Kinh nghiệm công tác chuẩn bị cho hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34 - 38)

IV. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRẢI NGHIỆM DI SẢN VĂN HÓA NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

3. Kinh nghiệm công tác chuẩn bị cho hoạt động ngoại khóa

Để buổi ngoại khóa tham quan trải nghiệm di sản thành công, công tác chuẩn bị hết sức quan trọng, các tổ nhóm cần chuẩn bị chu đáo như: lập kế hoạch chi tiết về chuyến đi, xây dựng nội dung chương trình phù hợp vừa có tính giáo dục và đảm bảo sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh; chuẩn bị trang thiết bị cơ sở vật chất; phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên và học sinh. Bởi nếu chuẩn bị sơ sài không chu đáo về cả phía nhà trường, giáo viên và học sinh thì sẽ không đạt kết quả như mong muốn thậm chí có lúc xảy ra sự cố đáng tiếc. Hơn nữa, hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản với quy mô lớn, nên từ việc lập kế hoạch cho đến việc tổ chức thực hiện tham quan phải có quy trình chặt chẽ và chuẩn bị thật công phu.

Những tồn tại thường mắc phải trong công tác chuẩn bị ngoại khóa:

Khi lập kế hoạch ngoại khóa một số nhóm môn không xác định đúng mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ thì không đạt được mục đích đề ra ban đầu. Hơn nữa, trước khi tiến hành ngoại khóa không lập kế hoạch chặt chẽ, chi tiết, cụ thể không xây dựng nội dung chương trình phù hợp; khâu chuẩn bị không chu đáo sẽ gặp lúng túng trong quá trình thực hiện.

Để khắc phục những nhược điểm trên tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Ở trường THPT Tân Kỳ, công tác chuẩn bị tham quan trải nghiệm chúng tôi tiến hành khá bài bản và cụ thể:

- Trước khi tiến hành ngoại khóa nhà trường giao cho các nhóm chuyên môn cùng nhau bàn bạc, xác định mục tiêu:

+ Về kiến thức: Đối với hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản địa phương nhằm giúp học sinh nắm được tri thức về lịch sử địa phương, truyền thống cách mạng hào hùng của cha ông ta trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, nắm được lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống.

33 3 download by : skknchat@gmail.com

+ Về kỹ năng: Qua tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ rèn luyện hình thành và phát triển cho học sinh năng lực kĩ năng cụ thể như kĩ năng tìm kiếm và khai thác tư liệu, kĩ năng tổng hợp so sánh, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp ứng xử với cộng đồng.

+ Về thái độ: Trên cơ sở hình thành kiến thức kĩ năng học sinh được bồi dưỡng tình cảm yêu quý quê hương đất nước mình, lòng biết ơn, lòng tự tôn dân tộc, cần cù, siêng năng, kiên trì chịu khó từ đó các em có trách nhiệm đối với quê hương đất nước.

- Lên kế hoạch chọn hình thức, địa điểm, thời gian tiến hành và các phương án tiến hành, thành phần tham gia, kinh phí ngoại khóa.

- Trình kế hoạch ngoại khóa lên tổ chuyên môn và lãnh đạo nhà trường duyệt về cả nội dung chương trình và kinh phí hoạt động.

- Làm công tác tư tưởng với phụ huynh và học sinh thông qua chi hội trưởng. Bởi các em học sinh có em lần đầu tiên đi xa phụ huynh lo lắng về sức khỏe và an toàn cho con em mình trong suốt chuyến đi. Thông báo cho học sinh biết về kế hoạch và địa điểm tham quan.

- Hướng dẫn các em chuẩn bị tốt tư trang cá nhân, tâm lý sức khỏe để hoạt động học tập tham quan trải nghiệm di sản diễn ra an toàn, hiệu quả cao nhất.

- Phân công cụ thể giáo viên chuẩn bị phương tiện đi lại, cơ sở vật chất, hậu cần, thuốc men, nhu yểu phẩm cho chuyến tham quan.

- Phân công giáo viên ra câu hỏi kiểm tra, thu hoạch cuối buổi ngoại khoá. - Phân công giáo viên chịu trách nhiệm chính, quản lý trực tiếp học sinh, chăm sóc sức khỏe cho các em suốt hành trình hoạt động ngoại khóa.

- Sau đó nhóm cử người liên hệ trước địa điểm tham quan để khảo sát (tiền trạm) hoặc nhờ sự hỗ trợ của địa phương.

- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết chẳng hạn như say tàu xe, ốm đau…Dự kiến những công việc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục khác.

