng chất lượng dịch vụ lại rất kém, hàng hóa thường xuyên bị thất lạc hoặc đổ vỡ. Chính bởi những lý do này, chủ tịch Richard Liu đã quyết định tự xây dựng dịch vụ vận tải, nhà kho của riêng mình. Tính tới hết năm 2016, JD.com đã đầu tư hơn 1,6 tỉ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải. Thành quả là 256 nhà kho, 6.906 điểm giao và nhận hàng đã đi vào hoạt động, trải khắp 2.655 tỉnh, thành phố và thị trấn ở Trung Quốc. Số lượng nhân viên giao nhận đạt 120.622 người (JD.com, 2016). Việc có dịch vụ vận tải của riêng mình đã giúp JD.com có được lợi thế cạnh tranh về chi phí trong dài hạn so với các công ty bán lẻ khác trên thị trường. Thêm vào đó, chất lượng dịch vụ luôn được đảm bảo và thời gian giao hàng cũng được rút ngắn tối đa (JD.com có
thể giao hàng cho khách trong vòng 3 tiếng kể từ khi đặt hàng nếu thành phố khách hàng ở có điểm giao nhận của họ). Nhờ có việc nắm bắt cơ hội phát triển từ rất sớm, sự quan tâm đầu tư đúng mức, mạng lưới giao hàng của Jingdong hiện đang là mạng lưới giao hàng có mức độ bao phủ lớn nhất nội địa Trung Quốc, tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài và góp phần giảm chi phí bán hàng cho doanh nghiệp.
- Xây dựng phương thức thanh toán phù hợp: thời điểm năm 2005, TMĐT vẫn chưa hoàn toàn phát triển ở Trung Quốc, khách hàng vẫn đang quen với phương thức mua hàng truyền thống, nhất là với các mặt hàng có giá trị lớn như các sản phẩm điện máy. Việc sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ngân hàng để thanh toán trước khi nhận hàng gặp phải sự e ngại đối với hầu hết các khách hàng của Jingdong, các giao dịch của công ty thường được lựa chọn phương thức COD (thanh toán khi nhận hàng). Tuy nhiên, Jingdong cũng lại gặp khó khăn mới khi áp dụng phương thức COD: khách hàng thường không đủ tiền mặt tại nhà khi thanh toán các đơn hàng có giá trị lớn. Nhân viên giao hàng thường xuyên phải đợi khách hàng đi rút tiền từ ngân hàng, điều này làm mất đi lợi thế vốn có của TMĐT là sự thuận tiện khi mua hàng. Thêm vào đó, việc nhân viên giao hàng cầm một số lượng lớn tiền mặt cũng gây ra các rủi ro nhất định cho công ty. Nắm bắt được hạn chế này, JD đã đưa ra phương thức thanh toán mới, mỗi nhân viên giao hàng sẽ được giao một máy POS (points of sale). Do đó, khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn của mình. Đây là một phương thức COD hoàn toàn mới tại thời điểm năm 2005 và chính nhờ phương thức này Jingdong đã hoàn toàn thuyết phục được rất nhiều khách hàng và bạn bè của họ tin tưởng, sử dụng dịch vụ của mình.
Qua những khó khăn, thử thách và cách mà Jingdong đã giải quyết những khó khăn, thử thách đó để trở thành một doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực TMĐT chúng ta có thể tóm tắt sự thành công của JD qua mô hình MSDP như sau:
Bảng 2.2: Phân tích sự thành công của JD qua mô hình MSDP
Tiêu chí Thành công
M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến
Với việc quyết định chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh lên internet từ rất sớm (2005), cùng với đó là hàng
thương mại qua internet - SEO)
loạt các hoạt động marketing để làm cho khách hàng quen với loại hình giao dịch mới của công ty. Sau một thời gian dài cố gắng, hình ảnh JD đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng và đã trở thành một trong những lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng Trung Quốc khi mua hàng trực tuyến.
S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng)
Việc tập trung toàn bộ nguồn lực vào phát triển TMĐT đã giúp JD có nhiều nguồn lực hơn một cách tương đối so với các công ty khác trong việc triển khai, xây dựng trang web cũng như các tiện ích khi giao dịch. Do đó website của JD luôn tạo được thiện cảm cho khách hàng cũ cũng như sự tiện dụng cho khách hàng mới. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để website của doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)
Jingdong đã sớm xây dụng hệ thống phân phối, giao nhận hoàn thiện và liên tục mở rộng hệ thống phân phối của mình ra toàn Trung Quốc. Với hệ thống phân phối có sẵn, Jingdong đảm bảo được chất lượng dịch vụ cũng như thời gian giao hàng tốt nhất cho khách hàng.
P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng)
Hoạt động thanh toán đã được JD quan tâm từ những ngày đầu ứng dụng TMĐT vào kinh doanh. Phương thức sử dụng POS hoàn toàn mới tại thời điểm năm 2005 đã giúp JD thuyết phục được khách hàng nhờ sự thuận tiện và đã tạo thói quen cho khách hàng sử dụng phương thức mua hàng mới do công ty cung cấp.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được môi trường khó khăn luôn đi kèm với các cơ hội để công ty phát triển. Nếu doanh nghiệp tìm ra được nguyên nhân của khó khắn, linh hoạt thay đổi để thích ứng, khắc phục hoặc tìm ra cách để giải quyết các khó khăn đó thì khó khăn chung của toàn ngành lại trở thành lợi thế cạnh tranh lâu
dài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vươn lên vị trí cao hơn trong phân khúc thị trường đã lựa chọn.
GOME – Mức giá thấp đi kèm chất lượng dịch vụ
Đến Bắc Kinh từ năm 18 tuổi để tìm kiếm việc làm, ông Wong Kwongyu đã chứng kiến sự đổi thay nhanh chóng nhờ tiến bộ khoa học ở thủ đô của Trung Quốc.