CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm Filler Masterbatch của
Công ty CP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê
3.3.1. Các yếu tố từ phía doanh nghiệp
3.3.1.1. Tổ chức quản lý và nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Bảng 3.5. Cơ cấu nhân sự của công ty Nhựa Pha Lê tính đến 01/2018
Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
I. Phân theo trình độ 387 100
Trình độ đại học trở lên 96 24,81
Trình độ cao đẳng, trung cấp 67 17,31
Trình độ dưới trung cấp 224 57,88
II, Phân theo tính chất lao động 387 100
Lao động trực tiếp 284 73,39
Lao động gián tiếp 103 26,61
III, Phân theo giới tính 387 100
Lao động nam 234 60,46
Lao động nữ 153 39,54
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
Theo bảng 3.5, cơ cấu lao động theo cấp bậc và theo trình độ của công ty chưa đồng đều, chiếm tỷ trọng cao là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Lực lượng cán bộ quản lý, kỹ thuật và văn phòng của công ty đa số tốt nghiệp đại học và được đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy nhiên chỉ có một số ít là cán bộ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu dài tại công ty, đây là lợi thế của công ty trong việc quản lý, điều hành thi công các dự án. Số cán bộ còn lại chủ yếu là người trẻ, nhiệt huyết nhưng kiến thức thực tế và kỹ năng mềm còn yếu kém, gần
như phải đào tạo lại hoàn toàn khi tuyển dụng. Điều này gây nhiều hạn chế trong khâu quản lý của ban lãnh đạo công ty.
Tại Nhựa Pha Lê, ban giám đốc đã có những tầm nhìn xa và định hướng phát triển đúng đắn, nhất là khi quyết định đầu tư sản xuất và kinh doanh sản phẩm Filler Masterbatch. Tuy nhiên, năng lực quản lý của cán bộ ở các chi nhánh nhà máy chưa thực sự đoàn kết, gây hoang mang cho cán bộ công nhân viên, ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Trình độ quản lý, điều hành kinh doanh ở một số đơn vị còn chưa được thông thoáng và linh hoạt, chưa bố trí sắp xếp nhân sự phù hợp với khả năng, đặc điểm của từng người, gây tình trạng công việc bị chồng chéo, giảm hiệu quả lao động và giảm năng lực của nhân viên trong công ty.
3.3.1.3. Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Vốn điều lệ ban đầu: 150.000.000.000 VNĐ
Bảng 3.6. Tình hình tài chính của công ty Nhựa Pha Lê giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng 2016/2015 2017/2016 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn 209,9 257,6 414,7 47,7 22,7 157,1 60,9 Vốn chủ sở hữu 101,3 108,9 204,7 7,6 7,5 95,8 87,9 Vốn vay 108,6 148,7 210,0 40,1 36,9 61,3 41,2
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Theo số liệu bảng trên, tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm đều tăng lên. Năm 2016 so với 2015 tăng 47,7 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 22,7%. Năm 2017 so với 2016 tăng 157,1 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 60,9%.
Trong đó, vốn chủ sở hữu của công ty năm 2016 so với 2015 tăng 7,6 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 7,5%. Năm 2017 so với 2016 tăng 95,8 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 87,9%. Vốn vay của công ty cũng tăng qua các năm. Năm 2016 so với 2015 tăng 40,1 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 36,9%. Năm 2017 so với 2016 tăng 61,3 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 41,2%. Quy mô vốn của công ty ngày càng mở rộng, khả năng tự chủ tài chính tốt, thuận lợi cho việc phát triển công nghệ, đầu tư cho hoạt động marketing và nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.3.1.3. Trình độ thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp
Đa phần máy móc, trang thiết bị của công ty đều nhập từ nước ngoài. Nhìn chung các loại máy móc sản xuất này đều là công nghệ hiện đại nhất Việt Nam nhưng so với các quốc gia khác, đặc biệt là khu vực Châu Âu thì lại tương đối cũ và lạc hậu. Điều này gây nhiều khó khăn cho công ty trong việc hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm, làm tăng chi phí bảo hành, sửa chữa, làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của công ty. Hơn nữa, với nhu cầu về kỹ thuật và chất lượng càng cao, việc nâng cấp cũng như mở rộng nhà máy ở Hải Phòng thì Nhựa Pha Lê khó có thể sử dụng các máy móc thiết bị hiện tại. Công ty dựa vào nhiệm vụ sản xuất của các bộ phận trực tiếp sản xuất để giao quản lý, sử dụng các máy móc thiết bị, khấu hao sửa chữa máy móc thiết bị theo quy chế khoán nội bộ của đơn vị. Bên cạnh việc phân giao máy móc thi công, công ty còn quan tâm đến việc trang thiết bị cho các phòng nghiệp vụ để phục vụ công tác được thuận lợi như: máy vi tính, máy in laze, máy fax, máy photocopy, máy điện thoại riêng cho từng phòng ban, … Ngoài ra, công ty còn sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: phần mềm kế toán, phần mềm thiết kế đồ họa, … nhằm tạo điều kện nâng cao hiệu quả hoạt động cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
3.3.1.4. Năng lực marketing của doanh nghiệp
Đây là lĩnh vực khá mới mẻ đối với công ty, phòng kinh doanh cũng được tích hợp luôn nghiệp vụ marketing nên đội ngũ phụ trách vẫn còn yếu kém về nghiệp vụ,
chưa năng động, sáng tạo, chưa nhắm bắt được thị trường một cách nhanh nhạy. Nguyên nhân là do ban lãnh đạo công ty chưa chú trọng đến công tác quảng bá hình ảnh, tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Mặc dù Filler Masterbatch là sản phẩm mới của công ty, cần được quảng bá rộng rãi vì công ty tham gia thị trường sau các doanh nghiệp lớn khác nhưng tiền đầu tư cho hoạt động quảng cáo chưa được công ty chú trọng. Những kênh truyền thông mà công ty sử dụng tuy giá thành rẻ nhưng không tiếp cận được khách hàng triệt để, mô hình chung vừa gây tốn kém chi phí quảng cáo mà không được thành công như công ty mong muốn. Khi đối tác chủ yếu của Nhựa Pha Lê là các doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư vào marketing chính là điều mà công ty cần chú trọng nếu muốn mở rộng thị trường.
