2.1.1. Đặc điểm kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc có tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,382 tỷ người. Trung Quốc là quốc do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao (China Geography, 2016).
Với diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2015 là 11.007,72 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2015 là 6.497,50 USD, ngang giá sức mua đạt 13.571,70 USD (Tradingeconomics, 2017). Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2011, 70% GDP của Trung Quốc đến từ khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại…), công nghiệp nặng và nguồn năng lượng. Giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á và Trung Quốc
Kinh tế Trung Quốc đang từ thời kỳ tăng trưởng cao bước sang thời kỳ tăng trưởng ở mức trung bình cao. Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Việc giữ ổn định xã hội và mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Những năm qua, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 9% (Tradingeconomics, 2017).
Biểu đồ 2.1: GDP của Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015
Nguồn: China GDP – Trading economics, 2016
Theo Tạp chí Viện khoa học xã hội Trung Quốc, số 6/2015, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hiện đang bước vào “trạng thái bình thường mới”, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp xu hướng hạ thấp. Dự tính tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2015 là 6,9%, giảm 0,4% so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 là khoảng 6,7%, giảm 0,2% với năm 2015, mức giảm có phần thu hẹp. Cơ cấu ngành nghề cũng được điều chỉnh theo chiều hướng hướng chuyển dần từ công nghiệp gia công, công nghiệp nặng sang hướng phát triển dịch vụ và các ngành nghề công nghệ cao.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sáng tạo vật liệu mới, nhiều ngành nghề mới nổi phát triển mạnh mẽ như “Internet of Things”, điện toán đám mây, vật liệu mới, ngành công nghệ robot, ứng dụng vệ tinh, in 3D, ngành dịch vụ hiện đại, ngành mua sắm trên mạng và chuyển phát nhanh, sinh học và dịch
vụ chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp hiện đại… Mặc dù tỷ trọng của những ngành nghề này hiện nay trong nền kinh tế không quá lớn, nhưng sức sống của chúng rất mạnh, tốc độ phát triển nhanh và được kỳ cọng sẽ là ngành nghề cốt lõi cho sự phát triển của kinh tế Trung Quốc.
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc
Nguồn: Trading economics, 2017
Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ trong ba quý đầu năm 2015 là 8,4%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng (6%) và tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (3,8%), dự kiến năm 2015 giá trị gia tăng của ngành dịch vụ ở Trung Quốc chiếm khoảng 51,5% GDP. Năm 2016, Trung Quốc vẫn sẽ chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng của ngành dịch vụ sẽ tiếp tục tăng lên, dự kiến chiếm khoảng 52,5% GDP (Tạp chí Viện khoa học xã hội Trung Quốc, số 6/2015)
Tình hình tiêu dùng
Trong năm 2015, tổng kim ngạch bán lẻ hàng hóa tiêu dùng xã hội của Trung Quốc đạt 30,1 nghìn tỷ RMB ( khoảng 4,61 nghìn tỉ USD). Tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm xuống mức 10,7% nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành bán lẻ toàn cầu (7,6%). Theo eMarketer, trong năm 2015 thị trường bán lẻ Trung Quốc chiếm 20% thị phần bán lẻ toàn cầu, và đóng góp 37% cho sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ toàn cầu. Khi so sánh với mức tăng trưởng thấp hơn 5% của các nền kinh tế thuộc hai khu vực Bắc Mỹ và Đông Âu, thị trường bán lẻ tại
Trung Quốc cho thấy tiềm năng vượt trội và được kỳ vọng sẽ thay thế Mỹ trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2019.
Biểu đồ 2.3: Quy mô thị trường bán lẻ Trung Quốc giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Deloitte, 2016
Cơ cấu thị trường bán lẻ của Trung Quốc có sự thay đổi, cùng mới sự phát triển của mạng Internet, mạng di động và các thiết bị thông minh, chắc chắn rằng tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ qua Internet sẽ nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ trên các kênh phân phối truyền thống (China e-business Research Center, 2016).
