Hiểu biết về nghề dệt thổ cẩm và đan lát ở huyện Tân Kỳ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 25 - 28)

Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân tộc Thái huyện Tân Kỳ. Những sản phẩm dệt thổ cẩm là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó gắn bó với mỗi người dân từ lúc sinh ra, đến lúc lập gia đình và những lúc cuối đời.

Danh từ "thổ cẩm" là để chỉ "đồ mỹ nghệ được dệt bằng sợi nhiều màu sặc sỡ" như cách bấy lâu nay nhiều người chúng ta đã quen dùng. Nghề dệt thổ cẩm của người Thái là một nghề truyền thống, có từ rất lâu đời.

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn miền Tây Nghệ An đang bị mai một thì nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Tân Kỳ đang từng bước được bảo tồn và khôi phục. Bản Thái Minh ở xã Tiên Kỳ có 100% hộ dân là người dân tộc Thái sinh sống, hầu như gia đình nào cũng có khung dệt thổ cẩm. Năm 2009 bản Thái Minh được công nhận làng có nghề, từ đây nghề dệt thổ cẩm ở bản có bước phát triển mới. Sản phẩm của chị em đa dạng như khăn, váy, áo với những nét họa tiết, hoa văn phong phú được khách hàng ưa chuộng.

Phụ nữ Thái rất khéo tay trong việc thêu, dệt thổ cẩm. Đến nơi nào có người Thái sinh sống bạn cũng dễ dàng tìm thấy một chiếc khung cửi dệt vải thổ cẩm. Để có được một sản phẩm đẹp người con gái Thái phải trải qua một quá trình lao

24 4 download by : skknchat@gmail.com

động, sáng tạo và tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Ngay từ thủa lên sáu, lên bảy, các cô bé Thái đã được các bà, các mẹ chỉ bảo, làm quen với việc nhặt bông, xe sợi và lớn hơn một chút thì bắt đầu làm quen với việc dệt vải. Theo quan niệm của người Thái, người phụ nữ giỏi thêu thùa và có kỹ thuật dệt tinh xảo sẽ được đánh giá là người phụ nữ giỏi giang và được nhiều chàng trai để mắt tới.

Để dệt được một tấm thổ cẩm đẹp, người phụ nữ Thái phải trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự khéo léo và vô cùng tỉ mẩn. Mỗi màu sắc kết hợp với nhau để dệt nên tấm thổ cẩm đều thể hiện sự tinh túy của đất trời. Màu đen cho đất, màu xanh cho trời, màu vàng biểu hiện cho sự kết hợp hài hòa giữa con người với thiên nhiên, màu đỏ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người. Vì thế mà người con gái Thái phải mất nhiều tháng để trồng bông, trồng dâu, rồi sau nhiều công đoạn mới se được sợi vải để dệt nên tấm thổ cẩm truyền thống.

Để ca ngợi đôi bàn tay tài hoa và sự siêng năng của người phụ nữ Thái, tục ngữ Thái có câu:"Úp tay thành hoa đào nở/ Mở tay nở bừng hoa gạo". Mỗi người con gái Thái đều có nghệ thuật trang trí độc đáo, thể hiện được phong cách riêng của mình qua từng tấm vải thổ cẩm dệt thêu.

Nghề dệt thổ cẩm của người Thái có từ lâu đời, song trước đây, công cụ dệt vải chỉ là những khung cửi thô sơ làm bằng tre, gỗ nên để tạo ra một sản phẩm bền đẹp, chị em người Thái phải tốn công sức cả năm trời. Yếu tố thời gian kéo dài, cộng thêm sự xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú của các sản phẩm ngành dệt may công nghiệp làm cho nghề dệt thổ cẩm có nguy cơ mai một.Tuy nhiên với lòng yêu nghề bà con nơi đây vẫn cần mẫn, kiên trì chăm chỉ lưu giữ giá trị văn hóa lâu đời của ông cha.

Đến thăm làng nghề các em học sinh được nghe bà con hướng dẫn quy trình sản xuất ra một vuông thổ cẩm:

Đầu tiên là trồng, chăm sóc và thu hoạch bông. Quả bông được tách ra, rồi dùng dụng cu bật cho những sợi bông tơi và nhuyễn, thành dạng thô. Thao tác này thường được ví là "nghệ sỹ chơi đàn một tay".

