8. Cấu trúc luận văn
3.5.1. Đánh giá định tính
Dựa vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và trao đổi với HS và phiếu phỏng vấn tôi thu được một số kết quả như sau:
- Theo đa số GV cho rằng việc dạy học Vật lí gắn với thực tế sản xuất tại địa phương giúp học sinh hào hứng, tích cực, có thái độ yêu thích môn học và giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập, chủ động tìm hiểu các vấn đề thực tế. Tuy nhiên việc chuẩn bị kế hoạch dạy học gắn với thực tế sản xuất tại địa phương tốn khá nhiều thời gian, phụ thuộc nhiều vào cơ sở sản xuất, và việc di chuyển của HS cũng có nhiều vấn đề phát sinh. Vì vậy GV ít khi tổ chức dạy học gắn với thực tế sản xuất tại địa phương.
- Đối với HS việc học gắn với thực tế sản xuất tại địa phương nhận được sự hưởng ứng tích cực từ HS, các em cho rằng việc ghi nhớ kiến thức sẽ không còn quá khó khăn, máy móc như việc học trên lớp.
+ Các em được trực tiếp tham gia vào một số công việc để thấy được sự khó khăn vất vả của nhân công, sự cẩn thận tỉ mỉ của các thợ lành nghề, có ý thức học
57 tập và bảo vệ môi trường hơn.
+ HS chủ động tìm hiểu các quy trình sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ.
+ HS giải thích được một số kĩ thuật sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ bằng các kiến thức đã có.
+ HS có thể nhận ra một số điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của bản thân có phù hợp với nghành nghề hay không. Từ đó các em có thể dựa vào các năng lực của bản thân và yêu cầu nhân lực của các ngành nghề để chọn hướng đi cho bản thân mình. Qua những nhận xét, góp ý của GV và HS tôi thấy việc tổ chức dạy học gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương mang lại nhiều tích cực cho HS, các em tích cực, tự giác, chủ động tham gia các hoạt động dạy học, nâng cao một số năng lực phẩm chất cần thiết cho HS trong thời đại mới, HS thấy được mối liên hệ giữa kiến thức lí thuyết và thực tế đời sống và có thể áp dụng với các môn học khác. Tuy nhiên theo tình hình thực tế và qua thực nghiệm sư phạm cho thấy để có một bài học đúng phương pháp, mang lại hiệu quả cao thì còn nhiều khó khăn như: chưa thống nhất được công cụ đánh giá năng lực của HS, việc tổ chức buổi tham quan, ngoại khoá ngoài phạm vi trường học còn nhiều hạn chế về hình thức, thời gian, địa điểm....; có HS chưa thực sự quan tâm đến việc định hướng năng lực cho bản thân.