Với những kinh nghiệm trên đây giúp buổi ngoại khóa diễn ra suôn sẻ, chu đáo bài bản và có chất lượng thực sự.

4. Kinh nghiệm phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường

nhằm quản lý học sinh trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa

Với hoạt động ngoại khóa muốn có chất lượng thực sự chỉ một số cá nhân tự đứng ra tổ chức cho học sinh thì khả năng thành công không cao. Bởi thế việc phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường là hết sức cần thiết. Hơn nữa, chuyến tham quan trải nghiệm di sản với số lượng học sinh khá đông, vì thế việc quản lý học sinh trong suốt hành trình tham quan là rất quan trọng.

34 4 download by : skknchat@gmail.com

Thực tế cho thấy một số bộ môn ở một số trường đã cho học sinh đi tham quan nhưng khâu phối hợp và quản lý không chu đáo nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Tôi nghĩ rằng, sức mạnh tập thể rất quan trọng đối với thành bại bất kỳ hoạt động nào. Vì thế, việc kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường giúp buổi ngoại khóa diễn ra thành công.

Sau đây tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong phối kết hợp với các tổ chức nhằm quản lý học sinh trong quá trình ngoại khóa trải nghiệm di sản:

Để hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp bởi chủ nhiệm lớp là người sát các em nhất.

Cần được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh bởi đây là hậu phương vững chắc ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần.

Kết hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, bởi đây là lực lượng hùng hậu, giúp quản lý các em trong suốt hành trình tham quan.

Với kinh nghiệm nêu trên chúng tôi tiến hành như sau:

-Tổ, nhóm chuyên môn lên kế hoạch ngoại khóa cụ thể. BGH duyệt và Hiệu trưởng ra quyết định cho tổ, nhóm chuyên môn tổ chức hoạt động ngoại khóa: “Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải

nghiệm di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Phối hợp với phụ huynh thông qua chi hội trưởng các lớp. Chi hội trưởng là những người đứng ra tổ chức kêu gọi sự đồng thuận của phụ huynh và cùng phụ huynh ký cam kết tham gia trên tinh thần tự nguyện tích cực. Với sự giúp đỡ của phụ huynh các em học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa vui vẻ, thoải mái, xác định học để biết, học để hiểu và vận dụng kiến thức và thực tiễn cuộc sống.

- Phối hợp với Đoàn thanh niên trong quản lý học sinh. Đây là tổ chức quan trọng trong việc chỉ đạo quản lý và hướng dẫn các em học tập một cách nghiêm túc có trách nhiệm theo tiêu chí của đoàn viên, thanh niên.

.- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt cho hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu của nhóm chuyên môn. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và hiểu học sinh của mình nhất vì thế giáo viên chủ nhiệm vào cuộc học sinh sẽ thực hiện một cách nghiêm túc.

- Phối hợp với trưởng ban quản lý khu di tích và hướng dẫn viên trong hoạt động ngoại khóa. Tổ, nhóm chuyên môn phải liên hệ trước với quản lý khu di tích và hướng dẫn viên về mục đích buổi ngoại khóa tham quan trải nghiệm di sản văn hóa. Từ đó bộ phân này có sự chuẩn bị chu đáo sát với nội dung học tập của học sinh. Hơn nữa nếu làm tốt công tác phối hợp này thì hoạt động học tập không bị động cả về thời gian lẫn hình thức.

Việc quản lý chặt chẽ học sinh trong thời gian tham quan rất cần thiết. Giáo viên phải chia từng nhóm nhỏ để giúp đỡ các em kịp thời khi cần thiết. Nên bầu

35 5 download by : skknchat@gmail.com

nhóm trưởng của mỗi nhóm, nhóm trưởng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên đồng thời báo cáo với giáo viên quản lý trực tiếp.

Với kinh nghiệm nêu trên chúng tôi tiến hành như sau:

Giáo viên chia học sinh theo tổ, nhóm, bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Học sinh chủ động tích cực tham gia theo kế hoạch, thu thập tư liệu, làm báo cáo và hoàn thành phiếu thu hoạch.

Mỗi giáo viên quản lý một nhóm nhỏ theo dõi quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ để giúp đỡ kịp thời đặc biệt khi có tình huống phát sinh ngoài dự kiến.

