8. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Hoạt động dạy học chủ đề “Lực ma sát” gắn với hoạt động sản xuất đồ gỗ trên
gỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
CHỦ ĐỀ: LỰC MA SÁT
(Gắn với hoạt động sản xuất đồ gỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang)
2.2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị (Tìm hiểu chương trình môn học, thực tiễn sản xuất kinh doanh tại đại phương)
a. Tìm hiểu chương trình môn học, mục tiêu giáo dục phổ thông, các công văn hướng dẫn thực hiện chương trình môn học theo định hướng gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương
27
+ Dựa theo chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí, có nêu Chương trình môn Vật lí coi trọng việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức Vật lí đáp ứng yêu cầu định hướng vào một số ngành nghề cụ thể.
Mục tiêu giáo dục phổ thông của chương trình này có nhắc đến:
- Góp phần cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, giúp học sinh đạt được các phẩm chất và năng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
- Giúp HS đạt được năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, với các biểu hiện sau:
Vận dụng được một số tri thức vào thực tiễn, ứng xử được với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
Nhận biết đúng được một số năng lực, sở trường của bản thân và lựa chọn được một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực mà môn học đề cập.
+ Các công văn triển khai thực hiện chương trình theo định hướng gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương:
- Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH, ngày 05 tháng 8 năm 2014 về việchướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015: Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
- Công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH, ngày 03 tháng 9 năm 2015 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2015-2016: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
- Công tác hướng nghiệp được chính thức đưa vào trường phổ thông từ 19/3/1981 theo quyết định số 126/CP của Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lí HS trung học cơ sở, trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường [10].
b. Lựa chọn nội dung dạy học trong chương trình gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh đã chọn để xây dựng bài học (Trong nhiều trường hợp cần sắp xếp lại nội dung dạy học)
28
- Một số hoạt động sản xuất (Tạo phôi nguyên liệu, gia công chi tiết) có liên quan đến kiến thức trong nội dung bài học.
Bảng 2.2. Quy trình sản xuất đồ gỗ và các kiến thức Vật lí liên quan đến Lực ma sát
Hoạt động sản xuất Kiến thức Vật lí liên quan
Công đoạn tạo phôi nguyên liệu:
Các khối gỗ đầu vào thường có bề mặt gồ ghề, thô ráp, nhiều tua sợi nhỏ. Quá trình vận chuyển các khối gỗ khá vất vả, các khối gỗ có thể trượt trên bề mặt của nhau xê dịch gây tai nạn cho người vận chuyển hoặc đi ngang qua. Để hạn chế việc đó người công nhân thường để nguyên các lớp cắt trong quá trình vận chuyển lưu trữ.
+ Bào rong: Khi tạo hình cho các khối gỗ người thợ cần loại bỏ lớp vỏ bên ngoài của nguyên liệu, công đoạn này thường được bào qua bằng máy để dễ gia công và tránh dằm trong quá trình cắt, ghép.
+ Cắt, ghép: gỗ sau khi bào rong được cắt theo mục đích sử dụng, ghép đúng vị trí.
