Thực trạng sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học giáo dục công

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 47)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Thực trạng sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học giáo dục công

công dân 10 ở các Trường Trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên

2.1.1. Kết quả đạt được

Nghiên cứu thực trạng dạy học môn GDCD phần công dân với đạo đức và việc sử dụng dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức ở trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra xã hội học đối với 125 học sinh khối 10 và 8 giáo viên tham gia giảng dạy GDCD 10 ở 3 trường THPT: THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Giang Thép, THPT Dương Tự Minh.

Qua tìm hiểu, tác giả được biết, trong những năm gần đây, giáo viên GDCD ở trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã rất tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Về phương pháp dạy học, giáo viên đã sử dụng đa dạng nhiều phương pháp khác nhau tạo nên sự linh hoạt và từng bước đưa các vấn đề thực tiễn vào bài giảng GDCD nhất là phần công dân với đạo đức. Bảng số liệu dưới đây cho biết mức độ sử dụng các phương pháp dạy học môn GDCD phần công dân với đạo đức:

Bảng 2.1. Các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng chủ yếu trong dạy học môn GDCD phần Công dân với các đạo đức

Phương pháp Ý kiến Tỷ lệ (%)

Thuyết trình 119 95,2

Đàm thoại 97 77,6

Thảo luận nhóm 82 65,6

Trực quan 103 82,4

Nêu vấn đề 74 59,2

Dự án 41 32,8

Phương pháp khác 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra xã hội học của tác giả (tháng 3 năm 2021)

Bảng kết quả số liệu này cho thấy, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là thuyết trình và đóng vai (chiếm tỷ lệ trên 90%). Ngoài ra, trực quan và đàm thoại cũng là những phương pháp được sử dụng nhiều (chiếm tỷ lệ trên 70%). Phương pháp nêu vấn đề được sử dụng trong dạy học GDCD nhưng chỉ ở mức 59,2% nên hiệu quả, chất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế nhất định. Mặt khác, qua khảo sát, thăm dò ý kiến, theo đánh giá của 74% số học sinh được hỏi cho rằng: Phần đa giáo viên giảng dạy vẫn chủ yếu thuyết trình nhiều về lý thuyết; ít liên hệ với thực tiễn nên bài giảng mang tính khô khan, đơn điệu. Có thể nói, đây là một trong những lý do cơ bản dẫn đến việc học sinh chưa thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mình trong quá trình học tập. Thêm vào đó, kỹ năng phản biện xã hội, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cũng chưa được cải thiện nhiều. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải tìm được phương pháp dạy học tích cực và vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học kết hợp với các phương khác một cách phù hợp, hiệu quả.

* Thực trạng việc học môn Giáo dục công dân phần công dân với đạo

đức ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Theo kết quả điều tra xã hội học, có tới 108/125 học sinh được hỏi (chiếm 86,4%) cho rằng, môn GDCD, phần công dân với đạo đức là nội dung vô cùng ý nghĩa, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành thói quen, hành vi tốt cho học sinh trong các ứng xử xã hội. Tuy nhiên, vẫn có 63/125 học sinh được hỏi (chiếm 50,4%) cho rằng môn GDCD là môn học phụ, không cần thiết, không thiết thực. Các học sinh này cho rằng nội dung phần công dân với đạo đức khó

hiểu, khó nhớ, đặc biệt có tới 71/125 (chiếm 56,8%) ý kiến học sinh cho rằng, nội dung phần công dân với đạo đức thiên về lĩnh vực định tính nên rất trừu tượng, khô khan.

Như vậy, học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên về cơ bản đã có những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò của môn học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn phần lớn học sinh cho rằng môn học trừu tượng, khô khan, khó học. Đây là cơ sở để khẳng định đổi mới phương pháp dạy học phần công dân với đạo đức đã thực sự trở nên cần thiết.

Về hứng thú học tập môn GDCD phần công dân với đạo đức, chưa có nhiều học sinh thích thú môn học do xem đây là môn học phụ. Một bộ phận không nhỏ các bạn học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10 có tâm lý học để qua môn lên lớp. Điều này này được biểu hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2. Hứng thú học tập môn GDCD chương trình lớp 10 của học sinh ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên

Mức độ hứng thú đối với môn học

Đánh giá của học sinh Đánh giá của Giáo viên

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Rất hứng thú 21 16,8 2 25 Hứng thú 26 20,8 2 25 Bình thường 43 34,4 1 12,5 Ít hứng thú 19 15,2 1 12,5 Không hứng thú 16 12,8 2 25 Tổng số 125 100 8 100