Đoàn trường cử cán bộ trong BCH tham gia tuyên truyền giáo dục học sinh chấp hành nội quy buổi ngoại khóa. Quản lý giờ giấc học sinh nghiêm túc, yêu cầu các em có mặt tại địa điểm đúng thời gian quy định, không la cà, không tự ý tách đoàn tránh thất lạc hoặc các sự cố khác xảy ra.

Việc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường và quản lý chặt chẽ học sinh suốt buổi tham quan nhằm đảm bảo an toàn cho các em, buổi trải nghiệm diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao.

5. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết thu hoạch, rút kinh nghiệm, khen thưởng

Mục đích của việc tổ chức viết bài thu hoạch nhằm giúp học sinh phát huy tư duy sáng tạo, thu thập thông tin và xử lý thông tin một cách linh hoạt.

Nhiều nhóm môn tổ chức hoạt động ngoại khóa xong thì không cho học sinh viết thu hoạch hoặc làm qua loa hình thức dẫn đến không đọng lại trong học sinh được bao nhiêu. Do đó viết thu hoạch cuối đợt ngoại khóa là một việc làm bắt buộc.

Để học sinh khắc sâu kiến thức trước hoạt động ngoại khóa chúng tôi nhắc nhở các em có bút giấy hoặc máy ghi hình để làm bài thu hoạch. Vì thế suốt hoạt động các em chú ý theo dõi lắng nghe và tương tác với giáo viên, hướng dẫn viên bảo tàng, khu di tích chỗ nào chưa hiểu hoặc có thắc mắc gì các em hỏi ngay.

Chúng tôi phân công người ra câu hỏi thu hoạch sau chuyến tham quan trải nghiệm.

Việc xây dựng câu hỏi ngắn gọn phù hợp với nội dung tham quan trải nghiệm, không quá ôm đồm dài dòng làm mất nhiều thời gian của học sinh.

Câu hỏi thu hoạch có thể cho từng cá nhân và từng nhóm tùy vào hoạt động trải nghiệm.

Đối với tham quan trải nghiệm di sản nhóm chúng tôi yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch cá nhân.

Chính việc tổ chức cho học sinh viết bài thu hoạch đã giúp các em khả năng tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng thu thập xử lý thông tin và tinh

36

thần hợp tác tạo niềm vui hứng thú trọng học tập. Kiến thức các em lĩnh hội được trong hoạt động ngoại khóa có thể áp dụng vào trong học tập chính khóa và trong thực tiễn cuộc sống.

Việc đánh giá kết quả của quá trình hoạt động ngoại khoá không giống như trong nội khoá, mà phải đánh giá thông qua cả quá trình hoạt động. Giáo viên đánh giá hiệu quả thông qua sự tích cực, hứng thú, sáng tạo của học sinh và cả những kết quả mà học sinh đạt được trong quá trình hoạt động. Trong đó sản phẩm của quá trình hoạt động là một căn cứ quan trọng để đánh giá. Do vậy, cần tổ chức cho học sinh giới thiệu, báo cáo sản phẩm đã tạo ra được trong quá trình hoạt động ngoại khoá. Mặt khác, việc làm này còn có tác dụng trong việc khích lệ, động viên tinh thần tích cực học tập của học sinh về sau.

Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá như trên có thể đem lại hiệu quả cao nếu giáo viên biết vận dụng tốt các điều kiện và tổ chức hợp lí các hoạt động của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì giáo viên cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, học sinh và các yêu cầu giáo dục của bộ môn mà vận dụng quy trình trên một cách mềm dẻo sao cho quá trình hoạt động ngoại khoá đạt hiệu quả cao nhất.

Làm bài kiểm tra thu hoạch sau đợt học ngoại khoá là rất quan trọng. Trước hết nó góp phần tạo ra cho học sinh nề nếp học tập nghiêm túc, tạo cơ hội để một lần nữa các em được khắc sâu thêm kiến thức mà mình đã học. Mặt khác, đó chính là kênh thông tin phản hồi giúp chúng ta rút kinh nghiệm để những lần tổ chức sau đạt kết quả tốt hơn.

Cuối buổi ngoại khoá chúng tôi sẽ phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh về buổi ngoại khoá, đã chuẩn bị 100 phiếu thăm dò.

Về câu hỏi thu hoạch: điểm của bài làm sẽ được lấy vào điểm hệ số 1 của môn học. Để tạo sự công bằng trong đánh giá, bài thu hoạch phải được thu ngay vào đầu giờ 15 phút sáng hôm sau để tránh hiện tượng các em sao chép bài của nhau. Những em không tham dự ngoại khoá mà không có lí do sẽ bị điểm xấu.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w