- Lực ma sát nghỉ giữa các khối gỗ giúp cho chúng khô bị trượt trên nhau trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
- Lực ma sát nghỉ giúp các khối gỗ không bị trượt trên bề mặt máy cắt, xẻ
- Trong quá trình ghép các chi tiết lại với nhau, nếu như các mối ghép quá nhẵn thì khi ghép các chi tiết lại sẽ bị trượt làm cho sản phẩm không còn chắc chắn. Lực ma sát nghỉ giữa các chi tiết giúp các chi tiết được ghép chặt vào nhau
29 + Tạo dáng: dựa theo vị trí, công dụng của sản phẩm công nhân tạo hình cho sản phẩm,
+ Chà nhám máy: để tiết kiệm công sức con người công nhân có thể dùng máy nhám trà qua. Quá trình này cần sự cẩn trọng, nhanh nhạy, lành nghề của người công nhân
+ Chà nhám tay: với các chi tiết nhỏ, cần độ bóng đẹp cao sau khi chà máy công nhân phải tiếp tục chà tay 1 lần nữa
- Bề mặt gồ ghề khiến các bụi bẩn bám trên bề mặt của sản phẩm - Để giảm ma sát nghỉ tránh bụi bẩn người thợ cần phải chà nhám bằng máy. Tuy nhiên việc sử dụng máy chưa đảm bảo độ bóng cho sản phẩm. Người thợ tiếp tục chà nhám tay tạo độ bóng cho sản phẩm. Ma sát trượt trong trường hợp này giúp các sản phẩm ít bị bám bụi
Công đoạn hoàn thiện: Sau khi gia công sản phẩm tuỳ vào từng loại sản phẩm người ta có thể tiến hành lắp ghép hoàn thiện sau đó sơn hoặc ngược lại.
+ Sơn: Để sản phẩm được đều đẹp, người công nhân cũng phải tuân thủ theo các quy trình nghiêm ngặt
+ Lắp ráp: tuỳ loại sản phẩm hoặc yêu cầu của khách hàng mà công nhân có thể sơn trước sau đó lắp ráp, hoặc lắp ráp xong rồi sơn
- Để sơn được bám chặt trên sản phẩm thì phải có ma sát nghỉ của sản phẩm, các hạt sơn phủ kín các bề mặt nhỏ li ti của sản phẩm giúp sản phẩm tránh mỗi mọt, bụi bẩn
c. Tìm hiểu về hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương; từ đó lựa chọn những hoạt động sản xuất, kinh doanh có liên quan trực tiếp đến các nội dung dạy học cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông
Quá trình sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ được chọn vì trong hầu hết các gia đình đều có mặt 1 sản phẩm đồ gỗ nào đó. Đồ gỗ gắn liền với sự phát triển của nhiều làng quê Việt Nam, nó mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống của chúng ta.
Việc tìm hiểu các hiện tượng Vật lí thông qua quá trình sản xuất trong thực tế góp phần giúp học sinh có cơ hội được thực hiện một số biểu hiện của các năng lực sau:
30
+ Năng lực tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; trong việc tìm hiểu tài liệu, học liệu về công nghệ, về khoa học tự nhiên trong đó có lĩnh vực Vật lí, về quá trình sản xuất đồ gỗ.
+ Năng lực Vật lí trong tìm tòi, khám phá các kiến thức Vật lí liên quan đến quá trình sản xuất đồ gỗ
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho bản thân
d. Tìm hiểu những thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh tương ứng qua: tài liệu, video, tranh ảnh, kĩo sát, phỏng vấn chuyên gia, người dân…
Nội dung tìm hiểu:
- Giới thiệu các công đoạn sản xuất đồ gỗ.
Gỗ sau khi được cắt xẻ, bào rong được mang tới các hộ gia đình, tuỳ theo mục đích sử dụng công nhân có thể đem cắt xẻ 1 lần nữa.
Trước khi cắt ghép cần chọn vân gỗ, bề mặt gỗ để sắp xếp vào các vị trí thích hợp, tính toán cẩn thận, tỉ mỉ tránh sai sót gây lãng phí nguyên liệu.
Khi cắt gỗ không được trơn, trượt quá dễ gây lỗi, tại nạn cho công nhân. Trong quá trình bào rong cũng cần chú ý lực tay, cách đưa máy để không làm mất đi vân của sản phẩm. Bào rong chỉ loại bỏ phần dăm nhỏ của sản phẩm chứ không bào nhẵn.
Phôi nguyên liệu hình thành cần độ chính xác cao về hình dạng, kích thước, các mặt cũng không quá nhẵn gây khó khăn cho quá trình gia công.
