Giải pháp nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 91)

ngân hàng tại tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Thứ nhất: Đảm bảo quá trình tố tụng của toà án trong các vụ án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Cần tăng cường vai trò giám sát của Viện kiểm sát đối với hoạt động tố tụng. Làm tốt công tác này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần đảm bảo quá trình tố tụng được tiến hành đúng trình tự, đúng quy định của pháp luật và giảm đáng kể số lượng án xử oan, sai, án bị hủy.

Công tác vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật trong xã hội; công tác tổ chức và chất lượng hoạt động của cơ quan tư pháp; năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia áp dụng pháp luật; chất lượng của các văn bản áp dụng pháp luật…

nhân dân phụ thuộc không nhỏ vào công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cũng như chất lượng của pháp luật; chất lượng của hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật. Điều này cho thấy có sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thì hoạt động áp dụng pháp luật mới đạt chất lượng cao.

Thứ hai: tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ công chức ngành Tòa án. Trong một vụ án được xét xử tại Tòa án, Thẩm phán là người có vai trò quyết định trong việc cho ra một bản án có giá trị pháp lý cao. Vì vậy, đội ngũ Thẩm phán phải có năng lực, luôn cập nhật những kiến thức mới và có kinh nghiệm dày dặn thì mới nắm bắt, giải quyết được các vấn đề một cách tốt nhất. Do đội ngũ thẩm phán ở Toà án các cấp còn hạn chế trong việc bồi dưỡng kiến thức mới nên việc giải quyết các vụ án, đặc biệt là các vụ án tranh chấp HĐTD có tính chất phức tạp còn nhiều thiếu sót và hạn chế dẫn đến nhiều bản án bị hủy. Chính vì thực tiễn như vậy,đòi hỏi cần tăng cường, bồi dưỡng kiến thức cho các Thẩm phán, bồi dưỡng cho những quy định mới về giải quyết tranh chấp HĐTD. Chất lượng của nền tư pháp xét cho cùng là do cán bộ tư pháp quyết định, vì vậy việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngành tòa án đặc biệt là các thẩm phán thanh liêm, chính trực, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông pháp luật phải là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, tình hình tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh rất phức tạp đòi hỏi Thẩm phán không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà còn phải đáp ứng được yêu cầu về khả năng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin để giúp phần bổ trợ cho việc giải quyết vụ án được hiệu quả và thuận tiện.

Hiện nay, cán bộ được bổ nhiệm thẩm phán được lấy từ chính những người đang công tác trong ngành tòa án. Điều này, một phần làm hạn chế năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm phán, hạn chế số lượng thẩm phán giỏi. Thiết nghĩa cần thiết phải thay đổi cơ chế bổ nhiệm thẩm phán từ ngành tòa án bằng việc thi tuyển thẩm phán, tạo cơ hội cho các các luật sư giỏi, các luật gia am hiểu pháp luật, có chuyên môn nghiệp vụ, có đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia thi tuyển thẩm phán.

Đối với thư ký Tòa án là người giúp việc cho thẩm phán, giúp cho thẩm phán hoàn thành công tác giải quyết vụ án hiệu quả nhất, nên đội ngũ thư ký của Tòa án

cũng cần được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình giải quyết vụ án. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân, tập thể cán bộ tòa án có vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đối với cán bộ tham gia hoạt động xét xử, khi có bản án tuyên không đúng, bị hủy, bị sửa do có sai lầm nghiêm trọng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể, gây thất thoát tài sản Nhà nước thì phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, có hình thức kỷ luật phù hợp để làm gương.

Thứ ba: Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người tham gia HĐTD. Các tranh chấp xảy ra trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng thường do nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức pháp luật của người tham gia chưa cao. Chính vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về vấn đề pháp luật và vấn đề trách nhiệm của bản thân. Có như vậy thì các tranh chấp sẽ phần nào giảm đi và hơn nữa sẽ giúp quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD ở Toà án sẽ nhanh chóng hơn một khi người tham gia HĐTD đã có ý thức tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thứ tư, Tăng cường đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin của Tòa án: Hiện nay nhiều TAND cấp huyện hạn hẹp về quy mô, chưa có Tòa chuyên trách, chỉ có một phòng xử án duy nhất, cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin còn hạn chế. Cộng với việc những quy định mới của BLTTDS năm 2015 có hiệu lực về gửi đơn kiện và cấp, tống đạt, văn bản qua trực tuyến. Đòi hỏi ngành Tòa cần có những chính sách đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng với nhu cầu xét xử các vụ án được hiệu quả và đúng thủ tục pháp luật.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 190, BLTTDS năm 2015 về việc gửi đơn khởi kiện trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án và Điều 173, BLTTDS năm 2015 về việc cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện từ, điều này góp phần giảm thời gian và chi phí đi lại của các bên đương sự. Tuy nhiên, việc áp dụng còn nhiều vướng mắc bất cập. Vì phải xác định chính xác ngày đương sự gửi đơn khởi kiện đến Tòa vì