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học của tác giả

Bảng kết quả khảo sát cho thấy, mức độ hứng thú của học sinh đối với môn GDCD nói chung và phần công dân với đạo đức nói riêng chỉ chiếm 37,6% trong tổng số học sinh được hỏi cho rằng họ rất hứng thú hoặc hứng thú với môn học. Trong khi đó, theo đánh giá của giáo viên thì mức độ này là 37,5 %. Có tới 34,4% ý kiến học sinh và 12,5% ý kiến giáo viên thừa nhận là học sinh cảm thấy bình thường trong khi có tới 15,2% học sinh và 12,5% giáo viên khẳng định học sinh ít

có hứng thú với môn học. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều học sinh không có hứng thú với môn học, số này chiếm tỷ lệ là 12,8% số học sinh được khảo sát. Như vậy, thực tế đã chứng minh, với các phương pháp đã sử dụng, học sinh vẫn chưa thực sự hứng thú với môn học, đặc biệt là phần công dân với đạo đức trong chương trình môn GDCD lớp 10. Đây có thể được xem là nguyên nhân cơ bản dẫn tới thái độ học tập của nhiều học sinh chưa đúng đắn, chưa phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập. Điều này cũng dẫn đến tình trạng thiếu sự sáng tạo trong khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới ở học sinh.

* Thực trạng việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Giáo dục công dân, phần công dân với đạo đức ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Một là, nhận thức của giáo viên về sự cần thiết vận dụng tình huống trong dạy học giáo dục công dân

Theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả, 100% giáo viên dạy GDCD lớp 10 phần công dân với đạo đức cho rằng, vận dụng phương pháp nêu vấn đề là cần thiết trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nhất là đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các giáo viên đều nhận thức được ý nghĩa và vai trò của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong đổi mới phương pháp dạy học GDCD, nhất là phần công dân với đạo đức khi mà nội dung này trong thực tiễn đã và đang có rất nhiều các vấn đề, tình huống đạo đức gây bức xúc cho xã hội trong thời gian gần đây. Việc nêu vấn đề, lồng ghép các tình huống đạo đức trong thực tiễn vào bài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có giáo viên cho rằng, phương pháp dạy học nêu vấn đề cần nhiều thời gian để học sinh có thể suy nghĩ, tìm tòi, khám phá nhưng thời gian phân phối chương trình dành cho môn GDCD lại ít. Mặt khác, số lượng học sinh trong một lớp thường đông nên giáo viên chưa thể sử dụng thường xuyên phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD, nhất là phần công dân với đạo đức nên hiệu quả giáo dục

chưa đạt như mong đợi.

Hai là, về mục đích sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học giáo dục công dân phần công dân với đạo đức.

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết giáo viên đã nhận thức đúng đắn mục đích dạy học theo phương pháp nêu vấn đề. Trong đó, có tới 100% giáo viên cho rằng, vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD phần công dân với đạo đức giúp học sinh lĩnh hội tốt tri thức mới; 87,5% giáo viên cho rằng phương pháp này giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức và khái quát, hệ thống hoá kiến thức. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên khẳng định sử dụng phương pháp nêu vấn đề giúp học sinh có khả năng liên hệ kiến thức với thực tiễn. Phương pháp này cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, phát triển kỹ năng phản biện xã hội và kỹ năng làm việc nhóm. Hơn nữa, tính sáng tạo, nhu cầu khám phá, giải quyết vấn đề của học sinh cũng được cải thiện. Như vậy, giáo viên có kỹ năng vận dụng linh hoạt phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD, phần công dân với đạo đức sẽ tạo được sự chuyển biến căn bản trong mục tiêu hình thành, phát triển năng lực người học.

Ba là, mức độ vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học giáo dục công dân phần công dân với dạo đức.

Từ kết quả khảo sát, phương pháp nêu vấn đề được giáo viên vận dụng trong dạy học GDCD phần công dân với đạo đức ở mức độ thường xuyên chiếm 62,5%. Tỷ lệ này chưa cao so với phương pháp thuyết trình, đàm thoại. Trên thực tế vẫn có tới 25 % số ý kiến giáo viên khẳng định rằng, dạy học theo phương pháp nêu vấn đề đôi khi được vận dụng. Như vậy, phần lớn giáo viên vẫn ưu tiên sử dụng thương xuyên phương pháp thuyết trình, đàm thoại so hơn là sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học. Điều này dẫn tới việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD, phần công dân với đạo đức của nhiều giáo viên chưa thành thạo, đưa lại hiệu quả giảng dạy chưa cao. Điều này được thể hiện qua kết quả điều tra xã hội học của tác trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên về hiệu quả thực hiện phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD, phần công dân với đạo đức ở các trường

THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Phương pháp

Hiệu quả thực hiện

Hiệu quả cao

Hiệu quả ở mức TB

Hiệu quả thấp Kém hiệu quả

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Thuyết trình 6 75 2 25 0 0 0 0 Đàm thoại 5 62,5 2 25 1 12,5 0 0 Trực quan 4 50 2 25 2 25 0 0 Nêu vấn đề 6 75 1 12,5 1 12,5 0 0 Thảo luận nhóm 5 62,5 2 25 1 12,5 0 0 Đóng vai 4 50 2 25 1 12,5 1 12,5 Dự án 1 12,5 1 12,5 5 62,5 1 12,5

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học của tác giả

Bảng số liệu cho thấy, đa số giáo viên đánh giá hiệu quả của phương pháp nêu vấn đề ở mức cao, chiếm 6/8 ý kiến (75% số phiếu được khảo sát) bên cạnh các ý kiến đánh giá cao hiệu quả của phương pháp thuyết trình, đàm thoại và thảo luận nhóm. Đây là một sự khẳng định về mức độ hiệu quả của việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD phần công dân với đạo đức.