Trong quá trình gia công sản phẩm công nhân cần tạo hình, tạo hoa văn, chà nhám tạo độ bóng sản phẩm. Quá trình tạo hình người thợ cần tuân thủ đúng theo thiết kế của sản phẩm. Trong quá trình chà nhám tạo độ bóng sản phẩm cần chú ý chiều và lực chà, tránh tình trạng càng chà càng thấy ráp và sần sùi hơn. Để sản phẩm đạt được độ bóng mong muốn người thợ phải cẩn thận, tỉ mỉ và tính toán chính xác để tốn ít công nhất mà vẫn có thể làm ra một sản phẩm chất lượng
- Các sản phẩm đồ gỗ điển hình như: bàn, ghế, tủ, giá sách, cánh cửa, lan can cầu thang…
- Cơ sở phát triển nghề mộc ở địa phương: tên cơ sở sản xuất, sản phẩm gia công, thời gian hoàn thành, giá thành sản phẩm, thu nhập của công nhân,….
31
Làng nghề Hương Mai với gần 100 hộ sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mĩ nghệ
nhỏ lẻ. Các hộ trong làng nghề tập trung cả về mặt bằng, kinh phí, máy móc hỗ trợ lẫn nhau trong các quá trình sản xuất.
Mỗi hộ gia đình có thể làm ra các sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Đa số các hộ sản xuất mua gỗ về sau đó xẻ theo mục đích sử dụng của cơ sở.
Hầu hết các công đoạn đã được thay thế bằng máy móc. Tuy nhiên để đạt được những thành tựu nhất định cũng không thể thiếu bàn tay tài hoa của người thợ. Họ tạo ra cho sản phẩm những hoa văn độc đáo có tính thẩm mỹ cao. Để được bảo quản những sản phẩm đó tốt nhất người ta sẽ dùng các lớp sơn khác nhau tránh mối mọt và bụi bẩn. Các công đoạn sản xuất ra một đỗ gỗ đều cần tính cẩn thận, tỉ mỉ, chỉ cần một thao tác sai có thể làm mất đi giá trị của sản phẩm
2.2.1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học
a. Xác định kinh nghiệm vốn có và tiềm năng nhận thức của người học
Một số HS đã được quan sát thực tế các công đoạn sản xuất đồ gỗ tại địa bàn nơi HS đang sinh sống
HS có kĩ năng tiếp cận với tiếp cận đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học.
HS sử dụng các giác quan như mắt - nhìn, tai nghe, mũi - ngửi, tay - sờ,… để nghe được, thấy được, cảm nhận được và qua đó tiếp thu được những kiến thức cần thiết từ các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
HS có kĩ năng quan sát, kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng phân tích, tổng hợp và so sánh.
b. Xác định mục tiêu dạy học 1. Mục tiêu về năng lực đặc thù
- Nêu được những đặc điểm của lực ma sát ( nghỉ, trượt, lăn). - Viết được công thức của lực ma sát trượt.
- Nêu được một số cách làm tăng giảm ma sát.
- Nêu được ảnh hưởng của ma sát đến đời sống và chất lượng hàng hóa. - Nêu được các công đoạn sản xuất đồ gỗ có liên quan đến lực ma sát… - Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế liên quan đến lực ma sát.
32
- Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.
- Vận dụng được kiến thức về lực ma sát để giải thích kĩ thuật sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ.
2. Mục tiêu về năng lực chung và phẩm chất
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các ảnh hưởng của lực ma sát đến đời sống và chất lượng hàng hóa, sản phẩm.
- Tự học và tự chủ: Hào hứng và chủ động nhận nhiệm vụ tìm hiểu về các cơ sở sản xuất, kinh doanh về sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ.
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, hợp tác, có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề liên quan đến tìm hiểu ngành nghề sản xuất đồ mĩ nghệ của địa phương, lực ma sát, vận dụng được kiến thức về lực ma sát để giải thích kĩ thuật sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ.
