Thiết kế bài giảng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 64)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Thiết kế bài giảng

Thiết kế giáo án là chính là thiết kế các bước cơ bản của một bài giảng. Theo yêu cầu của theo phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức thì việc thiết kế bài giảng, cần tuân thủ các bước sau:

Bước thứ nhất, xác định mục tiêu, nội dung bài học về kiến thức, kỹ năng, thái

độ. Đây là khâu đầu tiên, quan trọng, là cơ sở cho việc thiết kế bài giảng cũng như lựa chọn và sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học nói chung, dạy học môn GDCD, phần công dân với đạo đức nói riêng.

Bước thứ hai, phân tích kết cấu tri thức của bài học, của các đơn vị kiến thức

trong bài: Sau khi xác định rõ mục tiêu, nội dung của bài học, giáo viên cần phân tích kết cấu tri thức của bài học để có thể vận dụng phương pháp nêu vấn đề một cách có đúng đắn, phù hợp và đem lại hiệu quả cao.

Với mỗi bài học, mỗi đơn vị nội dung kiến thức khác nhau thì giáo viên cần lựa chọn các tình huống, vấn đề khác nhau đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức, tiếp thu, tâm lý lứa tuổi cũng như năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Các tình huống được lựa chọn đưa vào bài giảng cần đảm bảo tính vừa sức, tính thực tiễn, tiêu biểu nhưng phải ngắn gọn, phù hợp với mục tiêu kiến thức để không ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giờ dạy. Có như vậy thì phương pháp nêu vấn đề mới phát huy được những ưu thế của mình, giúp hình thành ở người học những kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu của chương trình học, cũng như những yêu cầu năng lực cơ bản đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội.

Bước thứ tư, lựa chọn phương pháp, tài liệu học tập, phương tiện dạy học. Một

giáo án hoàn chính không thể thiếu các phương pháp, tài liệu và phương tiện mà giáo viên sử dụng trong giờ giảng. Tùy thuộc vào từng nội dung cụ thể của các bài học, mà giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp, các tài liệu học tập và phương tiện dạy học một cách phù hợp.

Bước thứ năm, xác định các hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học bao

gồm:

Một là, kiểm tra bài cũ. Có nhiều cách để giáo viên có thể tiến hành kiểm tra

bài cũ của học sinh như: sử dụng câu hỏi lý thuyết, sử dụng các tình huống thực tiễn để học sinh vận dụng lý thuyết đã học để giải quyết vấn đề.

Hai là, hoạt động khởi động để kích thích nhu cầu nhận thức của học sinh đối

với bài học. Ở bước này, giáo viên có thể lựa chọn các cách thức khởi động khác nhau, tùy vào sự sáng tạo của mình và nội dung của bài học để tạo thu hút học sinh, tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp cận bài học mới, kiến thức mới.

Ba là, hình thành kiến thức mới: Sau khi kiểm tra bài cũ và khởi động giờ học

mới, khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề, giáo viên có thể hình thành kiến thức mới cho học sinh thông qua việc đưa ra các tình huống có vấn đề để thu hút các em chủ động, tự giác tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, hoàn thành nhiệm vụ nhận thức đã đặt ra. Như vậy, bằng cách này, giáo viên có thể

thay đổi tư duy dạy học, đồng thời đổi mới cách học của học sinh, chuyển từ tâm lý học tập thụ động sang chủ động, tích cực và sáng tạo.

Bốn là, luyện tập là hoạt động nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện và phát triển

kỹ năng cho học sinh. Đối với phần công dân với đạo đức, hoạt động này giúp phát triển cho học sinh các kỹ năng phản biện, nhận diện, phân tích và đánh giá các vấn đề đạo đức nảy sinh trong thực tiễn xã hội. Phương pháp nêu vấn đề phát huy được nhiều ưu thế khi giáo viên biết lựa chọn các tình huống tiêu biểu, mang tính thời sự nảy sinh trong đời sống đạo đức của xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.

Năm là, vận dụng, mở rộng là hoạt động cuối cùng trong quá trình thiết kế các

hoạt động dạy học. Trước khi kết thúc bài học, giáo viên thường kết luận lại nội dung bài học; nhận xét hoạt động học và mức độ hoàn thành hoạt động nhận thức của học sinh; dặn dò, hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở nhà.