3.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
3.3.2.1. Môi trường vĩ mô a. Các yếu tố môi trường kinh tế
Năm 2017, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%. Sau những khó khăn chạm đáy vào năm 2012, nền kinh tế quốc gia đang cho thấy sự tăng trưởng khá ổn định khi luôn cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2011 - 2017. Tăng trưởng kinh tế tăng cao trong bối cảnh các biến số phản ánh ổn định kinh tế được cải thiện.
Thứ nhất, về tỉ lệ lạm phát. Trong những năm gần đây, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2017 là dưới 5% (thấp hơn tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2017 là 6,5%).
Thứ hai, về tỉ lệ nợ công/GDP. Từ 63,6% năm 2016, tỉ lệ nợ công/GDP năm nay đã giảm xuống còn 62%. Tốc độ tăng nợ công cũng đang có xu hướng giảm dần; giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng nợ công trung bình đạt 18,4%, năm 2016 tăng 15% và năm 2017 là 9%. Cùng với đó, bội chi ngân sách đang giảm, tỉ lệ chi thường xuyên trong chi ngân sách đã giảm xuống còn 64,9% năm nay và dự kiến là 64% vào năm 2018. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và nền tảng kinh tế vĩ mô dần cải thiện sẽ là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng cho năm 2018.
Thứ ba, lãi suất huy động bình quân năm 2017 khá ổn định. Lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,4-7,2%. Lãi suất cho vay đối với các
lĩnh vực ưu tiên đã giảm khoảng 0,5-1% so với đầu năm. Đối với khu vực sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất cho vay ở mức 6,8-11%/năm.
Trước năm 2017 khi lạm phát tăng cao, giá các yếu tố đầu vào nguyên vật liệu, tiền lương lao động cũng tăng vọt, công ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mở rộng. Lãi suất tăng cao làm chi phí vốn của công ty tăng lên. Những biến động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty, nó làm tăng giá thành sản phẩm, khiến công ty không thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Rất may tỷ lệ nguồn vốn phải vay của công ty chỉ chiếm khoảng 50%, phần chính chủ yếu là vốn chủ sở hữu nên công ty giảm thiểu khó khăn do tác động của lãi xuất so với các doanh nghiệp khác. Năm 2017 nhờ những biện pháp mạnh của chính phủ lãi xuất đã hạ nhiệt xuống dưới 10% và khá ổn định, công ty chủ động tăng thêm nguồn vốn huy động từ ngân hàng nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2017 là một năm ổn định sản xuất kinh doanh khi lãi xuất ổn định, lạm phát được kìm chế ở mức thấp. Đó là những nỗ lực đáng ghi nhận từ những chính sách vĩ mô của Chính phủ.
b. Các yếu tố môi trường công nghệ
Công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như nhiều doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh công nghệ có thể làm xuất hiện một lĩnh vực mới, đồng thời cũng có thể xóa đi nhiều lĩnh vực kinh doanh. Qua đó nó có thể quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng tới chu kỳ sống của sản phẩm, ảnh hưởng tới phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như người lao động.