Tình hình đầu tư
Năm 2015, tổng cộng mức đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc là 39.450 tỷ RMB, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 0,6% so với tốc độ tăng trưởng tích lũy cùng kỳ từ tháng 1 đến tháng 8.
Đầu tư cơ sở hạ tầng do đầu tư chính phủ chủ đạo cũng có phần giảm xuống, ba quý đầu năm 2015, mức hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc là 9.100 tỷ RMB, tốc độ tăng trưởng tích lũy so với cùng kỳ là 18,07%, giảm 2,88% so với cùng kỳ năm 2014. Chịu ảnh hưởng của các nhân tố như triển vọng kinh tế không sáng sủa, năng lượng sản xuất dư thừa và khoản thu tài chính của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương giảm mạnh, dự báo năm 2016, tình trạng tốc độ đầu tư tài sản cố định giảm chậm.
Tình hình xuất khẩu
giảm 1,8%; nhập khẩu 7.630 tỷ RMB, giảm 15,1%; xuất siêu thương mại 2.610 tỷ RMB, tăng 82,1%. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại thông thường của Trung Quốc chiếm 54,9% tỷ trọng tổng giá trị xuất nhập khẩu, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó, xuất khẩu thương mại thông thường tăng 2,7%. Lượng nhập khẩu một số hàng hóa thiết yếu của Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng. Trong đó, lượng nhập khẩu dầu thô tăng 8,8%; lượng nhập khẩu dầu thành phẩm tăng 4,7%; lượng nhập khẩu đậu tương tăng 13,1% (Tạp chí viện khoa học xã hội Trung Quốc, 2016).
2.1.2. Quá trình phát triển của TMĐT Trung Quốc trong những nămvừa qua vừa qua
Quá trình phát triển TMĐT của Trung Quốc có thể tóm tắt thành năm giai đoạn:
- 1990 – 1993, giai đoạn bắt đầu: khái niệm TMĐT được đưa vào Trung Quốc năm 1990 và các dữ liệu, thông tin điện tử lần đầu được truyền qua mạng Internet vào năm 1993.
- 1993 – 1997, giai đoạn phôi thai: đây là giai đoạn chính phủ Trung Quốc bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của Internet trong công cuộc phát triển đất nước. Dự án “Three gold projects” được tổ chức và dẫn dắt bởi chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển TMĐT giữa các doanh nghiệp đã được công bố năm 1995. Giao dịch trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc được thực hiện vào năm 1996.
- 1998 – 2008, giai đoạn phát triển: Vào tháng 3 năm 1999, các website TMĐT B2C đầu tiên đi vào hoạt động, trong đó tiêu biểu có thể kể tới website www.8848.com chuyên bán các sản phẩm phục vụ du lịch. Cũng trong năm 1999, TMĐT đã được ứng dụng trong việc cung cấp các dịch vụ công tại Trung Quốc như: chính phủ điện tử, thanh toán thuế trực tuyến, giáo dục trực tuyến,... TMĐT chính thức bước vào giai đoạn đoạn được áp dụng rộng rãi..
- 2008 – 2015, giai đoạn bùng nổ: Tốc độ tăng trưởng Internet ở Trung Quốc luôn duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2008 - 2015. Theo Trung tâm
website của Trung Quốc là 4,23 triệu, tốc độ băng thông ra quốc tế là 312.342 Mbit/s. Các yếu tố cơ sở này đã thúc đẩy mạnh mẽ tới sự phát của TMĐT tại Trung Quốc. Trong giai đoạn này, rất nhiều doanh nghiệp đã thành công với mô hình TMĐT B2B và B2C như Alibaba, Tmall, JD, Sunning, Xiaomi, Huawei,...