Bông bật xong được đưa vào dụng cụ cán để tạo sự liên kết giữa các sợi bông. Sau khi cán, bông được vò thành từng nắm nhỏ rồi dùng dụng cụ để kéo thành sợi dài. Thao tác này đòi hỏi sự khéo léo và nhuần nhuyễn của đôi tay, nếu không sợi bông sẽ bị đứt hoặc kích thước không đều.

Sợi bông được kéo xong, tiếp tục được đưa vào xa kéo sợi để xe bông thành chỉ. Khi quay xa phải đều tay, nhịp nhàng giữa tay xe sợi và tay quay xa, chỉ mới săn đều, sợi mới dai để dễ dệt thành vải.

Sau đó, sợi được cuộn thành những cuộn to.

Để tấm vải có màu sắc, trước khi dệt, bà con vào rừng tìm một số loài cây về nấu cho đến khi nước có màu sắc rồi nhúng cuộn sợi vào nước khoảng 30 phút, sau 25

đó đem phơi khô. Mỗi loại cây có một màu sắc, để có nhiều màu, chị em thường dùng nhiều loại cây khác nhau hoặc pha chế để phối màu màu theo kinh nghiệm dân gian.

Sợi được ngâm màu và phơi khô, đảm bảo độ săn, dai, bền và chắc sẽ được mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải theo ý muốn của người dệt. Công đoạn dệt cũng đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay, nhịp nhàng của đôi chân và tinh tế của đôi mắt để làm nên những sản phẩm có đường nét nhuần nhuyễn, màu sắc hài hòa, hoa văn tinh xảo.

Bởi sự kỳ công, khéo léo và tinh xảo nên sản phẩm dệt thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Thái không chỉ đáp ứng nhu cầu trang phục của mình mà còn được du khách ưa chuộng.

Trong buổi tham quan trải nghiệm, được bà con hướng dẫn quy trình trồng bông kéo sợi dệt vải, các em rất ngạc nhiên trước sự công phu kiên trì cuả người thợ và thích thú trước những thành quả mà bà con làm được. Năm 2013 UBND tỉnh đã quyết định trao bằng công nhận làng nghề dệt thổ cẩm Thái Minh. Đây là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân trong bản, đồng thời là niềm tự hào của nhân dân Tân Kỳ.

Không chỉ được trải nghiệm làng nghề dệt thổ cẩm các em còn được trải nghiệm nghề đan lát trên địa bàn huyện. Đây là những làng nghề truyền thống vừa có giá trị thương mại vừa có giá trị lịch sử, cần được bảo tồn và lưu truyền đến mai sau.

Xóm 2 Thanh Tân Xã Kỳ Tân huyện Tân Kỳ vẫn giữ được nghề đan lát mây tre truyền thống Đã từ lâu, đây là điểm đến của nhiều thương lái cùng những du khách quan tâm, yêu thích những sản phẩm làm ra từ mây tre, hình ảnh biểu trưng của người Việt. Không chỉ có nghề truyền thống lâu đời, mặt hàng đẹp mà mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm ngày càng đa dạng đã chắp cánh cho mây tre đến được tay những người yêu thích sản phẩm.

Để làm nên sản phẩm, đối với người thợ đó là một nghệ thuật, đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, trải qua nhiều công đoạn. Họ thường chọn những cây tre có độ tuổi từ 3 năm trở lên, vì nếu tre non thì rất giòn, dễ gãy và chỉ chặt vào những ngày cuối tháng không có trăng, bởi vì cây tre đầu tháng chứa nhiều nước nên khi sấy mất nhiều thời gian và dễ bị mọt. Đặc biệt, tre phải thẳng đều và dài thì mới cho ra sợi nan suôn mượt, để khi đan không phải nối nhiều đoạn. Công đoạn vót nan mang yếu tố quyết định để hoàn thiện cho một sản phẩm đẹp, do đó đòi hỏi người đan phải có kinh nghiệm. Chẻ nan mỏng hay dày là tuỳ thuộc vào sản phẩm sẽ được đan, phải chuốt sao cho nan có độ mềm, nhẵn và đều, để khi đan các nan khít vào nhau và không tạo ra kẽ hở. Nan chuốt xong đem treo lên giàn bếp trong một thời gian nhất định mới đan được.

26 6 download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w