8. Cấu trúc luận văn
3.5.2. Đánh giá định lượng
Để đạt được khách quan trong quá trình đánh giá chúng tôi tiến hành thực nghiệm với nhóm gồm 15 HS (7 HS nam, 8HS nữ) có học lực tương đương nhau, được đánh giá thông qua các bài kiểm tra trước đó và nhận xét quá trình học của GV chủ nhiệm và GV môn Vật lí. Nhóm HS này được đưa đi trải nghiệm tại cơ sở sản xuất và hoàn thành các phiếu học tập 1,2,4. Chúng tôi tiến hành phân tích phiếu học tập của nhóm HS đã tổng hợp được các kết quả như sau:
+ Kết quả điểm đánh giá hoạt động kĩ năng tìm hiểu hoạt động sản xuất của HS được đánh giá phiếu đánh giá như sau:
Quy đổi sang thang điểm hệ số 10 theo công thức x=a/3 với a là tổng điểm đánh giá qua các phiếu học tập; x là điểm theo thang hệ số 10
58
Họ và tên HS
Tiêu chí đánh giá kĩ năng tìm hiểu cơ sở sản xuất
Tổng HS 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 N.P Anh 3 2 3 3 2 3 2 3 3 2 26 8.7 T.N Ánh 2 3 2 1 2 3 2 3 2 2 22 7.3 L.Đ Hiếu 3 2 3 1 3 3 3 2 2 3 25 8.3 T.H Hiền 1 1 2 3 2 3 2 2 2 2 20 6.7 N.Đ Anh 3 3 3 3 3 3 2 3 2 2 27 9.0 N.H Hiền 2 2 3 1 2 1 3 2 1 1 18 6.0 Đ.D Đạt 3 2 3 1 3 3 3 2 2 2 24 8.0 P.H Yến 2 3 2 1 1 1 2 1 2 2 17 5.7 H.T Thảo 3 3 2 1 2 3 2 3 3 3 25 8.3 N.G Bảo 3 3 2 3 2 3 3 2 2 2 25 8.3 N.V An 2 2 1 3 1 3 2 2 2 3 21 7.0 D.A Ánh 1 2 1 3 2 1 1 1 2 1 15 5.0 H.A Tuấn 2 3 2 3 1 3 2 2 1 2 21 7.0 D.T Đạt 3 2 3 1 2 3 3 2 3 2 24 8.0 P.H Ngọc 3 3 2 1 2 3 2 3 3 3 25 8.3 Trung bình 2.4 2.4 2.3 1.9 2.0 2.6 2.3 2.2 2.1 2.1 22.3 7.4 Dựa trên kết quả thu được chúng tôi thấy:
- Với các HS đạt: 24->30 điểm được đánh giá có kĩ năng tìm hiểu hoạt động cơ sở sản xuất tốt
- Với các HS đạt: 16->23 điểm được đánh giá có kĩ năng tìm hiểu hoạt động cơ sở sản xuất khá.
- Với các HS dưới 15 điểm được đánh giá là chưa tập trung trong hoạt động tìm hiểu cơ sở sản xuất.
Từ bảng 3.2 chúng tôi thống kê được số HS ở các mức độ khác nhau + Nhóm HS nam có khả năng tìm hiểu về cơ sở sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ tốt hơn các HS nữ. Các HS nam có khả năng tìm hiểu cơ sở sản xuất ở mức khá và tốt, còn các HS nữ có em chưa thực sự tập trung trong quá trình tìm hiểu. Ví dụ bạn Ánh được GV bộ môn và các bạn học đánh giá là nhanh nhẹn, tập trung tốt trong các hoạt động học tập, tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về cơ sở sản xuất bạn chưa thực sự tập trung về quá trình tìm hiểu. Theo ý kiến cá nhân của bạn thì nghề sản
59
xuất đồ gỗ mĩ nghệ không phù hợp với bạn: công việc sản xuất nhiều bụi bặm, phải có sức khoẻ tốt, không phù hợp với các bạn nữ…. Theo bạn Phương Anh: em sẽ không chọn nghề sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ, công việc đó khá vất vả và gặp nhiều khó khăn với các bạn nữ, tuy nhiên em có thể sẽ theo công việc kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ, em vẫn có thể được tiếp xúc các sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ mà không trực tiếp tham gia sản xuất.
Thông qua hoạt động trải nghiệm ngoài các tiêu chí để đánh giá HS còn được rèn kĩ năng làm việc nhóm hỗ trợ lẫn nhau để khai thác các thông tin cần thiết, kĩ năng phỏng vấn của các em cũng được phát hiện.
Ví dụ như bạn Nguyễn Hải Hiền mặc dù kết quả đánh giá tìm hiểu cơ sở chỉ đạt 6,0 đạt mức độ tìm hiểu cơ sở sản xuất ở mức Khá tuy nhiên khi nêu cảm nghĩ qua buổi trải nghiệm Hiền cho biết sau này em có thể tham gia vào các hoạt động như báo trí, tuyên truyền … vì nó phù hợp với tính cách năng động, nhanh nhẹn của em. Em có thể chỉ ra các vấn đề cần phải khai thác khi cho quá trình tìm hiểu thực tế cơ sở sản xuất.
