Tổng quan về thịtrường bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh điện máy của một số doanh nghiệp bán lẻ trung quốc và bài học cho doanh nghiệp việt na (Trang 48 - 56)

Hầu như các đại gia bán lẻ trên thế giới đều đã có mặt tại TQ. Sớm nhất là Carrefour (Pháp) vào TQ từ 1992, ngay khi nước này mở cửa thị trường bán lẻ cho đầu tư nước ngoài. Hay như Tesco, nhà bán lẻ lớn nhất Anh đã bắt đầu thâm nhập vào Trung Quốc bằng việc chi 140 triệu Bảng Anh để mua 50% cổ phần của chuỗi siêu thị Trung Quốc Hymall năm 2004 và đã phát triển thành 131 siêu thị vào năm 2013. Những đại gia khác cũng góp mặt vào thị trường này: Metro (Đức), Aeon (Nhật), Ikea (Thụy Điển), Makro (Hà Lan), McDonald's (Mỹ), Dairy Farm (Hongkong) hay Wal-Mart (Mỹ). Thâm nhập vào thị trường Trung Quốc vào năm 1996, sau 20 năm phát triển tại thị trường này, Wal-Mart Trung Quốc hiện đã có 439 trung tâm bán lẻ phân bố trên 189 thành phố. Hiện nay, hàng hoá TQ chiếm 95% lượng hàng bán tại các siêu thị Wal-Mart tại nước này, số nhà cung cấp nội địa của Wal-Mart cũng lên đến con số 100.000. Những nhà bán lẻ khác, trong đó có Carrefour (Pháp), Metro (Đức), Lotus (Thái Lan) cũng đang dự kiến phát triển thêm các chi nhánh tại các thành phố cấp hai của TQ sau khi đã củng cố vị trí tại các thành phố cấp một (chủ yếu dọc theo duyên hải TQ). Với quy mô thị trường siêu lớn cùng với số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường bán lẻ nhiều như vậy, việc chuyển hướng sang thị trường trực tuyến là yêu cầu tất yếu cho tất cả các nhà bán lẻ để có thể tăng cường mức độ phủ sóng của doanh nghiệp trên thị trường cũng như duy trì và chiếm lĩnh thị phần.

Trong năm 2015, quy mô giao dịch của thị trường bán lẻ trực tuyến của thị trường Trung Quốc đạt 3,8 nghìn tỉ RMB (tương đương 581,8 tỉ USD), mức tăng

dữ liệu từ eMarketer, năm 2015, thị trường bán lẻ trực tuyến Trung Quốc chiếm khoảng 35% thị phần bán lẻ trực tuyến toàn cầu, và đóng góp khoảng 46% cho tăng trưởng thị trường bán lẻ trực tuyến toàn cầu. Theo xu hướng hiện tại, thị trường bán lẻ trực tuyến Trung Quốc được kỳ vọng sẽ chiếm hơn 50% thị phần bán lẻ toàn cầu vào năm 2019 (Deloitte, 2016).

Biểu đồ 2.9: Quy mô giao dịch của thị trường bán lẻ trực tuyến Trung Quốc

Nguồn: E-commerce foundation, 2016

Theo dữ liệu của Trung tâm nghiên cứu TMĐT Trung Quốc, thị trường bán lẻ trực tuyến nước này chiếm hơn 12% thị phần kim ngạch bán lẻ cả nước trong năm 2015, và tỉ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 13,5 % năm 2016. Theo dự báo của eMarketer, con số này của thị trường Bắc Mĩ và Tây Âu trong năm 2016 dự kiến chỉ đạt 7,7% và 8,2% lần lượt theo thứ tự trong khi dự đoán tỉ lệ toàn cầu sẽ đạt khoảng 8,6%.

Trong 5 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ Trung Quốc liên tục giảm, tỷ lệ tăng trưởng của phần lớn các nhà bán lẻ truyền thống giảm mạnh. Theo báo cáo của Trung tâm Thương mại Trung Quốc (CGCC), tỉ lệ tăng trưởng doanh số bán hàng của 100 doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Trung Quốc gần như bằng 0 thậm chí có thể còn dưới 0 trong năm 2015. Theo báo cáo của Deloitte, thị trường bán lẻ trực tuyến đóng góp khoảng 34,7% vào tăng trưởng của thị trường bán lẻ Trung Quốc năm 2015, gần gấp đôi so với con số 19,65% của năm 2012.

tăng trưởng của thị trường bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc được dự đoán là sẽ liên tục tăng cao trong vài năm tới và sẽ có ảnh hưởng lớn hơn tới mức tăng trưởng của toàn thị trường bán lẻ (Deloitte, 2016).

