7. Kết cấu của đề tài
1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học nêu vấn đề
1.2.1. Khái niệm về phương pháp dạy học
cũng được đặt ra để lựa chọn, sử dụng, nhằm thực hiện những ý tưởng, những mục tiêu đã định. Do đó, phương pháp là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.
Khái niệm phương pháp
Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “Methodos”- nguyên nghĩa là con đường đi tới một cái gì đó; có nghĩa là cách thức đạt tới mục đích. Từ ý nghĩa này mà Ph.Bê cơn - Nhà triết học người Anh đã nhận diện phương pháp như ngọn đèn soi đường cho người lữ hành đi trong đêm tối. Thống nhất với tư duy này, R.Đềcác cho rằng: Phương pháp là con đường, cách thức đi đến chân lý.
Tác giả Phạm Viết Vượng đưa ra khái niệm về phương pháp: “Phương pháp là tổ hợp các cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động vào đối tượng hoạt động nhằm biến đổi theo mục đích đã xác định”. [32, tr.64-68].
Phương pháp là một phạm trù gắn với hoạt động có ý thức của con người, phản ánh hoạt động thực tiễn của con người. Nó không phải là một nguyên tắc có sẵn, bất biến mà nó phụ thuộc vào đối tượng và nhiệm vụ đặt ra, chủ thể phải nghiên cứu đối tượng và mục đích cần đạt tới một cách khách quan. Trên cơ sở đó, chủ thể mới xác định được phương tiện, công cụ và biện pháp gì cho thích hợp để đạt hiệu quả cao.
Như vậy, phương pháp là toàn bộ những cách thức với tính chất là một hệ thống các nguyên tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại và vận động của đối tượng, khách thể đã nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người, nhằm tác động vào đối tượng để thực hiện mục đích đã định.
Phương pháp dạy học
Trong giáo dục nhà trường, phương pháp được đề cập đó là phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học được xem xét với tích cách là một vấn đề mang tính khoa học, đó là khoa học sư phạm, khoa học về giảng dạy và truyền đạt tri thức cho người học.
trình dạy học. Phương pháp có nghĩa là con đường để đạt mục đích, theo đó, phương pháp dạy học là con đường để đạt mục đích dạy học.
Theo quan điểm của Nguyễn Ngọc Quang, “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học” [26, tr.23].
Cũng theo tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng: “Phương pháp dạy học là những phương thức mà nhờ đó hiện thực hoá nội dung công tác dạy học - giáo dục, thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục và dạy học ở một giai đoạn lịch sử phát triển xã hội... Vì thế không thể áp dụng máy móc hệ thống các phương pháp của một nước nào đó vào nước ta”. [22, tr.153-154].
Meyer cho rằng: Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó, và bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những tri thức hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể.
Phương pháp dạy học là một khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện, phương diện khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về phương pháp dạy học đều phải dựa trên một số đặc trưng cơ bản sau:
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất giữa phương pháp dạy và phương pháp học.
- Phương pháp dạy học thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục. - Phương pháp dạy học có cả mặt khách quan và chủ quan.
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của logic nội dung dạy học và lôgic tâm lí nhận thức.
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học.
Từ đặc trưng của phương pháp dạy học, chúng ta thấy rằng, phương pháp dạy học là một phạm trù tư duy khoa học, một nghệ thuật sư phạm có tổ chức, có định hướng, có sự phù hợp giữa nội dung và hình thức. Mỗi một bài dạy cụ thể, tùy từng nội dung tri thức phải có phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và các thao tác thích hợp.
Trong lịch sử giáo dục tính từ thời Cổ đại đến nay, tùy theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử, đã từng tồn tại nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Trước đây, phương pháp dạy học chủ yếu là làm cho người học bắt chước hành vi của người dạy thông qua quan sát và đóng vai. Do đó, người thầy đã đóng vai trò then chốt và quyết định quá trình dạy học. Thầy vừa là nguồn thông tin hầu như duy nhất, vừa là phương tiện duy nhất truyền đạt thông tin đó. Vì vậy, tồn tại quan niệm “Không thầy đố mày làm nên”, lấy thầy làm trung tâm của quá trình dạy học.