đây là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của Người khởi kiện và trách nhiệm của thẩm phán. Nhưng thực tế, các Tòa chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, công nghệ, hệ thống mạng Interner vẫn còn nhiều bất cập, vấn đề an ninh mạng vẫn chưa được giải quyết triệt để, hiện tượng mạng nội bộ bị treo nên không thể thực hiện việc gửi đơn dẫn đến việc đương sự gửi đơn nhưng tòa không nhận được nên không có căn cứ để giải quyết. Mặt khác, việc gửi đơn thông qua điện tử sẽ gây khó khăn cho thẩm phán khi xét xử trong việc đánh giá tính khách quan của chứng cứ, khó khăn khi đánh giá chứng cứ trên cơ sở tài liệu được sao chép lại, không phải là bản gốc.

Thứ năm, tăng cường công tác tranh tụng tại Tòa án: Tại Việt Nam, yêu cầu cải cách tư pháp, hoàn thiện thủ tục tố tụng nói chung, tranh tụng trong xét xử nói riêng đã được đề ra trong nhiều nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó đặt ra yêu cầu phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan…để ra bản án, quyết định đúng pháp luật có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp.

Kết luận Chƣơng III

Để áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ngày một hiệu quả đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước và thực hiện tốt những quan điểm cơ bản về áp dụng pháp luật. Đồng thời thực hiện đầy đủ, đồng bộ, thường xuyên những giải pháp nêu trên trong một thời gian nhất định mới tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của ngành Tòa án nói chung, cũng như Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiêm cứu đề tài: “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, luận văn đã làm rõ được những vấn đề lý luận về hợp đồng tín dụng, về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của Tòa án nhân dân, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của Tòa án án nhân dân thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho những người trực tiếp liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, nhằm giải quyết án về tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng được chính xác, kịp thời và hiệu quả.

Về cơ bản, luận văn đã làm sáng tỏ các định nghĩa, phân tích các đặc điểm, đặc trưng của hợp đồng tín dụng ngân hàng cũng như giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân. Đồng thời đã phân tích, đánh giá về thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của Tòa án, đánh giá thực trạng về những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động xét xử các tranh chấp về hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cũng như những nguyên nhân dẫn đến tồn tại nêu trên.

Trên cơ sở lý luận, qua nghiên cứu thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, luận văn đã chỉ ra chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế, từ đó đưa ra các quan điểm cũng như các giải pháp. Nếu như thực hiện các giải pháp đã đề ra một cách đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh và cho các Tòa án khác có thực trạng tương tự.

Luận văn được thực hiện xuất phát từ công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hạ

Long, tỉnh Quảng Ninh. Tuy bản thân đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn, các Thẩm phán, Thư ký Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ rất nhiều nhưng do thời gian nghiêm cứu có hạn, vốn kiến thức còn ít ỏi và được giới hạn trong khuân khổ luận văn thạc sĩ nên những vấn đề nêu trong luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô và các nhà nghiên cứu để Luận văn được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội 2005.

2. Chính phủ, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Hà Nội 2006. 3. Chính phủ, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, Hà Nội 2017.

4. Chính phủ, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội 2012.

5. Chính phủ, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại, Hà Nội 2017.

6. Đỗ Thị Hồng Hạnh, Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, http:www.tapchitaichinh.vn, Hà Nội năm 2017.

7. Hồ Thị Khuyên, “Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2016.

8. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội 2016.

9. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, Hà Nội 2017.

10. Phạm Thị Như Bình, “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tại Tòa án cấp sơ thẩm theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Huế- Trường Đại học Luật, Huế năm 2017.

11. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, 2005

12. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, 2015.

13. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ Luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004, 2004.

14. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ Luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 03 năm 2011, 2011.

15. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ Luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015, 2015.

16. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010, 2010.

17. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010, 2010.

18. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, 2005.

19. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010, 2010.

20. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thi hành án dân sự số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014, 2014.

21. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017, 2017.

22. TS. Phạm Văn Tuyết & TS. Lê Kim Giang, Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2012.

23. Trần Thị Thùy Trang, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án ở Việt nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2014.

24. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long năm 2015, Hạ Long năm 2015.

25. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, Báo cáo tổng kết hoạt động của của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long năm 2016, Hạ Long năm 2016.

26. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long năm 2017, Hạ Long năm 2017.

27. Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long năm 2018, Hạ Long năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 91)