Biểu đồ 2.10: Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ của Trung Quốc và tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng của thị trường bán lẻ trực tuyến

Nguồn: China Briefing, 2016

Cấu trúc mô hình của thị trường bán lẻ trực tuyến cũng có sự thay đổi lớn trong những năm vừa qua, mô hình C2C khởi đầu với mức tăng trưởng rất cao trong thời kì đầu của TMĐT hiện đã bước sang thời kì trưởng thành, trở nên chuẩn hóa, chất lượng và đa dạng hơn sau nhiều năm phát triển, mức tăng trưởng giảm dần đều qua các năm. Trái ngược với xu hướng này, quy mô giao dịch ở thị trường B2C ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến. Tỉ lệ đóng góp vào sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến của mô hình B2C đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 với con số lần lượt là 25,3% và 51,9%. Theo một báo cáo phân tích thị trường của iResearch năm 2016, trong năm 2015 quy mô giao dịch của thị trường B2C đã tăng 56,6% so với năm

trước, trong khi thị trường C2C chỉ tăng 19,5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 35,71% của toàn thị trường bán lẻ trực tuyến. Dự báo trong vài năm tới, mô hình B2C sẽ vẫn tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến Trung Quốc. Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt trội của mô hình B2C là ngày càng nhiều công ty Trung Quốc thành công trong việc áp dụng TMĐT trong bán lẻ. Các doanh nghiệp start up cũng coi thị trường bán lẻ trực tuyến là thị trường chính khi khởi nghiệp vì hai lý do chính: cơ sở hạ tầng phân phối của các doanh nghiệp này chưa được hoàn thiện và mức chi phí cho quảng cáo, xúc tiến thương mại trên thị trường trực tuyến thấp hơn nhiều so với cách làm truyền thống.

Biểu đồ 2.11: Tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng của thị trường bán lẻ trực tuyến

Nguồn: China Briefing, 2016

Năm 2014 và 2015 cũng cho thấy sự thay đổi lớn trong phương thức mua hàng trực tuyến của khách hàng Trung Quốc. Cùng với sự phổ biến của điện thoại thông minh và các tiến bộ công nghệ, công cụ mua hàng trực tuyến của khách hàng Trung Quốc đã chuyển dần từ máy tính để bàn sang điện thoại.

Theo một nghiên cứu của Deloitte năm 2016, quy mô giao dịch từ điện thoại thông minh đã tăng trưởng hơn 200% trong khoảng thời gian từ 2012 tới 2015, cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng của thị trường bán lẻ trực tuyến trong cùng thời kì. Theo số liệu từ báo cáo trên, quy mô giao dịch từ điện thoại thông minh đã đạt 2,1 nghìn tỉ RMB trong năm 2015, chiếm 55,5% tổng giao dịch bán lẻ toàn thị trường và lần đầu tiên vượt qua máy tính để bàn để trở thành mô hình mua sắm phổ

doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc đã cung cấp tới khách hàng ứng dụng bán lẻ riêng của doanh nghiệp trên các chợ ứng dụng hoặc đã tích hợp kho hàng của mình vào ứng dụng bán lẻ trực tuyến được cung cấp bởi bên thứ ba (Deloitte, 2016).

Biểu đồ 2.12: Sự thay đổi của tổng giá trị giao dịch và tỉ lệ tăng trưởng giao dịch trên thiết bị di dộng tại thị trường bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc

Nguồn: Deloitte, 2016

Sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường bán lẻ trực tuyến Trung Quốc có sự góp phần không nhỏ từ những hãng lớn như Alibaba, Taobao, Tmall và JD.com. Bà Monica Peart - Giám đốc Dự báo của eMarketer nhận xét, những ông lớn nội địa này tạo được vị thế vững chắc nhờ tung ra dịch vụ đánh trúng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng, như Alibaba đưa ra hệ thống thanh toán Alipay còn JD.com tổ chức mạng lưới hậu cần kho vận của riêng mình (eMaketer, 2016).

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm đến TMĐT để tìm thứ họ muốn hơn là ra các khu chợ bán lẻ như trước kia. Xu hướng này đã góp phần kích thích sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc. Theo Cục thống kê Trung Quốc, trong nửa năm đầu 2015, doanh thu từ mua sắm trực tuyến của nước này đạt 265 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số

tử... Sự phổ biến của điện thoại di động, cũng như hạn chế của hệ thống bán lẻ truyền thống tại nông thôn đã kích thích mua sắm trực tuyến tại khu vực này. Báo cáo mới nhất của Alibaba - hãng TMĐT lớn nhất Trung Quốc, cho thấy doanh thu từ khách hàng thành thị tăng trưởng chậm hơn gần 20% so với nông thôn. Số giao dịch qua di động ở khu vực xa trung tâm cũng tăng 250% so với năm 2014. Trong 100 thị trấn có tốc độ phát triển TMĐT nhanh nhất thì 75% thuộc về nhóm cư dân có thu nhập thấp miền Đông Bắc (eMarketer, 2016).