Tuy nhiên, xã hội phát triển, các nguồn thông tin phong phú hơn. Các phương tiện truyền tin cũng phong phú hơn nhờ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Vai trò người thầy đã thay đổi. Thầy không còn là nguồn thông tin duy nhất và cũng không còn là phương tiện truyền tin duy nhất nữa. Người học có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau từ báo chí, radio, đến Internet thông qua nhiều phương tiện nghe nhìn khác nhau. Người học trở thành chủ thể của quá trình dạy học. Mọi hoạt động, mọi cách thức áp dụng đều phải hướng tới đối tượng này, tính đến trình độ nhận thức, môi trường học tập, mục tiêu học tập, đặc thù văn hóa… của người học. Vì vậy xuất hiện phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm.
Khi xác định lấy người học là trung tâm, các hoạt động phải xoay quanh người học, phát huy cao độ tính chủ động của người học, tạo sự tương tác hai chiều giữa người dạy và người học và giữa người học với nhau. Vì thế, cách thức đọc - chép gây thụ động cho người học sẽ đóng vai trò thứ yếu. Ngược lại những cách thức như phối hợp, thảo luận, đặt câu hỏi … sẽ góp phần đạt được mục tiêu đề ra hiệu quả hơn. Làm khác đi, sẽ không có hiệu quả.
Như vậy, mỗi nhà khoa học có cách tiếp cận khác nhau từ khái niệm phương pháp. Tuy nhiên, trong quan điểm của họ đều có sự thống nhất ở chỗ: Xem phương pháp dạy học là thành tố quan trọng của quá trình dạy học và có mối quan hệ mật thiết với các thành tố khác. Phương pháp dạy học là cách thức phối hợp của người dạy và người học, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chỉ đạo,
phương pháp học nhằm giúp người học chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành kỹ năng, kỹ xảo theo mục đích hay nguyên tắc đã định. Việc lựa chọn hợp lý và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học đó chính là nghệ thuật sư phạm.
1.2.2. Khái niệm về phương pháp dạy học nêu vấn đề
Có rất nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về phương pháp dạy học nêu vấn đề. Cụ thể:
Trong cuốn: Phát huy tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy
học của tác giả Nguyễn Ngọc Bảo đã luận chứng: “Dạy học theo phương pháp nêu
vấn đề là hình thức dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo bao gồm sự kết hợp các phương pháp dạy và học có nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học phát triển tính tích cực, tính tự lực và năng lực sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan cho họ” [1, tr.41].
Tác giả Phùng Văn Bộ (chủ biên) với công trình: Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học khẳng định: “Phương pháp dạy học nêu vấn đề và là phương pháp giảng viên dùng lời nói hướng học sinh vào tình huống có vấn đề, nêu vấn đề và tạo ra những điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề, cuối cùng kiểm tra lại vấn đề đã giải quyết để đi đến kết luận” [2, tr.91].
I.Ia.Lecne cho rằng: “Dạy học giải quyết vấn đề là phƣơng pháp dạy học trong đó học sinh tham gia một cách hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài toán có vấn đề đƣợc xây dựng theo nội dung tài liệu học trong chương trình” [11, tr. 5 - 6].
Nhà giáo dục học Ba Lan V.Ôkôn cũng nhận đinh: “dạy học giải quyết vấn đề là toàn bộ các hoạt động như tổ chức tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ cho học sinh nhũng điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng là quá trình hệ thống hoá và củng cố các kiến thức 31 tiếp thu đƣợc” [33, tr.103].
Dưới những lăng kính nhìn nhận đa chiều, phương pháp dạy học nêu vấn đề được các tác giả quan niệm khá phong phú, đa diện. Khái quát những quan niệm đã nêu, theo chúng tôi cần xem xét phương pháp dạy học nêu vấn đề ở một số khía cạnh cơ bản như sau:
Thứ nhất, phương pháp dạy học nêu vấn đề bao gồm những hệ thống tác động của người dạy và người học, những cách thức thực hiện tổng quát các quy luật và nguyên tắc dạy học nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học.
Thứ hai, phương pháp dạy học nêu vấn đề là sự mô hình hoá quá trình tư duy, cho nên những quy luật tâm lý tư duy và quy luật lĩnh hội một cách sáng tạo tri thức là cơ sở của nó.
Thứ ba, trong dạy học nêu vấn đề, phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của người học là việc người dạy tạo nên tình huống có vấn đề, người học ý thức được vấn đề đó và tự lực hoặc dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của nguười dạy nêu vấn đề, kiểm tra những kết luận đã rút ra.