2.2.4. Thực hiện dạy học trên lớp

Thực hiện dạy học trên lớp là quá trình hiện thực hóa giáo án đã soạn. Ngoài chất lượng giáo án đã được thiết kế, hiệu quả của tiết giảng có sử dụng phương pháp nêu vấn đề còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: năng lực giảng dạy, kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động dạy học và vai trò định hướng hoạt động nhận thức của giáo viên; trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu và mức độ hứng thú học của học sinh; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường; tài liệu, phương tiện học tập phục vụ bài giảng Để thực hiện đúng chuẩn việc dạy học

trên lớp, giáo viên cần thực hiện theo 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ

Ổn định tổ chức lớp là việc làm quan trọng đầu tiên ngay khi giờ học bắt đầu. Mọi giáo viên lên lớp đều phải tiến hành ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số học sinh để nắm bắt chính xác tình hình lớp học. Sau bước này, giáo viên có thể tiến hành kiểm tra bài cũ. Với hoạt động kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể tiến hành xen kẽ ở các thời điểm khác nhau trong quá trình học, nhưng thông thường là kiểm tra ở đầu giờ học. Hoạt động này vừa củng cố lại cho học sinh các kiến thức đã học,

đồng thời, tạo ra sự liên kết giữa kiến thức cũ đã học và kiến thức của bài mới.

Bước 2: Giới thiệu bài mới (hoạt động khởi động)

Khi kiểm tra bài cũ, đa số giáo viên đã lồng ghép việc giới thiệu nội dung bài mới thông qua nhận xét đối với các câu trả lời của học sinh. Đặc biệt, trong phương pháp nêu vấn đề, khi giáo viên tiến hành kiểm tra bài cũ thông qua việc đưa ra tình huống cho học sinh giải quyết. Trên thực tế, khi tiến hành giới thiệu bài mới, giáo viên có thể vận dụng nhiều hoạt động khác nhau để thu hút, tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức mới.

Bước 3: Dạy bài mới (Hình thành kiến thức mới)

Dạy bài mới hay còn được gọi là hoạt động hình thành kiến thức mới chính là hoạt động chủ đạo của giờ học. Tùy vào đặc điểm nội dung của từng bài mà giáo viên có thể lựa chọn cách thức tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội kiến thức mới một cách phù hợp. Khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học, giáo viên có thể hình thành kiến thức mới cho học sinh bằng việc đưa ra các tình huống có vấn đề đòi hỏi học sinh phải động não để giải quyết. Tùy vào các tình huống khác nhau, thông qua quá trình tư duy độc lập hoặc phối hợp thảo luận, nhóm học sinh tiến hành giải quyết vấn đề, từ đó, rút ra nội dung kiến thức cần đạt. Để hỗ trợ học sinh giải quyết tốt các vấn đề trong tình huống học tập, giáo viên là người đóng vai trò định hướng hoạt động nhận thức, cách tiếp cận vấn đề cũng như chỉ ra hướng tìm kiếm tri thức cho học sinh. Như vậy, phương pháp nêu vấn đề trong dạy học nói chung, dạy GDCD phần công dân với đạo đức nói riêng giúp học sinh tiếp cận kiến thức mới một cách tích cực, chủ động và tự giác hơn.

Bước 4: Luyện tập, củng cố

Sau khi hoàn thành hoạt động dạy học bài mới, giáo viên sẽ tiến hành khái quát, củng cố lại nội dung bài học một cách có hệ thống giúp học sinh nắm được nội dung của tiết học cũng như các kiến thức trọng tâm của bài học. Tùy vào từng đơn vị kiến thức, nội dung các bài học khác nhau mà giáo viên có thể lựa chọn cách thức củng cố và luyện tập cho phù hợp. Khi sử dụng phương pháp nêu

vấn đề, giáo viên cũng có thể được tiến hành luyện tập, củng cố bằng việc đưa ra tình huống có vấn đề để yêu cầu học sinh giải quyết. Làm như vậy, học sinh sẽ nắm vẵng, hiểu sâu hơn các nội dung của bài học.

Bước 5: Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết học sau (Hoạt động tiếp nối)

Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết học sau, hay còn gọi là hoạt động động tiếp nối là bước cuối cùng của quy trình thiết kế bài giảng. Trên thực tế, khi kết thúc giờ học, giáo viên sẽ tiến hành giao bài tập về nhà và hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. Song song với đó, giáo viên có thể đưa ra tình huống hoặc câu chuyện có liên quan đến đơn vị kiến thức mới của bài học sau đó để học sinh suy nghĩ, tìm hiểu và tự rút ra nội dung bằng nhận thức của mình trên cơ sở kết nối các đơn vị kiến thức đã học.

2.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là cách thức để giáo viên định lượng hiệu quả giờ dạy. Đây là cơ sở để giáo viên nắm bắt rõ hơn tình hình học tập của học sinh thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá. Từ đó, giáo viên sẽ có các biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với giờ dạy được sử dụng bằng phương pháp nêu vấn đề môn GDCD, phần công dân với đạo đức ở trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cần kết hợp hài hòa giữa đánh giá kiến thức, năng lực, kỹ năng và khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh.

Một là, xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá:

Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá là bước đầu tiên khi tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trước hết, giáo viên cần dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) của môn học để xây dựng mục đích kiểm tra phù hợp. Ngoài ra, giáo viên cần lưu ý rằng, mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với giờ dạy được sử

dụng bằng phương pháp nêu vấn đề là giúp học sinh thấy được sự tiến bộ, nhận ra sự hạn chế của mình, từ đó tạo động cơ, khuyến khích học sinh học tập và ôn luyện tốt hơn để đạt kết quả cao hơn theo khả năng của mình.