2.1.2. Hạn chế và một số vấn đề đặt ra

Từ tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học kỹ năng sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD, phần công dân với đạo đức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tác giả nhận thấy một số hạn chế còn tồn tại thể hiện ở những nội dung sau:

Một là, trên thực tế, nhiều giáo viên đã gặp khó khăn, trở ngại khi vận dụng

kết quả khảo sát cho thấy: Có tới 75% giáo viên cho rằng việc lựa chọn nội dung bài học để vận dụng phương pháp nêu vấn đề và việc xây dựng, thiết kế, tổ chức quá trình giải quyết vấn đề cho học sinh luôn là khó khăn lớn. Các vấn đề, tình huống thuộc phạm trù đạo đức thì đa dạng nhưng để chọn được vấn đề mang tính tiêu biểu để học sinh giải quyết nhằm phát triển được năng lực người học không phải giáo viên nào cũng có thể làm được. Hơn nữa, số lượng học sinh trong lớp thường đông nên giáo viên tốn nhiều thời gian để tìm kiếm, xây dựng tình huống, vấn đề phù hợp. Bên cạnh đó, 75% giáo viên cho rằng kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh còn hạn chế, nhất là trong điều kiện thời lượng của tiết học có giới hạn. Ngoài ra, việc kết hợp phương pháp nêu vấn đề với các phương pháp khác của nhiều giáo viên còn thiếu linh hoạt. Có tới 50% giáo viên thừa nhận mình chưa thật sự thành thạo, linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề kết hợp với các phương pháp khác.

Hai là, việc lựa chọn trình huống, vấn đề đưa vào bài giảng của giáo viên chưa

hiệu quả. Thực tế việc lựa chọn vấn đề, tình huống đưa ra trong bài giảng của một số giáo viên vẫn chưa mang tính tiêu biểu, chưa chứa đựng tính kịch tính, mâu thuẫn trong tư duy của học sinh nên chưa trở thành yếu tố thôi thúc học sinh tự giác, tích cực thảo luận, tìm tòi, khám phá cách giải quyết vấn đề. Nói cách khác, nhu cầu khám phá, giải quyết vấn đề chưa trở thành nhu cầu nội tại của học sinh. Điều này dẫn đến tình trạng thờ ơ với tình huống, vấn đề giáo viên nêu ra là hiện tượng còn tồn tại khá phổ biến.

Ba là, cách thức giải quyết vấn đề của học sinh còn thụ động và đơn điệu, chủ

yếu là trả lời câu hỏi, hoặc báo cáo kết quả bằng cách đọc trước lớp hoặc nộp bài viết cho giáo viên. Sản phẩm chưa hội tụ đủ tính hợp tác của nhóm, chủ yếu là ý kiến của các cá nhân. Sau đó, giáo viên nhận xét trực tiếp hoặc gọi học sinh khác bổ sung ý kiến và đánh giá kết luận vấn đề. Cách thức giải quyết vấn đề ít có sự đổi mới nên dẫn đến tình trạng nhàm chán trong tiết học. Kết quả là kỹ năng nhận diện, phân tích, đánh giá, phản biện của học sinh ít có điều kiện được rèn luyện, khả năng phát triển, tư duy sáng tạo của học sinh theo đó cũng bị hạn chế.

Bốn là, vai trò định hướng hoạt động nhận thức, giải quyết vấn đề cho học sinh

cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trên thực tế, đây là khâu mà nhiều giáo viên tự nhận thấy kỹ năng của mình còn nhiều thiếu hụt. Phần lớn các vấn đề giáo viên đưa ra thường được xây dựng và tổ chức giải quyết theo hình thức đàm thoại, thảo luận nhóm. Một số giáo viên còn hạn chế trong việc lựa chọn hình thức tổ chức lớp học phù hợp để giải quyết vấn đề đưa ra trong tình huống. Hơn nữa, là kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm của một số giáo viên cũng còn hạn chế. Điều này thể hiện ở vai trò định hướng của giáo viên còn mờ nhạt, kỹ thuật gợi ý các giải pháp để giải quyết các vấn đề của một số giáo viên chưa thật sự khoa học. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều học sinh chưa tích cực tìm tòi, khám phá cách giải quyết vấn đề, thậm chí học sinh thiếu tập trung trong giờ học.

Thực trạng sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD, phần công dân với đạo đức ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên đã đặt ra yêu cầu khách quan cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w