Thứ 4, phương pháp dạy học nêu vấn đề tạo điều kiện thực hiện tốt ba nhiệm vụ của dạy học đó là: Dạy và học để làm gì? (mục đích dạy học) Dạy và học những vấn đề gì? (nội dung dạy học) Dạy và học như thế nào? (phương pháp và hình thức dạy học) .
Trên cơ sở ý kiến của các nhà khoa học, có thể đưa ra khái niệm về phương pháp nêu vấn đề như sau: Phương pháp nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó, người dạy tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển người học phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Như vậy, thực chất của phương pháp nêu vấn đề là hướng vào hành động, giải quyết các mâu thuẫn, giúp người học tự giải quyết vấn đề. Người dạy căn cứ vào các tình huống có trong thực tiễn, đồng thời phải tạo ra được tình huống có vấn đề, rồi từ đó tổ chức điều khiển hoạt động của người học giúp cho người học độc lập giải quyết các vấn đề góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
người học những khó khăn về lý luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tƣợng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ một tình huống có vấn đề nào cũng được xem là tình huống có vấn đề trong dạy học. Các tình huống có vấn đề được đưa vào trong hoạt động dạy học phải được lựa chọn và được xây dựng theo dụng ý của người dạy, khi đó mới trở thành tình huống có vấn đề trong dạy học. Theo tác giả Phan Trọng Ngọ trong cuốn Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường tác giả cho rằng “tình huống có vấn đề trong dạy học là tình huống trong đó có sự uỷ thác của người dạy. Sự uỷ thác này chính là quá trình người dạy đưa những nội dung cần truyền thụ vào các sự kiện của tình huống và cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợp với lôgic sư phạm, để khi người học giải quyết vấn đề đó sẽ đạt được mục tiêu dạy học ….”.
Từ đó, ta có thể hiểu tình huống có vấn đề trong dạy học đó là người dạy sử dụng các tình huống có vấn đề trong dạy học nhằm thử thách, buộc người học phải suy nghĩ, tìm tòi, phân tích tổng hợp, khái quát hoá... Tình huống có vấn đề trong dạy học bao giờ cũng chứa đựng những hoàn cảnh có vấn đề - đó là một hoàn cảnh xuất hiện trong hoạt động thực tiễn của nhà giáo dục.
Tình huống có vấn đề trong dạy học chứa đựng những mâu thuẫn, kích thích, gây hứng thú cho người học. Người dạy đưa người học vào tình huống có vấn đề, điều khiển ngƣời học phát hiện ra vấn đề, tự giác, tích cực hoạt động, giải quyết tình huống, thông qua đó lĩnh hội tri thức, hình thành thái độ, phát triển kỹ năng và đạt được mục đích dạy học khác.
1.3. Vai trò của việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mônGDCD 10 ở các trường THPT GDCD 10 ở các trường THPT
1.3.1. Khái quát chương trình GDCD lớp 10
Giáo dục công dân là một trong những môn học có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục về nhân cách và phẩm chất
đạo đức công dân xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, mục tiêu giáo dục con người một cách toàn diện tất yếu đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể từ nhiều môn học, nhiều đơn vị kiến thức, nhiều chủ thể giáo dục với sự đa dạng về phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học.
Chương trình Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông tham gióp trực tiếp vào mục tiêu giáo dục hướng đến hình thành và phát triển nhân cách của người học. Cấu trúc môn GDCD hiện hành được phân bổ ở cả 3 lớp: Lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Phần công dân với đạo đức là khối kiến thức cơ bản, nền tảng thuộc chương trình GDCD lớp 10.
Bài học được sắp xếp trong chương trình sách giáo khoa GDCD
Thời lượng
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện
chứng
2 tiết Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan Giảm tải Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất 2 tiết Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và
hiện tượng
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng
Bài 4, bài 5, bài 6 tích hợp thành một chủ đề: Quy luật vận động, phát triển của sự vật và
hiện tượng (5 tiết) Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức 2 tiết
Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội Giảm tải Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu
phát triển của xã hội 2 tiết
Học xong phần này, học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
Về kiến thức:
- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của Triết học. - Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hinh. Đồng thời, nhận xét, đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm,
phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình trong cuộc sống. - Hiểu được bản chất của thế giới vật chất; sự vận động và phát triển theo những quy luật khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất.
- Biết được nhận thức là gì, quá trình nhận thức, khái niệm thực tiễn, vai