Những điều kiện đảm bảo sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 70)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Những điều kiện đảm bảo sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học

học giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông Thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Điều kiện đối với giáo viên

Khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD 10, phần công dân với đạo đức, giáo viên cần đảm bảo những điều kiện sau:

Một là, nắm vững đặc điểm nội dung của từng bài học, hiểu rõ những ưu điểm,

hạn chế của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học. Từ đó, giáo viên sẽ lựa chọn được các nội dung có thể vận dụng phương pháp nêu đề hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao trong dạy học.

Hai là, thành thạo quy trình thiết kế bài giảng có sử dụng phương pháp nêu vấn

đề trong dạy học. Giáo viên cần nắm vững các bước cần thiết để tiến hành thiết kế bài giảng, cũng như tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng phương pháp nêu vấn đề, để đảm bảo tính khả thi của phương pháp cũng như chất lượng của giờ dạy.

Ba là, giáo viên cần có năng lực lựa chọn, xây dựng tình huống có vấn đề để

đưa vào giáo án lên lớp. Thực tiễn luôn luôn chứa đựng rất nhiều tình huống đa dạng. Hơn nữa, xã hội luôn luôn thay đổi nên tâm lý, nhận thức của xã hội đối

với các vấn đề về đạo đức cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, khi lựa chọn, xây dựng tình huống sử dụng trong giờ dạy có vận dụng phương pháp nêu vấn đề môn GDCD phần công dân với đạo đức, giáo viên cần chú ý tính tiêu biểu, tính thực tiễn đồng thời phải ngắn gọn và vừa sức với học sinh.

2.3.2. Điều kiện đối với học sinh

Để giờ học có sử dụng phương pháp nêu vấn đề đạt hiệu quả cao thì không chỉ đòi hỏi những điều kiện cần thiết ở người giáo viên, mà đối với học sinh cũng đòi hỏi phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Cụ thể:

Một là, học sinh cần xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Học sinh cần

nhận thấy được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của môn GDCD, phần công dân với đạo đức. Chỉ khi có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, thì học sinh mới thực sự nghiêm túc, chủ động, tích cực và cầu thị trong học tập cũng như sáng tạo trong giải quyết các tình huống, các nhiệm vụ nhận thức. Có như vậy, việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học mới khả thi, giờ học mới hiệu quả.

Hai là, học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp. Học sinh cần

trang bị cho mình đủ đồ dùng học tập, tài liệu học tập, hoàn thành tốt các bài tập về nhà cũng như chuẩn bị bài mới trước khi bắt đầu giờ học mới.

Ba là, học sinh cần rèn luyện thói quen quan sát các tình huống, hành vi đạo

đức đang diễn ra hàng ngày ở khu vực cư trú, trường học và xã hội, trên cơ sở đó, liên hệ với các kiến thức đã học để tự đặt ra câu hỏi, trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức đã học.

2.3.3. Điều kiện đối với các cấp quản lý

Để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy và học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, đòi hỏi các cấp quản lý cần đảm bảo những điều kiện cơ bản sau:

Một là, các cấp quản lý nói chung cần nhận thức rõ tính cấp thiết của việc đổi

mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Giáo dục hiện đại hướng tới phát triển các năng lực cơ bản cho người học, vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo thì việc đổi mới

phương pháp dạy học là vô cùng thiết yếu.

Hai là, BGH các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái

Nguyên cần quan tâm hơn nữa trong việc khuyến khích các giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, thay thế các phương pháp dạy học truyền thống bằng các phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có phương pháp nêu vấn đề.

Ba là, BGH các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái

Nguyên cần quan tâm tới việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề nói riêng để đảm bảo tính khả thi cũng như nâng cao chất lượng dạy học

2.3.4. Điều kiện về cơ sở vật chất

Bên cạnh những điều kiện cơ bản về giáo viên, học sinh và các cấp quản lý trong việc đảm bảo đảm bảo sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD 10, phần công dân với đạo đức ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên thì cũng cần những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất bao gồm: phòng học, máy chiếu, các thiết bị hỗ trợ cho việc dạy và học. Các cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ và đồng bộ sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học nói chung, dạy môn GDCD phần công dân với đạo đức nói riêng.

