Hôn mê do nhễm toan axit lactic 1 Định nghĩa:

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học 2 (Phần 17) ppsx (Trang 34 - 36)

3.1. Định nghĩa:

Nhiễm toan axit lactic là một bệnh nhiễm toan chuyển hoá nặng do tăng axit lactic trong máu.

Nhiễm toan axit lactic là một bệnh hiếm gặp, th−ờng gặp ở bệnh nhân đái tháo đ−ờng týp 2 và có tỷ lệ tử vong cao.

3.2. Nguyên nhân:

+ Do uống quá nhiều biguanid sẽ làm phân hủy qúa nhiều glycogen dẫn đến tăng axit lactic.

+ Do thiếu ôxy tổ chức nh−: suy tim, các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây suy hô hấp, thiếu máu, sốc, chảy máu, mất máu...

3.3. Cơ chế bệnh sinh:

+Thiếu insulin sẽ làm giảm hoạt tính của men piruvat hydrogenaza. Men này có tác dụng chuyển axit piruvic thành acetyl CoA dẫn đến tăng tích lũy axit piruvic và chuyển thành axit lactic.

+ Khi điều trị đái tháo đ−ờng bằng biguanid, thuốc này có tác dụng ức chế lên chức năng bài tiết của thân đối với ion H+ cho nên sẽ làm rối loạn cân bằng ôxy hoá khử các cofartor, là những chất mang H+ (NADH: NAD+). Do đó sẽ làm rối loạn hiện t−ợng đi qua màng tế bào của axit piruvic, sẽ làm tăng chuyển hoá chúng thành axit lactic dẫn đến nhiễm toan chuyển hoá tăng axit lactic.

3.4. Triệu chứng:

+ Khởi đầu th−ờng có tính chất đột ngột, hôn mê xảy ra rất nhanh, sau một vài giờ. + Nôn nhiều, dấu hiệu mất n−ớc: da nhăn nheo, mắt trũng sâu, da nhợt nhạt, rối loạn ý thức, lơ mơ.

+ Thân nhiệt giảm, huyết áp giảm, trụy tim mạch.

+ Nhịp thở Kussmaul (lúc đầu có thể tăng thông khí, thở nhanh). + Đái ít hoặc vô niệu.

3.4.2. Cận lâm sàng:

+ Đ−ờng máu tăng vừa phải.

+ Tăng axit lactic máu (bình th−ờng axit lactic 0,56 - 2,2 mmol/l). + Dự trữ kiềm giảm, pH máu giảm.

+ K+ trong máu tăng khi có suy thân. + Bạch cầu trong máu tăng.

3.5. Điều trị:

+ Điều trị nguyên nhân gây nhiễm toan axit lactic: - Chống toan hoá máu:

Truyền bicarbonat có thể tính theo công thức sau:

HC03 thiếu = (25 mEq/l HC03 - HC03 đo đ−ợc) x 0,5 (cân nặng tính bằng kg). - Insulin nhanh truyền giống nh− liều điều trị hôn mê do nhiễm toan ceton. + Thông khí tốt, phục hồi huyết áp và chống trụy tim mạch.

- Điều trị suy tim bằng ouabain hoặc digoxin, nếu huyết áp tụt phải nâng huyết áp bằng các thuốc (dopamin, dobutrex).

- Bồi phụ n−ớc và điện giải bằng truyền dung dịch natriclorua đẳng tr−ơng 0,9%, ringerlactat hoặc glucose 5%.

Bệnh tuyến yên (diseases of the pituitary)

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở nền sọ, ở trong hố yên. Tuyến yên gồm 2 thùy: thuỳ tr−ớc chiếm 3/4 trọng l−ợng tuyến; thuỳ sau còn gọi là thùy thần kinh. Tuyến yên liên quan mật thiết với vùng d−ới đồi và 2 cấu trúc này có ảnh h−ởng qua lại, vì vậy có thể xem tuyến yên và vùng d−ới đồi nh− một cấu trúc thống nhất. Đây là khâu trung gian giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Điều hoà chức năng tiết của tuyến yên là 2 hormon do vùng d−ới đồi tiết ra gồm: hormon giải phóng (RH-releasing) và hormon ức chế (IH-inhibiting).

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học 2 (Phần 17) ppsx (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)