Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng hệ thống đánh giá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đánh giá nhân sự tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 41)

tại các ngân hàng TMCP

Tại các ngân hàng TMCP của Việt Nam hiện nay đều đã áp dụng các hệ thống đánh giá nhân sự tiên tiến, dựa trên mục tiêu chiến lược của ngân hàng để xây dựng thành các chỉ tiêu kinh doanh, chỉ tiêu hoạt động. Mặc dù cách thức áp dụng có khác nhau, thời điểm áp dụng từ lâu hoặc mới, nhưng hệ thống đánh giá nhân sự nói riêng, hệ thống quản trị nhân sự nói chung đều đã phát huy hiệu quả nhất định tại các ngân hàng. Kết quả cho thấy sự tăng trưởng về thành tích của toàn ngân hàng và mức lương của từng nhân viên. Tuy nhiên, trong nhiều khảo sát tại các ngân hàng cho thấy, trong quá trình áp dụng các hệ thống đánh giá nhân sự, các ngân hàng chắc chắn vẫn cần sự điều chỉnh cho phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn bởi các lý do sau đây:

+ Thứ nhất, đó là khi đề cập đến hệ thống đánh giá nhân sự, mọi người chỉ nghĩ đến KPIs. Hầu hết lãnh đạo và nhân viên chỉ hiểu KPIs là công cụ đánh giá đơn thuần, với mục đích là xác lập và đo lường kết quả thực hiện công việc của nhân viên vào cuối kỳ đánh giá. Bản chất của KPIs là một công cụ quản trị chiến lược từ việc xác lập mục tiêu – theo dõi quá trình thực hiện – cảnh báo hiệu suất để cải tiến – điều chỉnh mục tiêu kịp thời. Do đó, nếu hiểu KPIs chỉ là mục tiêu cuối cùng thì hệ thống đánh giá sẽ chỉ được hiểu là thước đo và sự so sánh năng lực thể hiện của nhân viên với những tiêu chuẩn đã đặt ra. Như vậy, hệ thống đánh giá nhân sự mới chỉ phát huy một phần vai trò của nó.

+ Thứ hai, khi xây dựng KPIs nhưng không định lượng được kết quả của nhiều tiêu chí, hoặc xác định được kết quả của các quy trình thực hiện thì kết quả của của hệ thống đánh giá không phản ánh được chất lượng thực sự của đội ngũ nhân sự.

+ Thứ ba đó là, triển khai hệ thống đánh giá thiếu đi sự thông tin truyền đạt kịp thời và thường xuyên của phía lãnh đạo và người triển khai. Người triển khai chưa truyền đạt đầy đủ, thiếu những văn bản hướng dẫn, hoặc do năng lực của đội ngũ quản lý yếu trong việc đo lường khích lệ tinh thần người lao động cùng thực hiện, làm cho người lao động nhận thức chưa đúng về KPIs, chưa có được sự đồng thuận của người thực hiện đánh giá. Người lao động xem KPIs như một công cụ của quản lý giám sát mình chứ không phải công cụ để bản thân mình theo dõi kết quả của chính mình để cải tiến.

+ Thứ tư, năng lực của những người xây dựng hệ thống đánh giá nhân sự tại ngân hàng, hay còn được gọi là nhóm dự án. Đặc trưng của hệ thống đánh giá nhân sự là theo dõi cả một quá trình liên tục để theo đuổi mục tiêu của cả Ngân hàng, nhưng khi hoàn thành nhóm dự án này thường cũng tan giã luôn trở về với công việc thường ngày (vì thông thường đội dự án này được rút ra từ những nhân viên xuất sắc đang làm một công việc nào đó trong Ngân hàng, và khi dự án xong nhóm này không còn nữa), điều này là sai lầm, vì hệ thống đánh giá luôn cần phải có một người hay một nhóm chuyên trách để theo dõi và tổng hợp, để đưa ra khuyến cáo để điều chỉnh kịp thời những điểm chưa phù hợp, tránh sai lầm trong quá trình triển khai thực tế.

Tóm lại, nghiên cứu lý thuyết về hệ thống đánh giá nhân sự và các ví dụ thực tiễn về áp dụng hệ thống đánh giá nhân sự tại các ngân hàng TMCP của Việt Nam giúp người nghiên cứu nắm vững lý luận và vận dụng để tìm hiểu hệ thống đánh giá nhân sự tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Ninh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NINH 2.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Ninh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam – chi nhánh Quảng Ninh (đặc điểm hoạt động kinh doanh) Việt Nam – chi nhánh Quảng Ninh (đặc điểm hoạt động kinh doanh)

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào năm 1988, được Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận niêm yết từ ngày 16/07/2009. Đến nay trải qua quá trình phát triển tròn 30 năm, tính đến cuối năm 2017, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang có vốn điều lệ dẫn đầu toàn hệ thống ngân hàng TMCP của Việt Nam và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay ngân hàng có hơn 1000 chi nhánh, phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm với hoạt động của hơn 20.000 ngàn nhân sự. Số vốn điều lệ của VietinBank là 37.234 tỷ đồng (không thay đổi từ năm 2014), tổng tài sản hợp nhất của VietinBank đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 839 nghìn tỷ đồng, đều đạt và vượt kế hoạch kinh doanh đề ra. VietinBank phát triển sản phẩm đầu tư hiện đại, tiếp tục giữ vững vai trò là ngân hàng tạo lập thị trường với tổng quy mô đầu tư đạt 243 nghìn tỷ đồng. Năm 2017, lợi nhuận trước thuế đạt 9206 tỷ đồng, tỷ suất ROA là 1% và ROE là 12%.

