V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4. Phỏng vấn học sinh và giáo viên:
PHẦN III: KẾT LUẬN I KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
“Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An” đã tạo một cách tiếp cận
mở, có tác dụng nhiều mặt trong việc rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác, ý thức tham gia các hoạt động cộng đồng cho học sinh. Đây là một sân chơi bổ ích giúp các em có cơ hội hiểu, thẩm định, mở rộng thêm những kiến thức đã học ở phần chính khoá, hình thành các kỹ năng thực hành đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý thức và kỷ luật cho học sinh. Tuy nhiên đây là một hoạt động phức tạp đòi hỏi sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ giáo viên.
Để tổ chức được các hoạt động ngoại khoá thật sự hiệu quả chúng tôi đã phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của BGH, sự ủng hộ của giáo viên và học sinh, đồng thời huy động sự ủng hộ về kinh phí và cơ sở vật chất từ hội cha mẹ học sinh. Tôi nghĩ rằng hình thức ngoại khoá này có khả năng ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả trong tất cả các trường THPT. Vì vậy, các trường học khác có thể mạnh dạn ứng dụng để tổ chức hoạt động ngoại khóa, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
II. KIẾN NGHỊ
Trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm tôi nhận thấy rằng việc đưa hoạt động ngoại khóa vào trong nhà trường là rất cần thiết. Đặc biệt việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa là một cách giáo dục mở, học sinh được trải nghiệm và từ đó em rút ra cho mình những bài học thực tế. Nhưng để hoạt động này đạt được hiệu quả cao cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, sự quan tâm từ phía Ban giám hiệu, sự giúp đỡ ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, quan trọng hơn cả là sự nổ lực phấn đấu của giáo viên, thái độ học tập tích cực của học sinh. Do đó tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
Sở giáo dục và Đào tạo:
+ Quan tâm chỉ đạo sát sao việc thực hiện giáo dục ngoại khóa ở các trường phổ thông. Kịp thời động viên, khen thưởng cá nhân tập thể đi đầu sáng tạo trong dạy học và giáo dục.
+ Tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục, qua hội thảo giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc giảng dạy nội khóa cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa.
Đối với các trường THPT:
41
+ Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động ngoại khóa của học sinh đặc biệt hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản nhằm tạo sân chơi lành mạnh giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống.
Đối với tổ chuyên môn:
Thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm thống nhất về nội dung, phương pháp giảng dạy nhất là khi thực hiện hoạt động ngoại khóa cần có sự phối hợp chặt chẽ, có sự chuẩn bị chu đáo và tinh thần trách nhiệm cao.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong quá trình thực hiện hoạt động ngoại khóa. Sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục đạo đức cho học
sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An” có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của
cấp trên và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Kỳ, ngày 19 tháng 3 năm 2019
Người viết Nguyễn Thị Thanh Xuân