3. Mục tiêu về góp phần định hướng nghề nghiệp
- Tìm hiểu được ngành nghề truyền thống sản xuất đồ mĩ nghệ của địa phương. - Tìm và vận dụng được kiến thức liên quan để giải thích được một số kĩ thuật trong quy trình sản xuất đồ mĩ nghệ của địa phương
- Chỉ ra được vai trò kinh tế đối với xã hội của ngành nghề truyền thống sản xuất đồ mĩ nghệ
- Chỉ ra được một số điểm mạnh và điểm yếu, sở thích, kĩ năng có liên quan đến ngành nghề truyền thống sản xuất đồ mĩ nghệ và bước đầu có ý thức rèn luyện một số năng lực và phẩm chất cần có của người lao động.
Chuẩn bị
Giáo viên
- Liên hệ cho học sinh tham quan trải nghiệm cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ tại địa phương
- Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện.
- Lập kế hoạch dạy học: Chú ý đến đối tượng học sinh, đảm bảo tài liệu, cơ sở vật chất.
- Video clip hình ảnh liên quan đến các hoạt động sản xuất đồ gỗ; các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho học sinh; kế hoạch dạy học, câu hỏi kiểm tra đánh giá; phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo…
33
- Xây dựng hệ câu hỏi/vấn đề của bài học gắn với việc sản xuất, kinh doanh để học sinh tìm hiểu tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Học sinh
- Tìm hiểu kiến thức liên quan qua SGK, qua các nguồn thông tin khác nhau về: + Nghề gia công sản xuất đồ gỗ ở tỉnh Bắc Giang.
+ Nội dung kiến thức liên quan. + Các câu hỏi đặt ra.
+ Các vấn đề cần giải quyết. - Tham gia trải nghiệm.
- Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập.
c. Xây dựng các nhiệm vụ học tập
Các hoạt động học tập được triển khai thông qua những nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trên lớp, ở nhà hoặc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh
Nhiệm vụ 1:
- Tên nhiệm vụ: Tìm hiểu về đồ gỗ mỹ nghệ, tình hình sản xuất kinh doanh tại địa phương
- Địa điểm thực hiện: Tìm hiểu thông tin trên internet, qua tham quan cơ sở thực tế tại địa phương.
- Nhiệm vụ của học sinh: Mỗi nhóm học sinh thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Thu thập được thông tin liên quan đến sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ (qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua thực tiễn).
+ Quan sát, khảo sát thực tế các kĩ thuật liên quan đến quá trình sản xuất đồ gỗ, mỹ nghệ
+ Tham gia trực tiếp vào một số công đoạn đơn giản trong quá trình làm sản xuất đỗ gỗ
+ Kể tên các công đoạn sản xuất đồ gỗ, mỹ nghệ .
+ Nêu các điểm cần lưu ý trong kĩ thuật sản xuất để tránh sai, hỏng trong quá trình sản xuất đồ gỗ.
+ Kể tên các kĩ thuật sản xuất liên quan đến lực ma sát.
34
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
* Phương pháp dạy học: Phương pháp động não, phương pháp giải quyết vấn
đề, phương pháp làm việc nhóm.
* Hình thức tổ chức dạy học: thăm quan dã ngoại.
- Sản phẩm dự kiến: Báo cáo sản phẩm về những nhiệm vụ đã thực hiện. - Tiêu chí đánh giá: GV đánh giá việc trình bày, đánh giá sản phẩm qua việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
Nhiệm vụ 2:
- Tên nhiệm vụ: Trải nghiệm thực tiễn để quan sát, khảo sát cụ thể vấn đề nhân công, tiền lương và chiến lược kinh doanh, phát triển của cơ sở sản xuất
- Nhiệm vụ của học sinh: Quan sát, khảo sát thực tế để quan sát, khảo sát cụ thể vấn đề sản phẩm, nhân công, tiền lương và chiến lược kinh doanh, phát triển của