2.1.3. Tiềm năng TMĐT ở Trung Quốc
Số lượng người dùng Internet
Biểu đồ 2.4: Số lượng người dùng Internet và tỉ lệ người dùng Internet tại Trung Quốc
Nguồn: CNNIC, 2016
Tính đến hết tháng 12 năm 2015, số người dùng Internet tại Trung Quốc là 688,26 triệu người, tăng 39,51 triệu người dùng so với cùng kỳ năm ngoái. Tỉ lệ người dùng Internet đạt 50,3% tăng 2,4% so với cuối năm 2014. Tính từ năm 2009, tỉ lệ người dùng Internet và số lượng người dùng đã tăng gần gấp đôi từ 384 triệu người dùng năm 2009 lên 688 triệu người dùng năm 2015. Tỉ lệ người dùng Internet cũng tăng từ 28,9% năm 2009 lên 50,3% năm 2015, từ đó có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại Trung Quốc trong những năm vừa qua.
Trong năm 2015, điện thoại thông minh tiếp tục là phương tiện phổ biến nhất để truy cập mạng của những người dùng Internet mới, chiếm khoảng 71,5% và tăng khoảng 7,4% so với cuối năm 2014. Trong số những người dùng mới năm 2015, 46,1% có độ tuổi dưới 19 tuổi và 46,4% là học sinh, sinh viên. Giải trí và trao đổi thông tin là hai lý do chính họ để truy cập Internet. Với sự tiện dụng, linh hoạt, số
lượng người dùng điện thoại thông minh ngày càng tăng trong khi lượng truy cập từ máy tính để bàn và Laptop ngày càng giảm. Trong năm 2015, tỉ lệ truy cập từ máy tính để bàn đạt 39,2%, giảm 12,4% so với năm 2014 (CNNIC, 2016)
Biểu đồ 2.5: Số lượng người dùng Mobile Internet và tỉ lệ người dùng Mobile Internet trên tổng số người dùng Internet
Nguồn: CNNIC Statistic Survey on Internet Development in China, 2016
Tính tới tháng 12 năm 2015, tổng số người dùng Internet trên điện thoại di động tại Trung Quốc đạt 620 triệu, tăng 63,03 triệu so với cuối năm 2014. Tỉ lệ người dùng truy cập Internet từ điện thoại tăng từ 85,8% lên 90,1% năm 2015 và vẫn giữ vị trí tăng trưởng cao nhất về số lượng người dùng. Có thể nói điện thoại di động đã trở thành một trong những cầu nối để Internet vươn được đến khắp các vùng miền tại Trung Quốc.
Độ tuổi sử dụng Internet tại Trung Quốc
Theo khảo về độ tuổi của người dùng Internet tại Trung Quốc của CNNIC thực hiện tháng 12 năm 2015, 75,1% số lượng người dùng Internet tại Trung Quốc nằm trong độ tuổi từ 10 đến 39. Cụ thể độ tuổi từ 10 đến 19 chiếm 21,4%, từ 20 đến 29 chiếm 29,9% và từ 30 đến 39 chiếm 23,8%. Năm 2015 chứng kiến sự tăng trưởng số lượng người dùng ở nhóm trên 40 tuổi, từ đó có thể thấy rằng Internet
Biểu đồ 2.6: Cấu trúc tuổi của người dùng Internet tại Trung Quốc
Nguồn: CNNIC Statistic Survey on Internet Development in China, 2016 Thu nhập của người dùng Internet
Theo báo cáo của CNNIC, tính đến hết tháng 12 năm 2015, hơn 50% người dùng Internet tại Trung Quốc có thu nhập nằm trong khoảng 2001 đến 8000 RMB mỗi tháng. Hai nhóm có thu nhập từ 2001 – 3000 RMB và 3001 – 5000 RMB chiếm tỉ lệ lớn nhất lần lượt đạt 18,4% và 23,4%. Tuy nhiên, nhóm tăng trưởng mạnh nhất là 2 nhóm người dùng có thu nhập từ 3001 – 5000 RMB với 3,1% và 5001 – 8000 RMB với 1,6%.