Nhìn chung, mức tăng trưởng doanh thu từ mua sắm trực tuyến nửa đầu năm 2015 của Trung Quốc vẫn thấp hơn năm 2014 (50%), nhưng gấp gần 3 lần Mỹ (15%) và các nền kinh tế phát triển khác. Nếu giữ nguyên tốc độ này đến hết năm 2016, tổng kim ngạch mua bán trực tuyến của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 650 tỉ USD, gần gấp đôi mức dự báo 350 tỷ USD của thị trường Mỹ.

Một trong những lý do khác góp phần giúp TMĐT Trung Quốc bùng nổ trong giai đoạn 2011 – 2015 là: các công ty bán lẻ đã làm cho người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn với việc mua sắm trực tuyến. Sự xuất hiện của các hệ thống trung gian thanh toán như Alipay và sự chấp nhận thẻ tín dụng ngày càng rộng rãi đang xoá nhoà các rào cản của TMĐT ở Trung Quốc.

Biểu đồ 2.13: Thời gian sử dụng internet trung bình hàng tuần tại Trung Quốc

Nguồn: CNNIC, 2016

Phần lớn sự tăng trưởng TMĐT của Trung Quốc là nhờ vào những người tiêu dùng trẻ. Theo công ty nghiên cứu thị trường China Market, trung bình mỗi người

mỗi tuần, cao hơn nhiều so với 12 giờ mỗi tuần với giới trẻ Mỹ. Các sản phẩm được lựa chọn chủ yếu là quần áo, đồ ăn nhanh, phần mềm, điện thoại di động, đồ điện tử, đồ điện gia đình…

Theo Cục Bưu điện Nhà nước Trung Quốc, TMĐT đang trở thành phân khúc quan trọng của ngành dịch vụ giao nhận, các đơn hàng trực tuyến chiếm đến 21 tỷ trong 30 tỷ bưu kiện vận chuyển được thực hiện trong năm 2016. Số lượng bưu kiện quốc tế vận chuyển từ Trung Quốc đã tăng 47,1% trong 3 quý đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả từ những kênh giao dịch toàn cầu của các ông lớn bán lẻ trực tuyến lớn ở đất nước đông dân nhất thế giới như Alibaba Group Holding, JD.com và Sunny Application (CNNIC, 2016).

TMĐT cũng đã tiếp cận đến các vùng nông thôn. Cục Bưu điện cho biết nông dân Trung Quốc đã chi hơn 100 tỷ nhân dân tệ (14 tỷ USD) để mua hàng trực tuyến trong 10 tháng đầu năm 2016, 80% vùng thôn quê đã có ít nhất một cơ sở cung cấp dịch vụ đặt hàng trực tuyến và giao nhận sản phẩm. Trong 9 tháng đầu năm 2016, người dân Trung Quốc đã chi 3.470 tỷ nhân dân tệ (khoảng 500 tỷ USD) để mua hàng trực tuyến, tăng 26,1% so với năm 2015 và đã đưa Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành quốc gia hàng đầu về mua sắm trực tuyến. Cơ sở hạ tầng giao nhận hàng hóa nội địa Trung Quốc cũng đã phát triển nhanh chóng với hơn 183.000 văn phòng của các công ty giao nhận, đảm trách vận chuyển cả trong cũng như ngoài nước và khoảng 200 trung tâm phân phối lớn đang được xây dựng trong những năm tới. Các hình thức mới như chia sẻ kho hàng, dùng phương tiện giao thông cá nhân để giao hàng, dùng ứng dụng công nghệ hiện đại như hệ thống phân loại hàng hóa tự động giúp tiết kiệm thời gian, tránh thất lạc và giảm thiểu chi phí cũng đang được áp dụng rộng rãi (eMarketer, 2016).

Sản phẩm dịch vụ tài chính hướng vào tầng lớp trung lưu mới nổi đang gia tăng ở Trung Quốc và được dự báo sẽ phát triển mạnh hơn do nhu cầu ngày càng cao. Theo Jeremy Peruski - Công ty tư vấn ICR, người tiêu dùng Trung Quốc đã bỏ qua nhiều công nghệ đang dần lỗi thời của phương Tây, họ sử dụng công nghệ mới hơn tạo điều kiện cho phát triển công nghệ, và Trung Quốc đang trở thành một trung tâm công nghệ dựa trên mặt bằng chung của thế giới, dẫn đầu về các sản

