Nhận xét về thực trạng giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 63)

hàng tại Toà án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp HĐTD ngân hàng tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định:

Thứ nhất: Việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng đã được thống nhất theo trình tự thủ tục của BLTTDS. Điều này, đã tiết kiệm được thời gian cho các cơ quan tố tụng và các bên tranh chấp.

Thứ hai: Pháp luật quy định chi tiết thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp HĐTD ngân hàng là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Ngoài ra, đối với các loại tranh chấp HĐTD ngân hàng mà có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng đối với vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Quy định này đã nâng cao trách nhiệm của các Toà án trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTD.

Thứ ba: TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, làm rõ những yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để giải quyết vụ án. Công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp

phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Thứ tư: HĐTD của các ngân hàng được lập theo một thủ tục chặt chẽ có giá trị pháp lý cao so với các hợp đồng dân sự khác nên việc tòa án giải quyết cũng khá nhanh và đơn giản, đa phần nhiều vụ án khi ngân hàng khởi kiện tòa án tiến hành thủ tục hòa giải thì các bên thỏa thuận đươc với nhau nên hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đối với giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế khiến quá trình giải quyết còn chưa thực sự có hiệu quả. Theo báo cáo tổng kết của TAND thành phố Hạ Long thì tồn tại, hạn chế bởi các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất: Pháp luật hiện hành liên quan đến việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tuy khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện. Pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung để dần dần hoàn thiện. Vì thế, nhiều bộ luật, luật được ban hành mà chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi hành, nhiều quy định chồng chéo không thực hiện được trên thực tế hoặc được áp dụng không thống nhất trong hệ thống cơ quan tư pháp.

Một số văn bản pháp luật đã có hiệu lực thi hành trong một thời gian khá dài nhưng nhiều quy định trong các văn bản đó chưa được TAND tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cùng các cơ quan hữu quan trong phạm vi thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành nên có tình trạng TAND các cấp áp dụng không thống nhất và kết quả các bản án hoàn toàn trái ngược nhau giữa các cấp Toà.

Thứ hai: Đối với công tác giám đốc thẩm, tái thẩm và giải quyết khiếu nại vẫn chưa đảm bảo được những quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra, giám đốc thẩm của TAND cấp tỉnh với TAND cấp huyện còn hạn chế, nên chưa kịp thời phát hiện các vi phạm để khắc phục và xử lý.

Thứ ba: Trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng, nhiều Thẩm phán nghiên cứu tài liệu, chứng cứ không đầy đủ, rõ ràng, đánh giá chứng cứ

không đúng với sự thật khách quan, thậm chí còn xác định sai tư cách tố tụng của đương sự hoặc triệu tập không đầy đủ những người bắt buộc phải tham gia phiên toà dẫn đến nhiều phiên toà vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và kết quả là bản án được tuyên bị huỷ vì vi phạm nghĩa vụ tố tụng.

Thứ tư: Đội ngũ cán bộ Toà án hiện nay còn thiếu về số lượng và một số cán bộ còn hạn chế về năng lực, có một số cán bộ Toà án có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao nên đã có những hành vi vi phạm làm ảnh hưởng tới kết quả của vụ án.

Thứ năm: Việc ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp cơ sở vật chất vào hoạt động của Toà án còn nhiều hạn chế. Quá trình giải quyết các tranh chấp còn mất nhiều thời gian, nhiều loại chi phí, nhiều đầu mối trung gian trong khi đó lĩnh vực tài chính là lĩnh vực nhạy cảm yêu cầu giải quyết nhanh gọn để các bên có thể nhanh chóng tiến hành hoạt động trở lại bình thường.

2.4.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới chất lƣợng bản án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án

* Hạn chế, bất cập của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án:

- Hạn chế bất cập từ phía các quy định của BLDS năm 2015:

+ Cần phải xác định cụ thể các chủ thể thế chấp đối với quyền sử dụng đất thuộc sử dụng của Hộ gia đình:

BLDS năm 2015 không quy định cụ thể các tiêu chí để xác lập địa vị pháp lý của hộ gia đình trên cơ sở đó phân định quyền về tài sản cho hộ gia đình. Điều kiện nào để xác định các thành viên trong hộ gia đình, điều kiện nào để xác định đại diện chủ hộ gia đình. Luật đất đai năm 2013 cần quy định rõ trong trường hợp nào cấp cho hộ giá đình, trong trường hợp nào cấp cho cá nhân. Vì thực tế điều này gây khó khăn cho ngân hàng vì ngân hàng chỉ căn cứ thông tin khách hàng cung cấp, hộ khẩu khách hàng cung cấp, khó có thể xác định các thành viên trong gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, dẫn đến tình trạng thiếu sót người ký trên hợp đồng

thế chấp dẫn đến tình trạng Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp.

+ Quy định không thống nhất căn cứ tính lãi suất chậm trả trong BLDS và luật chuyên ngành liên quan:

Hiện tại, khi căn cứ BLDS năm 2015, lãi suất chậm trả sẽ được tính như sau, căn cứ Điều 466, BLDS năm 2015, nghĩa vụ trả nợ của bên vay: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: “Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác ” (Điều 466, BLDS năm 2015).

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 91, Luật các TCTD năm 2010 thì “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”, Luật các TCTD năm 2010, không đề cập đến lãi suất đối với khoản nợ quá hạn.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 13,Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn”.

Như vậy có nhiều căn cứ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ gốc quá hạn này, lại đặt ra mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành và giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật.

