8. Cấu trúc luận văn
3.5.3. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm
Qua kết quả đánh giá định tính, định lượng kĩ năng tìm hiểu hoạt động sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ tại địa phương, kĩ năng định hướng nghề nghiệp và năng lực Vật lí của học sinh, chúng tôi thu được các kết quả sau: Khi tổ chức tiến trình dạy học như kế hoạch dạy học đã thiết kế, HS tích cực tham gia học nhóm, hào hứng tiếp nhận nhiệm vụ, giờ học sôi nổi, chủ động tham gia vào các hoạt động GV đưa ra, đặc biệt đối với các nhiệm vụ tiếp nhận tình huống thực tế, tìm hiểu kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề nghiên cứu, thiết kế được ap - phích, video quảng bá sản phẩm. Từ đó, HS tìm hiểu và nghiên cứu được những kiến thức Vật lí liên quan đến thực tế sản xuất tại địa phương, không những đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực Vật lí mà còn có cơ hội được định hướng nghề nghiệp cho bản thân đối với ngành
62 nghề truyền thống của địa phương.
Kết quả này cho thấy tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã trình bày trong luận văn, sự khả thi của các biện pháp, quy trình các bước tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tế sản xuất tại địa phương.
63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này chúng tôi đã thực hiện được nhiệm vụ: Tổ chức dạy học chủ đề “Lực ma sát” gắn với hoạt động sản xuất tại địa phương
- Kết quả thực nghiệm cho thấy:
+ Đa số HS HS tích cực, chủ động tham gia hoạt động học tập, từ đó bộc lộ được những biểu hiện của năng lực Vật lí, tìm hiểu hoạt động sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ tại địa phương, định hướng nghề nghiệp cho bản thân
+ HS được bồi dưỡng năng lực Vật lí, định hướng nghề nghiệp thông qua các hoạt động trải nghiệm, học tập
+ Tổ chức dạy học gắn với thực tế sản xuất không những đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực Vật lí của học sinh mà còn góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Do đó giả thiết khoa học mà đề tài đã đặt ra là đúng đắn, kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy Vật lí ở địa phương.
64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Hệ thống được cơ sở lí luận chung nhất về dạy học Vật lí gắn với thực tế sản xuất tại địa phương, về dạy học nhằm góp phần bồi dưỡng kĩ năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh
- Điều tra đánh giá thực trạng dạy và học Vật lí theo định hướng gắn với thực tế sản xuất tại địa phương của GV và HS tại một số trường THPT tại tỉnh Bắc Giang - Thiết kế được hoạt động dạy học chủ đề “Lực ma sát” – Vật lí 10 gắn với thực tế sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh
- Thực nghiệm sư phạm chủ đề “ Lực ma sát ” tại lớp 10A4 trường THPT Hiệp Hoà 2, đồng thời xử lí kết quả thu được nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài. Qua kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy HS tìm hiểu và nghiên cứu được những kiến thức Vật lí liên quan đến thực tế sản xuất tại địa phương; đồng thời với việc tham gia các hoạt động học tập, học sinh không những đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực Vật lí mà còn có cơ hội được ĐHNN cho bản thân, đặc biệt đối với ngành nghề truyền thống của địa phương.
2. Khuyến nghị
Qua đề thực hiện nghiên cứu đề tài chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
- Khuyến khích tổ chức các đề tài tương tự thiết kế, tổ chức các hoạt động
dạy học gắn với thực tiễn sản xuất tại các địa phương góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS sau THPT
- Nhà trường tạo điều kiện cho các GV, tổ chuyên môn về thời gian, điều kiện thực hiện các đề tài thực tế
Với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên bản luận văn này còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn này hoàn chỉnh và vận dụng vào dạy học ở các trường THPT.
Xin chân thành cảm ơn!
65
I. Tài liệu tiếng Việt:
1. BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, số 29 - NQ/TW, Hà Nội
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông Vật lí, NXB Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam 2011 - 2020, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 5. Phạm Minh Hạc (2013), Triết lí giáo dục thế giới và Việt Nam, NXB Chính trị
quốc gia
6. Nguyễn Thị Minh Hải (2019), Dạy học môn công nghệ 11 theo định hướng gắn giáo dục với sản xuất kinh doanh tại địa phương, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.
7. Tưởng Duy Hải (2017), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Tưởng Duy Hải (2017), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Trần Thị Như Quỳnh (2017), “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học chương “Tĩnh học vật rắn” Vật lí 10 nâng cao”, Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
10. Tài liệu hội thảo - tập huấn “Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương môn Vật lí – Dự án THPT giai đoạn II”-2017 11. Đỗ Hương Trà, Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường
phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
12. Đỗ Thu Trang (2019), “ Xây dựng một số hoạt động dạy học vật lí 10 ở trường THPT gắn với thực tế sản xuất kinh doanh tại tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
13. Lê Thị Tình (2018), Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương qua một số chủ đề phần “Quang học”, Sáng kiến kinh nghiệm môn vật lí, Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An, trường THPT Quỳnh Lưu I.