Nằm trong sự phát triển của Vietinbank, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Ninh được thành lập từ năm 1988, hiện nay đang hoạt động tại địa chỉ: Đường 25 tháng 4, phường Hồng Gai, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng.

Số điện thoại: 0203. 3825 713 Số Fax: 0203. 3826 107

Khởi đầu từ những khó khăn trong vốn, hạ tầng cơ sở vật chất, mạng lưới tổ chức và trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên… để có được sự thành công và niềm tin của các doanh nghiệp và nhân dân đối với VietinBank – Chi nhánh Quảng Ninh như

ngày hôm nay là cả sự cố gắng vượt qua chặng đường gian nan vất vả, không ngừng vươn lên của nhiều thế hệ cán bộ nhân viên ngân hàng đã gánh vác và xây dựng.

Chi nhánh đã trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (từ năm 1988 đến năm 1991) hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay VNĐ – chi nhánh hoạt động với đặc điểm là chi nhánh ngân hàng thương mại đối nội.

+ Giai đoạn 2 (từ năm 1991 – 2005) chi nhánh Quảng Ninh thay đổi lĩnh vực hoạt động, mở rộng các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như: huy động vốn và cho vay ngoại tệ, tài trợ thương mại, bảo lãnh thanh toán, chuyển tiền, kiều hối, mua bán, hoán đổi ngoại tệ,... Lúc này, chi nhánh Quảng Ninh hoạt động là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng, với địa bàn rộng bao gồm Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Bãi Cháy và Móng Cái.

+ Giai đoạn 3 (từ năm 2006 đến nay) Chi nhánh bị thu hẹp địa bàn hoạt động do các chi nhánh cấp 2 trực thuộc bao gồm Bãi Cháy, Cẩm Phả, Uông Bí và Móng Cái được nâng lên chi nhánh cấp 1, khiến chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, cạnh tranh tìm thị phần với hơn 20 chi nhánh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Trải qua 30 năm phát triển với các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh chính:

a, Huy động vốn: Thực hiện nghiệp vụ chính của ngân hàng về đi vay, thực hiện chức năng trung gian tài chính:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ...

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

b, Cho vay và đầu tư: thực hiện nghiệp vụ chính của ngân hàng về cho vay, thực hiện chức năng trung gian tài chính.

- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.

- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình - Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

c, Bảo lãnh:

- Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thuế,..

d, Thanh toán và Tài trợ thương mại

- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế - Chuyển tiền nhanh Western Union

- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả Kiều hối…

e, Ngân quỹ

- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)

- Cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. g, Thẻ và ngân hàng điện tử: Theo sự phát triển của khoa học – công nghệ, tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt, chi nhánh cũng đã phát triển các dịch vụ:

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)

- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Mobie Banking, SMS Banking

h, Hoạt động khác: Bên cạnh các mảng nghiệp vụ chính của ngân hàng, ngân hàng hiện nay đang lấn sân sang các dịch vụ của bảo hiểm và chứng khoán. Đây cũng là những mảng dịch vụ mà chi nhánh có thể tận dụng được lượng khách hàng đang có, bao gồm:

- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ - Tư vấn đầu tư và tài chính

- Tư vấn, lưu ký chứng khoán

2.1.2. Mô hình tổ chức nhân sự của chi nhánh

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh hiện nay chia làm 3 cấp:

- Cấp lãnh đạo cao nhất – giám đốc và phó giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng kế hoạch phát triển, thực hiện các chỉ tiêu được giao, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo ngân hàng. Giám đốc và phó giám đốc chi nhánh quản lý trực tiếp các phòng kinh doanh, đặc biệt là phòng KHDN do tính chất hoạt động, tập trung trong mảng huy động và tín dụng khách hàng với chỉ tiêu cao.

- Lãnh đạo cấp trung gồm các trưởng phó các phòng nghiệp vụ/kinh doanh và trưởng phòng giao dịch. Các vị trí này chịu trách nhiệm quản lý phòng ban mình phụ trách, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

- Nhân viên thuộc các phòng ban nghiệp vụ/kinh doanh và phòng giao dịch chịu trách nhiệm về công việc được giao.

Các phòng kinh doanh bao gồm phòng khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân (bán lẻ), thanh toán thương mại và các phòng nghiệp vụ hỗ trợ.