Hai là, xác định hình thức kiểm tra

Sau khi xác định được mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên tiến hành xác định hình thức khiểm tra phù hợp với từng nội dung bài học và từng đói tương học sinh. Khi sử dụng bằng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD, phần công dân với đạo đức, giáo viên có thể áp dụng đa dạng các hình thức kiểm tra như: Vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm khách quan; hoặc giải quyết tình huống. Việc sử dụng tình huống để kiểm tra, đánh giá sẽ có thể phân loại học sinh tốt hơn, giúp giáo viên đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực hơn.

Ba là, thiết lập ma trận hai chiều (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Bảng ma trận hai chiều, mô tả tiêu chí của đề kiểm tra là căn cứ quan trọng để giáo viên thiết kế đề kiểm tra. Sau khi xác định được hình thức kiểm tra, giáo viên cần thiết lập ma trận đề kiểm tra, phân chia các câu hỏi một cách hợp lý theo tỷ lệ giữa nội dung cần đánh giá và các cấp độ nhận thức của học sinh.

Bốn là, thiết kế câu hỏi theo ma trận

Sau khi thiết lập ma trận đề kiểm tra, giáo viên tiến hành xây dựng bộ câu hỏi hoặc tình huống đưa vào kiểm tra. Tùy vào đặc điểm riêng của từng lớp học, từng đối tượng học sinh ở các cấp độ nhận thức khác nhau mà giáo viên có thể thiết kế nội dung đề kiểm tra phù hợp.

Năm là, xây dựng đáp án và biểu chấm

Giáo viên sẽ căn cứ vào ma trận đề kiểm tra, bảng mô tả tiêu chí đề kiểm tra, để xây dựng đáp án và biểu chấm cho mỗi bài kiểm tra. Ở đây, giáo viên cần quán triệt nguyên tắc: đáp án cho đề kiểm tra cần đảm bảo tính khoa học và chính xác về nội dung, được xây dựng rõ ràng, tường minh, đồng thời có các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

Sáu là, tổ chức kiểm tra

của học sinh. Thông thường, giáo viên tiến hành kiểm tra ở trên lớp, đảm bảo học sinh thực hiện nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế.

Bảy là, chấm bài kiểm tra

Sau khi tổ chức kiểm tra, thu bài, giáo viên tiến hành chấm bài kiểm tra dựa vào biểu chấm theo đáp án và thang điểm đã xây dựng từ trước. Khi chấm bài kiểm tra, giáo viên cần đảm bảo nguyên tắc chính xác, công tâm, khách quan.

Tám là, tập hợp kết quả, đánh giá, rút kinh nghiệm sau kiểm tra

Tập hợp kết quả, đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi chấm bài kiểm tra là bước cuối cùng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên căn cứ vào kết quả (điểm số) của bài kiểm tra và đối chiếu với mục tiêu của bài học để đánh giá, nhận xét học sinh cũng như rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho lần sau.

2.3. Những điều kiện đảm bảo sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạyhọc giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông Thành phố học giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông Thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Điều kiện đối với giáo viên

Khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học GDCD 10, phần công dân với đạo đức, giáo viên cần đảm bảo những điều kiện sau:

Một là, nắm vững đặc điểm nội dung của từng bài học, hiểu rõ những ưu điểm,

hạn chế của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học. Từ đó, giáo viên sẽ lựa chọn được các nội dung có thể vận dụng phương pháp nêu đề hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao trong dạy học.

Hai là, thành thạo quy trình thiết kế bài giảng có sử dụng phương pháp nêu vấn

đề trong dạy học. Giáo viên cần nắm vững các bước cần thiết để tiến hành thiết kế bài giảng, cũng như tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng phương pháp nêu vấn đề, để đảm bảo tính khả thi của phương pháp cũng như chất lượng của giờ dạy.

Ba là, giáo viên cần có năng lực lựa chọn, xây dựng tình huống có vấn đề để

đưa vào giáo án lên lớp. Thực tiễn luôn luôn chứa đựng rất nhiều tình huống đa dạng. Hơn nữa, xã hội luôn luôn thay đổi nên tâm lý, nhận thức của xã hội đối

với các vấn đề về đạo đức cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, khi lựa chọn, xây dựng tình huống sử dụng trong giờ dạy có vận dụng phương pháp nêu vấn đề môn GDCD phần công dân với đạo đức, giáo viên cần chú ý tính tiêu biểu, tính thực tiễn đồng thời phải ngắn gọn và vừa sức với học sinh.

2.3.2. Điều kiện đối với học sinh

Để giờ học có sử dụng phương pháp nêu vấn đề đạt hiệu quả cao thì không chỉ đòi hỏi những điều kiện cần thiết ở người giáo viên, mà đối với học sinh cũng đòi hỏi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân 10 ở các trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w