Phương pháp dạy học tích hợp GD BVMT:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp tiểu học (Trang 64)

1. Phương pháp điều tra:

- Phương pháp điều tra là phương pháp, trong đó GV tổ chức và hướng dẫn học sinh tim hiểu một vấn đề và sau đó dựa trên các thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh, khái quát để rút ra kết luận, nêu ra các giải pháp hoặc kiến nghị.

- Trong GDBVMT, phương pháp điều tra được sử dụng nhằm giúp học sinh vừa tim hiểu được thực trạng môi trường địa phương, vừa phát triển kinh nghiêm điều tra thực trạng cho các em.

2. Phương pháp thảả̉o luận:

- Phương pháp thảo luận là phương pháp, trong đó giáo viên tổ chức đối thoại giưa học sinh và giáo viên hoặc giưa học sinh và học sinh nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một vấn đề do môn học đặt ra … Trong phương pháp thảo luận học sinh giư vai trò chủ động, đề xuất ý kiến, thảo luận, tranh luận. Giáo viên - vai trò nêu vấn đề, gợi ý khi cầầ̀n thiết và tổng kết thảo luận.

- Trong GDBVMT, phương pháp thảo luận được sử dụng nhằm giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tim hiểu nhưng vấn đề môi trường mà minh khám phá được để từ đó cùng nhau đa ra nhưng kiến nghị, nhưng giải pháp phù hợp với thực trạng và khả năng thực hiện của các em.

3 . Phương pháp đóng vai:

- Phương pháp đóng vai là phương pháp, trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết một tinh huống của nội dung học tập gắn liền với cuộc sống thực tế bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng mà không cầầ̀n kịch bản luyện tập trước.

- Trong GDBVMT, phương pháp đóng vai có tác dụng rất lớn để giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh một giá trị môi trường nào đó và cũng thông qua trò chơi các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về giáo dục môi trường.

4. Phương pháp trực quan:

- Phương pháp trực quan là phương pháp sử dụng nhưng phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức,....

- Trong GDBVMT, phương pháp trực quan được sử dụng với mục đích tái tạo lại hinh ảnh các sự kiện, hiện tượng về môi trường. Trong các phương tiện trực quan của môn học, tranh ảnh, thi nghiệm ... giúp học sinh thấy được các hiện tượng cụ thể về từng đối tượng của môi trường.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp tiểu học (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w