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính chi nhánh

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh

Phân loại nhân sự tại chi nhánh cho thấy:

- Nhân sự trực tiếp kinh doanh, chịu trách nhiệm trực tiếp về các chỉ tiêu tài chính chiếm khoảng 40%, còn lại là cán bộ nhân viên hỗ trợ, trong đó có những lao động giản đơn.

- Lãnh đạo cấp cao tinh giản, chiếm khoảng 2% gồm 1 giám đốc chi nhánh và 2 phó giám đốc chi nhánh, lãnh đạo cấp trung giữ ổn định tại các phòng ban với 33 người bao gồm các trưởng phó phòng.

- Giới tính chủ yếu là nữ, chiếm 65% - 70%. Tuy nhiên hầu hết những vị trí lãnh đạo đều là nam giới. Điều này xuất phát do đặc thù kinh doanh (phục vụ, tiếp xúc trực tiếp nhiều đối tượng khách hàng) và áp lực công việc quá lớn (nữ giới

Phòng tổng hợp Phòng KH cá nhân – bán lẻ Phòng tổ chức hành chính Phòng ngân quỹ Phòng kế toán 09 PHÒNG GIAO DỊCH CÁC PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ BAN GIÁM ĐỐC Phòng KHDN Bộ phận QHKH Bộ phận TTTM

- Trình độ sau đại học chiếm khoảng 12 – 15%, trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp. Lãnh đạo chi nhánh khuyến khích nhân sự đang làm việc dần dần cải thiện trình độ của mình, bên cạnh đó hạn chế tuyển dụng lao động trình độ thấp.

Bảng 2.1 Cơ cấu và trình độ nhân sự tại chi nhánh

Đơn vị tính: Người

Cơ cấu nhân sự 2015 2016 2017

Theo nghiệp vụ Tín dụng Hỗ trợ 50 81 55 86 62 87 Giới tính Nam Nữ 40 91 45 96 50 99 Vị trí Lãnh đạo cấp cao Lãnh đạo cấp trung Nhân viên 04 32 95 03 33 105 03 33 113 Trình độ Sau đại học Đại học Cao đẳng và Trung cấp 10 110 11 16 115 10 18 121 10 Tổng số nhân sự 131 141 149 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chi nhánh

2.1.3. Kết quả kinh doanh đạt được trong thời gian qua ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Ninh

Trải qua 30 năm cùng sự phát triển của đất nước, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Ninh đã cố gắng không ngừng trong mọi mặt, vừa ứng dụng các lý thuyết quản trị chiến lược mới vào kinh doanh, nâng cao trình độ kỹ năng của nhân sự, vừa ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến của ngân hàng

trong hoạt động nghiệp vụ. Chi nhánh ngày một nâng cao năng lực cạnh tranh, không những duy trì mà còn tăng trưởng thị phần trên các mảng nghiệp vụ hoạt động kinh doanh chính:

- Tăng trưởng cao về huy động vốn: Với uy tín và chất lượng chăm sóc khách hàng của một ngân hàng TMCP nhà nước, chi nhánh giữ vững mối quan hệ truyền thống với các khách hàng tiền gửi, mở rộng mạng lưới quan hệ xuống tận phường, khu dân cư trên địa bàn thành phố. Nhờ vậy, khách hàng tin tưởng và tiếp tục gửi tiền, mang lại nguồn vốn dồi dào cho chi nhánh.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu: Chi nhánh tăng cường cho vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực than, công nghiệp, xuất khẩu … Bên cạnh đó, chi nhánh lựa chọn các dự án bất động sản có chủ đầu tư uy tín, giúp hạn chế rủi ro. Với các khách hàng mới hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi nhánh đã có bước đi linh hoạt, giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn như miến giảm lãi suất cho vay, triển khai các gói ưu đãi cho DNVVN, tư vấn tài chính cho các khách hàng cá nhân… Chi nhánh đồng hành cùng các doanh nghiệp, góp phần giữ vững sự phát triển trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng GDP.

- Phát triển các dịch vụ tiện ích cho khách hàng: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao như chuyển tiền quốc tế nhanh Western Union, thanh toán quốc tế SWIFT, sử dụng thẻ tín dụng của các tổ chức Visa, Master, thẻ rút tiền ATM, quản lý tài khoản online qua Mobile banking, Internet Banking… Chương trình quản lý tài khoản trên cơ sở dữ liệu tập trung, tạo thuận lợi cho khách hàng khi thực hiện giao dịch với trong và ngoài ngân hàng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh, cho phép báo cáo linh hoạt đảm bảo phục vụ cho công tác quản lý của chi nhánh và cung cấp thông tin theo quy định. Hiện nay mạng lưới của chi nhánh Quảng Ninh được trải rộng khắp các khu vực trọng điểm của Tp. Hạ Long, là đầu mối quan trọng tiếp xúc với khách hàng và cộng đồng dân cư, thu hút trên 80.000 khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân tới giao dịch, trên 82%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đánh giá nhân sự tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 41)