Biểu đồ 2.7: Thu nhập cá nhân hàng tháng của người dùng Internet tại Trung Quốc
So với năm 2014, tỉ lệ người có thu nhập trên 2000 RMB đã tăng 4,9%. Có thể thấy nhóm hiện đang tiếp cận với Internet hầu hết đều có thu nhập từ trung bình đến cao, do đó đây đang và sẽ là các khách hàng tiềm năng cho các dịch vụ bán lẻ trực tuyến.
Hiện trạng mua hàng trực tuyến tại Trung Quốc
Năm 2015, tổng số khách hàng trực tuyến của Trung Quốc đạt 413 triệu người tăng 51,83 triệu người (hay 14,3%) so với năm 2014, chiếm gần 60% tổng số người dùng Internet. Thị trường mua hàng trực tuyến vẫn luôn duy trì mức tăng trưởng hai con số từ năm 2010. Cùng với đó, số lượng khách hàng giao dịch trực tuyến qua điện thoại tăng trưởng nhanh chóng và đạt 340 triệu người, tăng 43,9% so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ số người giao dịch trên điện thoại tăng từ 42,4% lên 54,8% và chính thức vượt qua máy tính để bàn để trở thành phương tiện được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch TMĐT. Những con số này phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT của Trung Quốc thời gian gần đây (CNNIC, 2016).
Cũng trong năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách, dự án để thúc đẩy sự phát triển của TMĐT trong đó phải kể tới dự án “Internet + Circulation”. Mục đích của dự án là thúc đẩy TMĐT tại khu vực nông thông, các thành phố vừa và nhỏ thông qua việc thúc đẩy sự hợp nhất giữa TMĐT và thương mại truyền thống. Dự án đã đưa ra 11 chương trình ưu tiên trong đó phải kể đến các chương trình xúc tiến hợp tác sản xuất, đổi mới mô hình nông nghiệp và năng lượng sạch. Các chính sách, dự án này nhằm xây dựng một hệ thống khép kín bao gồm các khâu từ sản xuất tới tiêu thụ dựa trên cơ sở TMĐT. Nông dân, nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ được san sẻ các rủi ro, tăng cường tính hợp tác và cùng đạt được các lợi ích mong muốn từ mô hình này. Các công ty bán lẻ lớn tại Trung Quốc như Alibaba, JD.com hay Sunning đã ngay lập tức tận dụng các chính sách này để tiếp cận sâu hơn vào thị trường tiêu thụ và cung cấp tiềm năng tại các vùng nông thôn bằng cách xây dựng các siêu thị, cửa hàng, kho hàng để rút ngắn phục vụ khách hàng tại các khu vực này. Theo ghi nhận của CNNIC, tỉ lệ người mua hàng trực tuyến tại các vùng nông thôn, đô thị vừa và nhỏ đã tăng 22,4% trong năm 2015 sau khi các chính sách này chính thức được áp dụng.
Biểu đồ 2.8: Số lượng người mua hàng trực tuyến/ khách hàng mua hàng trên điện thoại và tỉ lệ sử dụng năm 2014 – 2015
Nguồn: CNNIC, 2016
Qua những thông tin trên, ta có thể nhận thấy tiềm năng ứng dụng TMĐT ở Trung Quốc là rất lớn và có thể khái quát trong các yếu tố sau
- Sự bùng nổ của Internet tại Trung Quốc: số lượng người dùng tăng nhanh, nhất là số lượng người truy cập từ điện thoại, đây sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng cho tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc khi ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó cơ sở hạ tầng Internet cũng đã được chính phủ và các công ty cung cấp dịch vụ mạng chú trọng đầu tư và phát triển, điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí về cơ sở hạ tầng cho TMĐT thời gian ban đầu.
- Độ tuổi người sử dụng Internet rất trẻ: độ tuổi trẻ giúp người sử dụng