phẩm phục vụ tài chính. Thẻ tín dụng không được ưa chuộng tại Trung Quốc, thay vào đó, khách hàng dùng điện thoại và các ứng dụng thanh toán như hệ thống thanh toán của Alibaba, Alipay, WeChat… Một báo cáo của Ernst & Young chỉ ra rằng, 40% người tiêu dùng Trung Quốc hiện nay sử dụng những phương thức thanh toán mới. Một yếu tố khác tạo đà cho sự phát triển cho lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) ở Trung Quốc là một hệ thống tín dụng xã hội mà chính phủ nước này dự kiến sẽ triển khai trên toàn quốc vào năm 2020. Hệ thống này cấp cho mỗi người dân và doanh nghiệp một số điểm tín dụng dựa trên hành vi xã hội, lịch sử mua bán và thông số tài chính của họ. Số điểm sau đó sẽ được sử dụng để quyết định mọi vấn đề của người đó như khoản vay, việc làm, địa điểm du lịch (Ernst & Young, 2015).

Trong khi đó, phân khúc cho vay ngang hàng (peer-to-peer) của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục phát triển để lấp các khoảng trống của ngân hàng truyền thống. China Rapid Finance (công ty cho vay lớn nhất Trung Quốc) đã tạo điều kiện cung cấp các khoản vay cho người tiêu dùng trực tuyến và tầng lớp trung lưu. Hiện dịch vụ của China Rapid Finance đã có hơn 1 triệu người dùng thường xuyên và con số này được dự báo sẽ tăng lên trong các năm tới. “Năm 2017 sẽ quyết định tương lai của hệ thống tín dụng xã hội Trung Quốc”, Matthew Wong, nhà nghiên cứu cấp cao của CB Insights cho biết (CB Insights, 2016).

Năm 2015, Trung Quốc có 19 công ty trị giá hơn 1 tỷ USD. Theo Matthew Wong, con số này giảm xuống còn 11 công ty sau 11 tháng năm 2016 và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2017. Việc kêu gọi vốn với các doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup) sẽ khó khăn hơn trong năm 2017. Số hợp đồng đầu tư cho các Startup đã tăng nhẹ trong quý III năm 2016 nhưng số tiền đầu tư đã giảm khoảng 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Phân khúc trí thông minh nhân tạo nhiều khả năng sẽ được tài trợ lớn hơn, theo báo cáo của KPMG. Năm 2016, các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động khá mạnh ở nước ngoài với hơn 207 tỷ USD đổ vào các vụ sáp nhập và mua lại. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ được duy trì trong năm 2017. Các hãng công nghệ lớn nhất đã bắt đầu mở rộng toàn cầu, vươn ra châu Âu, Mỹ và Đông Nam Á. Ant Financial của Alibaba gần đây đã đầu tư vào Ascend

Money, một công ty fintech của Thái Lan, để mở rộng các sản phẩm tài chính trực tuyến của riêng mình. Các công ty Trung Quốc đã đầu tư 3,5 tỷ USD vào các công ty Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2016 và nhiều khả năng sẽ gia tăng các khoản đầu tư trong vòng 12 tháng tới. Các chuyên gia cũng khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp TMĐT Trung Quốc và tham vọng toàn cầu của họ sẽ ngày càng lớn, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ. Một số công ty đang có ý định bỏ qua hoàn toàn thị trường trong nước như Cheetah Mobile, nhà cung cấp những ứng dụng điện thoại được tải nhiều nhất ở châu Âu và Mỹ.

Nhập khẩu của Trung Quốc thông qua TMĐT xuyên biên giới tăng mạnh từ năm 2011, chủ yếu do người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quen với mua sắm trực tuyến. Năm 2014, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành một Thông báo quốc gia ghi nhận tầm quan trọng của TMĐT xuyên biên giới và nhập khẩu thông qua TMĐT. Chính phủ Trung Quốc cũng đã phê chuẩn việc thành lập các thành phố thử nghiệm toàn diện TMĐT xuyên biên giới. Tính đến năm 2016, Trung Quốc đang có 13 thành phố thử nghiệm, bao gồm: Hàng Châu, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh, An Huy, Trịnh Châu, Quảng Châu, Thành Đô, Đại Liên, Ninh Ba, Thanh Đảo, Thâm Quyến và Tô Châu. Với dân số gần 1,4 tỷ người, có sự chênh lệch rất lớn trong mỗi 34 khu vực của Trung Quốc, với rất nhiều yếu tố như thu nhập hộ gia đình, ngôn ngữ, giáo dục, văn hóa và hậu cần ảnh hưởng đến thói quen mua đang được các nhà kinh doanh trực tuyến tìm hiểu và khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh điện máy của một số doanh nghiệp bán lẻ trung quốc và bài học cho doanh nghiệp việt na (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)