66
II. Tài liệu mạng:
14. Công văn 3892 – BGDĐT-GDTrH, https://thuvienphapluat.vn/cong-van/giao- duc/Cong-van-3892-BGDDT-GDTrH-2019-huong-dan-thuc-hien-nhiem-vu- giao-duc-trung-hoc-422498.aspx
15. Minh hoạ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê,
http://dogomynghephukhe.com/bvct/chi-tiet/6/minh-hoa-san-xuat-do-go-my- nghe-phu-khe.html
16. Một số vấn đề về giáo dục hướng nghiệp, https://nivet.org.vn/nghien-cuu- khoa-hoc/hoat-dong-khoa-hoc/item/1051-mot-so-van-de-ve-giao-duc-huong- nghiep
17. Những thay đổi của môn Vật lý ở chương trình phổ thông mới, https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/nhung-thay-doi-cua-mon-vat-ly-o- chuong-trinh-pho-thong-moi-423359.html
18. Quy trình sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ, https://mynghetoananh.com.vn/quy-trinh- san-xuat-do-go-my-nghe-tai-my-nghe-toan-anh-n78026.html
19. Trường Thanh niên lao động XHCN,
http://www.baohoabinh.com.vn/218/73379/Truong_Thanh_nien_lao_dong_X HCN_Hoa_Binh_Nam_muoi_nam_thuc_hien__loi_Bac_day_.htm
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU PHỎNG VẤN
Phiếu 1: Phỏng vấn GV về tổ chức dạy học Vật lý THPT gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương
PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN
((Phiếu này phục vụ nghiên cứu khoa học, không có mục đích đánh giá giáo viên, rất mong thầy, cô hợp tác và giúp đỡ)
Họ và tên (có thể không ghi):……… Đơn vị công tác: ……… Chuyên môn giảng dạy:……….
Xin thầy (cô) cho biết một số ý kiến về việc tổ chức dạy học Vật lí gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương
Câu 1. Thầy cô đánh dấu (x) để cho ý kiến đồng ý hay không đồng ý về những biểu hiện của năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh trong dạy học Vật lí.
TT Các biểu hiện của năng lực ĐHNN Đồng ý Không đồng ý
1 Nêu được kiến thức Vật lí liên quan đến ngành nghề sản xuất
2 Nêu được các quy trình sản xuất
3 Giải thích được các kĩ thuật liên quan đến ngành nghế sản xuất bằng các kiến thức đã học
4 Thiết kế ap-phích, video để quảng bá về lĩnh vực sản xuất
5 Nêu được các kiến thức liên quan đến ngành nghề sản xuất tại địa phương
Ý kiến khác:
... ... Câu 2. Theo thầy cô, có cần bồi dưỡng năng lực định hướng nghề nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương trong dạy học Vật lí?
a. Không cần b. Bình thường
Vì sao?
...
Câu 3. Thầy (cô) đã tổ chức hoạt động dạy học Vật lí gắn với thực tế sản xuất kinh doanh tại địa phương chưa?
Chưa bao giờ sử dụng Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên
Lí do:
...
Câu 4: Các thầy cô thường sử dụng dạy học kiến thức Vật lí gắn với ngành nghề nào của tỉnh Bắc Giang
Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm. Sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ.
Sản xuất vật liệu xây dựng. Cơ khí.
Trồng hoa, sinh vật cảnh. Trồng dâu nuôi tằm. Ngành nghề khác.
Câu 5. Thầy (cô) đánh giá kĩ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh bằng cách nào?
...
Câu 6. Theo thầy (cô) việc tổ chức dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn gì? (có thể chọn nhiều phương án)
Không đủ thời gian
Học sinh không hứng thú học
Mất nhiều thời gian thiết kế và tổ chức hoạt động
Trình độ của học sinh chưa phù hợp
Các ý kiến khác:
……… ………
Phiếu 2: Phỏng vấn HS về tổ chức dạy học Vật lý THPT gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương
PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH
(Phiếu này phục vụ nghiên cứu khoa học, không có mục đích đánh giá học sinh, rất mong em cộng tác và trả lời trung thực)
Họ và tên (có thể không ghi): ………....……... Lớp:…………Trường:………..……… Câu 1. Các thầy (cô) tổ chức dạy học Vật lí THPT gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương hay không?
Không bao giờ sử dụng Hiếm khi
Rất thường xuyên Thường xuyên
Câu 2. Em có hay được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở sản xuất môn Vật lí không?
Không bao giờ sử dụng Hiếm khi
Rất thường xuyên Thường xuyên
Câu 3. Em có thích giờ học Vật lí có gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương hay không?
Không Bình thường
Thích Rất thích
Câu 4. Em có muốn tham gia các hoạt động học tập gắn với sản xuất tại địa phương không?
Không Bình thường
Muốn Rất muốn
Câu 5. Theo em, lợi ích của việc tham gia các hoạt động học tập gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương sẽ giúp em như thế nào trong quá trình học?
a. Kích thích hứng thú, sự ham mê, tìm tòi đối với môn Vật Lí, môn KHTN b. Phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học
c. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai d. Hiểu và nhớ lâu kiến thức hơn
Các ý kiến khác:
………
PHỤ LỤC 2:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM 3.1. Một số hình ảnh buổi trải nghiệm tại cơ sở sản xuất