- Hạn chế bất cập từ phía các quy định của BLTTDS năm 2015

+ Đánh giá chứng cứ trong trường hợp gửi đơn khởi kiện kèm tài liệu chứng cứ là trực tuyến: Theo quy định tại Điều 190, BLTTDS năm 2015 về việc gửi đơn khởi kiện trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.Việc quy định gửi đơn thông qua điện tử sẽ gây khó khăn cho thẩm phán trong

việc đánh giá tính khách quan của chứng cứ, khó khăn khi đánh giá chứng cứ trên cơ sở tài liệu được sao chép lại, không phải là bản gốc.

+ Chưa có văn bản hướng dẫn và cơ chế giám sát việc xét xử theo thủ tục rút gọn: Quy định thủ tục rút gọn từ Điều 316 đến Điều 324, BLTTDS năm 2015 góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh, đảm bảo quyền lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, giam chi phí tố tụng. Tuy nhiên, chưa quy định rõ văn bản hướng dẫn và cơ chế giám sát chặt chẽ trình tự tố tụng này đảm bảo tính chính xác, đảm bảo quyền lợi của các bên tránh những sai sót xảy ra khi áp dụng các vụ án theo thủ tục này.

+ Quy định về yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp chứng cứ: Theo Điều 106, BLTTDS năm 2015 thì :“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án và Viện kiểm sát trong vòng 15 ngày , nếu không cung cấp mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật...” (Điều 106, BLTTDS năm 2015).

Điều này quy định khá rõ nhưng việc thực hiện trong thực tế hết sức khó khăn. Thực tiễn có rất nhiều vụ phải tạm đình chỉ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm vì lý do cơ quan lưu giữ tài liệu, chứng cứ không cung cấp cho Tòa án theo yêu cầu mà đến nay vẫn chưa có phương án khắc phục tình trạng này một cách hữu hiệu.

Thực tế, có rất nhiều vụ án đang bị tạm đình chỉ do chưa xác định địa chỉ công ty tại thời điểm hiện tại, chờ công văn trả lời của sở kế hoạch và đầu tư hay trong quá trình thậm định có những thửa đất không xác định được mốc giới, vì vậy phải tạm đình chỉ để chờ công văn trả lời Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Việc quy định không hợp lý về thẩm quyền của các cơ quan giải quyết tranh chấp có thể dẫn đến sự kém hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng nói riêng. Điều này thể hiện khá rõ trong pháp luật thực định ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể là, việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân

hàng nói riêng và các tranh chấp trong kinh doanh thương mại nói chung cho TAND cấp quận/huyện đang gây nhiều áp lực cho tòa án cấp quận/huyện trong những năm gần đây. Hiện nay, ở tòa án cấp quận/huyện, thẩm phán đang một lúc gánh nhiều việc trên vai: từ việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình đến các vụ án kinh tế, kinh doanh thương mại…Chính vì thế đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn thiện kiến thức pháp luật và nghiệp vụ chuyên sâu của thẩm phán, hội thẩm nhân dân.

* Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán

Thẩm phán thường có vai trò Chủ tọa trong các phiên tòa giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng, là người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật. Do đó, để có một bản án có chất lượng đòi hỏi Thẩm phán cần phải có một vốn kiến thức vững chắc, am hiểu pháp luật và phải luôn cập nhập được kiến thức mới, thường xuyên được bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ.

Phẩm chất đạo đức của Thẩm phán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án tranh chấp HĐTD ngân hàng có được giải quyết. Cần phải rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của Thẩm phán để có bản án công tâm, khác quan và đúng pháp luật.

* Hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu và việc chứng minh của các chủ thể liên quan, nhất là các đương sự

Đối với việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Toà án thì trách nhiệm cung cấp chứng cứ thuộc về các bên tranh chấp. Bản án được tuyên có đúng với sự thật khách quan hay không phụ thuộc nhiều vào chứng cứ mà các bên cung cấp. Trước Toà án, nếu các đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì không thể thuyết phục được Toà án bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Vì trên thực tế, các Toà án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấp. Do vậy, chứng minh không chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền cho đương sự mà còn có ý nghĩa giúp Hội đồng xét xử có những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án một cách chính xác và đúng luật.

tranh chấp còn thiếu và yếu: đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tính hiểu quả của việc giải quyết tranh chấp từ HĐTD. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với bên cho vay là các NHTM, bởi lẽ, trong quá trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp, việc thẩm định tín dụng đóng một vai trò tối quan trọng. Thẩm định tín dụng đòi hỏi phải có một cái nhìn tổng quát về mặt chuyên môn nghiệp vụ cũng như khối kiến thức xã hội rộng lớn để có thể xem xét một vấn đề trên nhiều khía cạnh, đánh giá được những rủi ro tiềm tàng có thể xẩy ra trong quá trình cho vay. Để chất lượng tín dụng được đảm bảo và nâng cao hay không đòi hỏi quá trình thẩm định phải được thực hiện nghiêm túc, những thông tin do cán bộ thẩm định nêu ra sẽ là cơ sở để các cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Năng lực và trình độ của cán bộ thẩm định sẽ quyết định đến chất lượng của các các thông tín tín dụng được phân tích từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Kết luận Chƣơng II

Đối với các Tổ chức tín dụng muốn tồn tại và phát triển các hoạt động tín dụng cũng phải quan tâm đến việc hạn chế những tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Pháp luật về giải quyết các tranh chấp xảy ra trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án có vai trò hết sức to lớn giảm thiểu sự rủi ro trong việc giải quyết nợ xấu thu hồi vốn. Qua đó, giúp cho các tổ chức tín dụng tồn tại và phát triển, đồng thời còn góp phần giúp cho thị trường tiền tệ ổn định và phát triển.

Qua nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, luận văn đã phân tích cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế được rút ra trong quá trình xét xử từ đó làm cơ sở để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 63)