Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 76 - 78)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

3.1.2.1. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm

Chương trình GDCD lớp 10 (Phần công dân với đạo đức) gồm có 7 bài (từ bài 10 đến bài 16). Tác giả luận văn lựa chọn nội dung thực nghiệm dạy học theo phương pháp nêu vấn đề ở các bài sau:

Bài 10: Quan niệm về đạo đức (Phụ lục 8).

Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (Phụ lục 9).

Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Phụ lục 10). Tác giả không tiến hành thực nghiệm đối với những tiết học thực hành, ngoại khóa và bài đọc thêm.

3.1.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Tác giả thiết kế giáo án thực nghiệm trên cơ sở bám sát nội dung phân phối theo khung chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học, từng bài học và từng đơn vị kiến thức trong chương trình, đồng thời có sự tham khảo sách giáo viên và sách tham khảo.

Tác giả thiết kế giáo án của lớp thực nghiệm dựa trên bốn nguyên tắc: Một là, giáo án không làm thay đổi chương trình, kế hoạch, nội dung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hai là, giáo án thực nghiệm căn cứ vào đặc điểm của từng nội dung bài học, tiết học đồng thời tuân thủ đầy đủ các bước lên lớp. Ba là, giáo án lên lớp phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường như: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học. Bốn là, khi thiết kế giáo án tác giả căn cứ vào trình độ tiếp thu của học sinh.

Các yêu cầu cơ bản cần đảm bảo của giáo án thực nghiệm:

Khi thiết kế một giáo án sử dụng phương pháp nêu vấn đề, tác giả tuân thủ theo sáu bước cơ bản:

dung tri thức, kỹ năng và thái độ. Ở bước này, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ (dựa vào chuẩn của Bộ GD). Từ đó xây dựng giáo án lên lớp giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức cơ bản của nội dung bài học và hình thành, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh.

Bước thứ hai: Tiến hành xác định trọng tâm bài học và phân bổ thời lượng tiết học phù hợp. Sau khi xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của bài học, giáo viên tiến hành xác định trọng tâm của bài học và phân bổ thời lượng tiết học cho phù hợp. Trọng tâm kiến thức của bài học được xác định theo phân phối chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó, giáo viên tính toán và phân bổ thời gian cho từng đơn vị kiến thưc, từng hoạt động lên lớp một cách hợp lý.

Bước thứ ba: Thực hiện lựa chọn hình thức tổ chức dạy học và phương pháp

dạy học phù hợp. Hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học phù hợp đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của giờ dạy. Giáo viên cần định hướng phương pháp chính được áp dụng trong bài dạy. Giáo viên sẽ căn cứ vào đặc điểm nội dung của bài học, cơ sở vật chất của nhà trường và khả năng nhận thức của học sinh để lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp dạy học hiệu quả. Trên thực tế, nêu vấn đề chính là phương pháp chủ đạo trong các giáo án thực nghiệm. Tuy nghiên, giáo viên có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp dạy học khác để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của giờ dạy.

Bước thứ tư: Tiến hành xác định tài liệu học tập và phương tiện dạy học là bước

quan trọng được thực hiện sau khi giáo viên đã lựa chọn được hình thức tổ chức lớp học và phương pháp chính được sử dụng trong giờ học. Tài liệu học tập chính phục vụ cho giờ học là Sách giáo khoa, ngoài ra có thể sử dụng các tài liệu tham khảo phù hợp để làm rõ nội dung của bài học. Phương tiện dạy học cho các giáo án thực nghiệm bao gồm Sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học.

vi nghiên cứu của luận văn, tác giả thiết kế, lựa chọn các vấn đề, các tình huống thuộc về lĩnh vực đạo đức - xã hội để đảm bảo mang tính phù hợp và đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tùy từng đơn vị kiến thức, vấn đề tác giả nêu ra là những tình huống thuộc phạm trù đạo đức đã và đang xảy ra trong thực tiễn xã hội cho học sinh tiếp cận, suy luận, tìm tòi và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết.

Bước thứ sáu: Tiến hành thiết kế, hoàn thiện giáo án thực nghiệm đảm bảo tính

khoa học, đúng đắn và hiệu quả, có thể sử dụng để thiết kế giờ giảng đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w