Các hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp tiểu học (Trang 53 - 54)

A. Kiểm tra bài cũ

Hai, ba HS kể lại từng đoạn câu chuyện Bà cháu. GV nhận xét và biểu dương HS kể tốt.

B. Dạy bài mới1. Giới thiệu bài 1. Giới thiệu bài

GV cho HS nhắc lại tên bài Tập đọc hôm trước (Sự tích cây vú sữa ); nêu yêu cầầ̀u tiết học: kể lại đoạn mở đầầ̀u và đoạn chính của câu chuyện theo từng ý tóm tắt; tập kể kết thúc câu chuyện theo mong muốn của riêng mình.

2. Hướng dẫn kể chuyện

2.1. Kể lại đoạn 1 bằng lời của em

- GV hướng dẫn HS đọc BT 1, so sánh lời kể mẫu (Ngày xưa, ở một nhà kia có hai mẹ con...) với câu đầầ̀u tiên của truyện trong SGK để học cách kể bằng lời của mình : đúng ý trong câu chuyện nhưng có thể thay đổi, thêm bớt từ ngữ, tưởng tượng thêm chi tiết hợp lí theo cách nghĩ của riêng mình.

- Hai, ba HS kể lại đoạn 1 bằng lời của mình. GV nhận xét, kể mẫu và chỉ dẫn thêm về cách kể đoạn 1.

VD : Ngày xưa, ở một nhà kia có hai mẹ con sống với nhau trong một căn nhà nhỏ cạnh vườn cây. Người mẹ sớm hôm chăm chỉ làm vườn, còn cậu bé thì suốt ngày chơi bời lêu lổng. Một lần, người mẹ chỉ mắng có mấy câu, cậu ta đã giận dỗi bỏ đi. Cậu lang thang khắp nơi, chẳng hề nghĩ đến người mẹ ở nhà đang lo lắng, mỏi mắt mong đợi con.

2.2. Kể lại phần chính câu chuyện dựa theo từng ý tóm tắt

- HS lầầ̀n lượt đọc từng ý tóm tắt trong SGK (hoặc bảng phụ), nhớ lại nội dung để kể lại mỗi ý bằng 2, 3 câu; GV có thể gợi ý bằng câu hỏi nếu HS lúng túng:

+ ý 1 : Cậu bé trở về nhà. (Vì sao cậu bé lại tìm đường trở về nhà ?)

+ ý 2 : Không thấy mẹ, cậu bé ôm lấy một cây xanh mà khóc. (Cảnh vật ở nhà ra sao ? Không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì ? Có sự việc nào kì lạ xảy ra?)

+ ý 3 : Từ trên cây, quả lạ xuất hiện và rơi vào lòng cậu. (Quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào ? Cậu đã làm gì khi một quả chín trên cây rơi vào lòng mình ?)

+ ý 4 : Cậu bé nhìn cây, ngỡ như được thấy mẹ. (Nhìn lên cây, cậu bé thấy mặt sau của lá gợi ra điều gì ? Khi cậu bé oà khóc, cây có biểu hiện gì thật âu yếm ?)

- HS tập kể theo nhóm (mỗi em kể theo một ý, nối tiếp nhau).

- Các nhóm cử đại diện kể lại đoạn chính của câu chuyện trước lớp (có thể cho mỗi em kể theo hai ý) ; các bạn khác nhận xét, bổ sung.

2.3. Kể đoạn kết thúc câu chuyện theo mong muốn (tưởng tượng)

- HS đọc SGK và nêu yêu cầầ̀u của BT; nêu ý mong muốn của mình về kết thúc của câu chuyện (có thể là : mẹ cậu bé hiện ra hoặc sống lại...).

- GV gợi ý tưởng tượng : Nếu mẹ cậu bé hiện ra, cậu bé sẽ có thái độ như thế nào ? Hai mẹ con nói với nhau những gì ? ... Sau đó cho 1, 2 em tập kể đoạn kết thúc; lưu ý HS nối tiếp với câu cuối của đoạn 2 trong truyện.

VD : Cậu ngẩng mặt lên. Đúng là người mẹ thân yêu. Cậu ôm chầm lấy mẹ, nức nở : “Mẹ ! Mẹ !”. Mẹ cười hiền hậu : “Con hãy chăm ngoan con nhé ! Mẹ sẽ luôn ở bên con”. Cậu bé vui sướng reo lên : “ Thật chứ mẹ ? Nhất định con sẽ ngoan. Nhưng mẹ đừng biến thành cây vú sữa nữa mẹ nhé!”

- HS kể theo nhóm, sau đó cử đại diện kể trước lớp. Hoặc GV cho 3, 4 HS lầầ̀n lượt kể trước lớp để nhận xét, góp ý.

3. Củng cố, dặn dò

31download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com

kể lại toàn bộ câu chuyện theo yêu cầầ̀u của 3 BT, nếu có điều kiện).

- Dặn HS tập kể ở nhà theo yêu cầầ̀u đã luyện tập trên lớp (chú ý nối kết 3 đoạn theo yêu cầầ̀u của cả 3 BT để thành câu chuyện trọn vẹn); chuẩn bị học bài Chính tả.

Luyện từ và câu Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy

(1 tiết)

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mở rộng vốn từ nói về tình cảm gia đình.

2. Biết nhìn tranh để nói được 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con.

3. Biết đặt dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu.

* Giáo dục BVMT : Qua bài học, HS có tình cảm yêu thương những người trong gia đình, có vốn từ ngữ để diễn tả tình cảm gia đình.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp tiểu học (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w