Kết luận chương 2

Nội dung cơ bản của chương 2 tác giả đi vào đánh giá thực trạng dạy học môn GDCD phần công dân với đạo đức ở trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nói chung và thực trạng việc sử dụng dụng pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với đạo đức nói riêng, bằng việc khái quát, khảo sát những đặc điểm, điều kiện giảng dạy, học tập trong phạm vi nghiên cứu. Từ đó, chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế còn tồn tại trong việc dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức. Trên cơ sở những đánh giá trên, luận văn đi đến xác định các nguyên tắc và quy trình thiết kế bài giảng; các bước để

thực hiện có hiệu quả bài giảng có sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong học; các khâu cần thiết trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với giờ dạy được sử dụng bằng phương pháp nêu vấn đề ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến những điều kiện đối với giáo viên, học sinh, các cấp quản lý và cơ sở vật chất cần thiết để đảm bảo sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD lớp 10 ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ

TRONG DẠY HỌC GDCD 10 Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Thực nghiệm sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCDlớp 10 ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên lớp 10 ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Kế hoạch thực nghiệm

3.1.1.1 Mục đích của thực nghiệm

Thực nghiệm sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD lớp 10 nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả trong dạy môn GDCD, phần công dân với đạo đức ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên. Kết quả thực nghiệm giúp phát hiện ra các ưu điểm, hạn chế sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong thực tiễn dạy học đặt ra. Từ đó, tác giả đề xuất được các giải pháp, khuyến nghị cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức ở các trường THPT.

3.1.1.2. Giả thuyết thực nghiệm

Quy trình sử dụng phương pháp nêu vấn trong dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên của luận văn đề xuất được xây dựng là đúng đắn, khoa học sẽ góp phần góp phần nâng cao chất lượng dạy học, phát huy được tính tích cực, tính tự lực nhận thức, tính tự giác của học sinh trong học tập, hình thành ở họ năng lực độc lập giải quyết vấn đề góp phần nâng cao được chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục, đào tạo. Đồng thời góp phần kích thích nhu cầu khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới và tạo cảm giác hứng thú học tập cho học sinh.

3.1.1.3. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm và đối chứng

* Thời gian thực nghiệm: Học kỳ 2 năm học 2020 - 2021

giai đoạn này, đầu tiên, tác giả tiến hành lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm phù hợp. Sau đó, thực hiện khảo sát kết quả đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đảm bảo tính khoa học cũng như độ tin cậy của kết quả thực nghiệm. Cuối cùng, tiến hành lựa chọn đơn vị kiến thức thực nghiệm cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để thiết kế giáo án thực nghiệm.

- Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm (tháng 2 - 2021). Ở giai đoạn tiến

hành thực nghiệm, trước hết, tác giả tiến hành dạy học các lớp theo giáo án thực nghiệm. Sau đó, tiếp tục tiến hành dạy học các lớp không vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề để lấy cơ sở so sánh và đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Giai đoạn 3: Sau khi tiến hành thực nghiệm, tác giả đi đến đánh giá

kết quả thực nghiệm (tháng 3 - 2021). Bước thứ nhất là tiến hành xây dựng các tiêu chí và thang đánh giá kết quả thực nghiệm. Bước thứ hai, tác giả tiến hành phân tích và xử lý các kết quả thực nghiệm. Cuối cùng, tác giả rút ra các kết luận cần thiết.

* Địa điểm thực nghiệm

Địa điểm tác giả luận văn lựa chọn thực nghiệm là ba trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên: Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Trường THPT Gang Thép, Trường THPT Dương Tự Minh.

* Đối tượng thực nghiệm và đối chứng

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm với đối tượng thực nghiệm là những học sinh khối 10 ở 3 trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên: trường THPT Lương Ngọc Quyến, trường THPT Gang Thép và trường THPT Dương Tự Minh:

STT Tên trường Tên lớp thực

nghiệm

Tên lớp đối chứng

1 THPT Lương Ngọc Quyến 10A1,10A3 10A2, 10A4

2 THPT Gang Thép 10A1,10A3 10A2,10A4

3 THPT Dương Tự Minh 10A4,10A5 10A1,10A2

đầu vào tương đối bằng nhau. Do đó, kết quả quá trình điều tra, khảo sát thực nghiệm sẽ đảm bảo tin cậy hơn.

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

3.1.2.1. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm

Chương trình GDCD lớp 10 (Phần công dân với đạo đức) gồm có 7 bài (từ bài 10 đến bài 16). Tác giả luận văn lựa chọn nội dung thực nghiệm dạy học theo phương pháp nêu vấn đề ở các bài sau:

Bài 10: Quan niệm về đạo đức (Phụ lục 8).

Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (Phụ lục 9).

Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Phụ lục 10). Tác giả không tiến hành thực nghiệm đối với những tiết học thực hành, ngoại khóa và bài đọc thêm.

3.1.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Tác giả thiết kế giáo án thực nghiệm trên cơ sở bám sát nội dung phân phối theo khung chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học, từng bài học và từng đơn vị kiến thức trong chương trình, đồng thời có sự tham khảo sách giáo viên và sách tham khảo.

Tác giả thiết kế giáo án của lớp thực nghiệm dựa trên bốn nguyên tắc: Một là, giáo án không làm thay đổi chương trình, kế hoạch, nội dung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hai là, giáo án thực nghiệm căn cứ vào đặc điểm của từng nội dung bài học, tiết học đồng thời tuân thủ đầy đủ các bước lên lớp. Ba là, giáo án lên lớp phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường như: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học. Bốn là, khi thiết kế giáo án tác giả căn cứ vào trình độ tiếp thu của học sinh.

Các yêu cầu cơ bản cần đảm bảo của giáo án thực nghiệm:

Khi thiết kế một giáo án sử dụng phương pháp nêu vấn đề, tác giả tuân thủ theo sáu bước cơ bản:

dung tri thức, kỹ năng và thái độ. Ở bước này, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ (dựa vào chuẩn của Bộ GD). Từ đó xây dựng giáo án lên lớp giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức cơ bản của nội dung bài học và hình thành, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh.

Bước thứ hai: Tiến hành xác định trọng tâm bài học và phân bổ thời lượng tiết học phù hợp. Sau khi xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của bài học, giáo viên tiến hành xác định trọng tâm của bài học và phân bổ thời lượng tiết học cho phù hợp. Trọng tâm kiến thức của bài học được xác định theo phân phối chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó, giáo viên tính toán và phân bổ thời gian cho từng đơn vị kiến thưc, từng hoạt động lên lớp một cách hợp lý.

Bước thứ ba: Thực hiện lựa chọn hình thức tổ chức dạy học và phương pháp

dạy học phù hợp. Hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học phù hợp đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của giờ dạy. Giáo viên cần định hướng phương pháp chính được áp dụng trong bài dạy. Giáo viên sẽ căn cứ vào đặc điểm nội dung của bài học, cơ sở vật chất của nhà trường và khả năng nhận thức của học sinh để lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp dạy học hiệu quả. Trên thực tế, nêu vấn đề chính là phương pháp chủ đạo trong các giáo án thực nghiệm. Tuy nghiên, giáo viên có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp dạy học khác để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của giờ dạy.

Bước thứ tư: Tiến hành xác định tài liệu học tập và phương tiện dạy học là bước

quan trọng được thực hiện sau khi giáo viên đã lựa chọn được hình thức tổ chức lớp học và phương pháp chính được sử dụng trong giờ học. Tài liệu học tập chính phục vụ cho giờ học là Sách giáo khoa, ngoài ra có thể sử dụng các tài liệu tham khảo phù hợp để làm rõ nội dung của bài học. Phương tiện dạy học cho các giáo án thực nghiệm bao gồm Sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học.

vi nghiên cứu của luận văn, tác giả thiết kế, lựa chọn các vấn đề, các tình huống thuộc về lĩnh vực đạo đức - xã hội để đảm bảo mang tính phù hợp và đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tùy từng đơn vị kiến thức, vấn đề tác giả nêu ra là những tình huống thuộc phạm trù đạo đức đã và đang xảy ra trong thực tiễn xã hội cho học sinh tiếp cận, suy luận, tìm tòi và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết.

Bước thứ sáu: Tiến hành thiết kế, hoàn thiện giáo án thực nghiệm đảm bảo tính

khoa học, đúng đắn và hiệu quả, có thể sử dụng để thiết kế giờ giảng đảm bảo chất lượng.

3.1.3. Kết quả thực nghiệm

3.1.3.1. Khảo sát trình độ ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Sau khi tiến hành khảo sát trình độ ban đầu của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng, tác giả luận văn thu được kết quả học tập môn GDCD của học sinh thể hiện ở các bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1. Điểm kiểm tra học kỳ I môn GDCD giữa lớp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w