Bạn Ngô Đức Anh thì cho rằng bản thân em không phù hợp với nghề sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ, mặc dù điểm đánh giá của bạn được xếp loại ở mức tốt 9,0. Tuy nhiên bạn chỉ ra để tham gia vào sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ cần phải có nhiều ý tưởng hội hoạ mới, bắt kịp sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật để thuận tiện cho người sử dụng, xong trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thì em không đủ sự kiên nhẫn, tỉ mỉ để làm ra các sản phẩm thủ công cầu kì. Em thích những sản phẩm đơn giả, thuận tiện, nhiều chức năng hơn. Theo Đức Anh thì sau này em sẽ theo con đường chế tạo kĩ thuật, làm ra các máy móc thuận tiện cho các công đoạn sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ để giảm bớt sức lao động của con người và đạt hiệu quả cao hơn.
Thông qua phiếu học tập 3 chúng tôi có thể nhận thấy các bạn được đi trải nghiệm sẽ chỉ ra được các điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, kĩ năng có liên quan như: cẩn thận, tỉ mỉ, có kĩ năng thẩm mỹ, đam mê với các đồ thủ công mĩ nghệ sẽ phù hợp với công việc sản xuất đồ đồ gỗ mĩ nghệ, từ đó các em có thể bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồ gỗ mĩ nghệ. Các HS có thể nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân của bản thân để chọn hướng đi cho bản thân sau khi tốt nghiệp THPT. Xong bên cạnh đó vẫn còn bạn chưa thực sự hứng thú trong việc tìm hiểu trải nghiệm mặc dù kết quả đánh giá năng lực của bạn khá cao. Một trong
60
các lí do bạn đưa ra là hoạt động trải nghiệm mất rất nhiều thời gian của bản thân, theo bạn việc tìm hiểu đó hoàn toàn có thể dựa trên sách, báo, interet,…Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng tự giác, tích cực và biết cách tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các hoạt động tại cơ sở sản xuất.
Quá trình trải nghiệm tại cơ sở sản xuất giúp chúng tôi có thể nhận ra HS hào hứng, sáng tạo, nhanh nhẹn thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban đầu HS còn lúng túng khi thực hiện công việc được giao, tuy nhiên sau khi được làm quen với cơ sở với các hoạt động sản xuất HS biết chủ động tìm hiểu các vấn đề vướng mắc, đưa ra được các câu hỏi liên quan đến định hướng nghề nghiệp sau này của bản thân, đánh giá được sự phát triển của nghề sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ. HS cũng tự đưa ra được các điểm mạnh, điểm yếu, kĩ năng của bản thân thông qua hoạt động trải nghiệm tại cơ sở sản xuất.
+ Kết quả đánh giá kĩ năng định hướng nghề nghiệp của HS
Bảng 3.3. Bảng điểm đánh giá kĩ năng định hướng nghề nghiệp của HS
TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 Tổng HS10 N.P Anh 3 2 2 3 2 3 15 8.3 T.N Ánh 2 3 3 2 3 1 14 7.8 L.Đ Hiếu 3 1 2 3 3 3 15 8.3 T.H Hiền 2 2 3 2 2 1 13 7.2 N.Đ Anh 3 2 2 2 2 3 14 7.8 N.H Hiền 2 3 2 2 3 1 13 7.2 Đ.D Đạt 3 3 2 3 2 1 14 7.8 P.H Yến 3 2 2 1 2 3 13 7.2 H.T Thảo 3 2 3 1 2 3 14 7.8 N.G Bảo 3 1 2 3 1 3 13 7.2 N.V An 2 3 3 1 2 3 14 7.8 D.N Ánh 2 1 2 2 3 1 11 6.1 H.A Tuấn 2 3 1 2 1 3 12 6.7 D.T Đạt 3 1 2 3 2 1 12 6.7 P.H Ngọc 2 1 2 2 1 3 11 6.1
+ Thông qua bảng 3.3 chúng tôi đã tính điểm đánh giá kĩ năng định hướng nghề nghiệp của HS như sau:
61
Mức 1: < 10 điểm: kĩ năng định hướng nghề nghiệp của HS còn thấp.
Mức 2: 11 => 13 điểm: kĩ năng định hướng nghề nghiệp của HS khá.
Mức 3: 14 => 18 điểm: kĩ năng định hướng nghề nghiệp của HS tốt.
Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy HS kĩ năng định hướng nghề nghiệp của các HS là tương đương nhau. Đa số các em có kĩ năng định hướng nghề nghiệp ở mức khá (6.1 đến 7.8 điểm), các em có thể chỉ ra được các ngành nghề ở địa phương, đưa ra được vai trò kinh tế của các ngành nghề đó. Tuy nhiên việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai của các em còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều HS chưa thực sự quá quan tâm đến vấn đề định hướng nghề nghiệp trong tương lai do đó khi được hỏi về ngành nghề trong tương lai các em vẫn còn lúng túng rất khó lựa chọn hoặc lựa chọn mang tính thời điểm, chọn bất kì chứ chưa thực sự tìm hiểu kĩ về ngành nghề trong tương lai
Kết quả trên cho thấy hoạt động dạy học gắn với thực tế sản xuất mang lại hiệu quả với các em HS, đặc biệt nhóm HS nam thường hay mất tập trung, khó tiếp thu bài học trên lớp. Qua thực nghiệm sư phạm cho thấy kĩ năng học tập, tìm tòi, nghiên cứu của các em được nâng cao. Các HS đã bước đầu được làm quen với ngành nghề sản xuất tại địa phương, tìm ra được các năng lực phẩm chất cần thiết với nghề nghiệp. Các em tự giác, chủ động trong các vấn đề thực tế, đã biết liên hệ giữa lí thuyết và thực tế sản xuất tại địa phương, góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Các em đã bước đầu được trang bị một số kĩ năng tìm hiểu nghề nghiệp trong tương lai góp phần định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.