Hiểu được vai trò quan trọng của công nghệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhựa Pha Lê đã trang bị cho mình những công nghệ tiên tiến nhất được nhập khẩu từ Châu Âu – nơi có nền công nghiệp phát triển. Điều này làm cho công ty tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao, tỷ lệ phế phẩm thấp, giá thành trên một đơn vị giảm đáng kể, lợi nhuận đơn vị tăng lên, sức cạnh tranh của công ty
được tăng cường. Tuy nhiên, hiện tại so với thế giới, công nghệ sản xuất hạt nhựa Filler Masterbatch tại Việt Nam vẫn là cũ và lạc hậu so với thế giới. Vì thế nên các doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam nói chung và Nhựa Pha Lê nói riêng vẫn khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc ngành nhựa ở các quốc gia khác.
c. Các yếu tố môi trường chính trị – luật pháp
Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố chi phối hoạt động của doanh nghiệp gồm các quy định về tín dụng, về chống độc quyền, các sắc luật về thuế, các chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp cho người lao động, luật bảo vệ môi trường, các quy định trong lĩnh vực ngoại thương, …Các nhân tố này ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hệ thống luật pháp tạo nên hành lang pháp lý, tạo một sân chơi chung công bằng cho các doanh nghiệp.
Nhựa Pha Lê đã nhận thấy rõ ưu thế về ổn định chính trị, ưu tiên về chính sách và các điều kiện thuận lợi khác ở Việt Nam nên đã không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng các ưu thế nhằm chiếm lĩnh thị trường và tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam vẫn còn thiếu ổn định, các chính sách thay đổi nhanh, không có kế hoạch gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Về chính sách đối ngoại, cụ thể với là giữa Việt Nam và Ấn Độ. Năm 2017, hai nước Việt Nam - Ấn Độ kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang ở thời điểm phát triển tốt đẹp và thuận lợi; hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, như chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, quốc phòng, an ninh, năng lượng, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, ngoại giao nhân dân… đều được tăng cường. Mối quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng tin cậy và gần gũi, thể hiện qua việc hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp; quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị của Ấn Độ cũng ngày càng được mở rộng. Ngoài ra, Ấn Độ hiện là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Chính nhờ những
ưu thế đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhựa Pha Lê và các doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam có thể phát triển thị trường kinh doanh của mình tại Ấn Độ.
3.3.2.2. Môi trường ngành
a. Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành
Ngành công nghiệp sản xuất hạt nhựa Filler Masterbatch ngày càng có nhiều đối thủ gia nhập, sản phẩm của Nhựa Pha Lê không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài. Tại Việt Nam có rất nhiều công ty sản xuất sản phẩm cùng loại như: Nhựa Châu Âu, Nhựa An Phát, Nhựa Đông Á, … Đây là những đối thủ thực sự đáng lo ngại của Nhựa Pha Lê. Không chỉ cạnh tranh ở thị trường trong nước mà họ còn mở rộng kinh doanh ở những thị trường quốc tế mà công ty đang mở rộng. Ngoài các đối thủ tại Việt Nam, Nhựa Pha Lê cũng phải đối mặt với các đối thủ ở các quốc gia khác. Cụ thể ở thị trường Ấn Độ, các doanh nghiệp tại đây chủ yếu nhập khẩu từ các quốc gia Saudi Arabia, Qatar, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đức, Tây Ban Nha chứ ít khi nhập khẩu từ Việt Nam. Tóm lại, các đối thủ cạnh tranh có sự khác nhau về chiến lược, định hướng, các mục tiêu khác nhau và đó đều là các đe dọa tới doanh thu và lợi nhuận của công ty.
b. Áp lực từ phía khách hàng
Khách hàng được chia làm hai nhóm, đó là các doanh nghiệp sản xuất và các nhà phân phối. Cả hai nhóm này đều gây áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo kèm, chính họ là những người điểu khiển cạnh tranh thông qua các quyết định mua hàng của mình. Các áp lực gây ra cho công ty được xem xét trên sức ép về giá cả, chi phí chuyển đổi của khách hàng và áp lực về chất lượng sản phẩm. Giá cả của Filler Masterbatch giữa các doanh nghiệp trong ngành không chênh lệch nhiều. Cho nên khách hàng rất dễ chuyển sang dùng sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Vì vậy công ty luôn phải không ngừng phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ để làm hài lòng khách hàng. Bên cạnh những yêu cầu về giá cả thì khách hàng cũng đòi hỏi về chất lượng. Chất lượng là tiêu chí quan
trọng hàng đầu khi mua Filler Masterbatch. Đây là nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm nhựa của các doanh nghiệp nên phải đặc biệt an toàn và chất lượng để không ảnh hưởng đến cả dây chuyền sản xuất.
c. Áp lực của nhà cung ứng
Nhà cung cấp nguyên vật liệu của Nhựa Pha Lê là các đối tác chủ yếu đến chủ yếu từ Trung Quốc và một số nhập trong nước. Họ kiểm soát nguồn nguyên liệu và gây sức ép về giá với công ty, nhất là trong những thời kỳ khan hiếm nguồn hàng, giá cả thị trường tăng cao. Tuy công ty có thể tự sản xuất đá và bột đá nhưng thực tế cho thấy trong những năm qua công ty vẫn chưa chủ động trong công tác thu mua, dự trữ các nguyên vật liệu khác. Do các kho dự trữ không lớn, lượng hàng hóa dự trữ không nhiều, mỗi lần mua số lượng đặt không lớn nên bị các nhà cung ứng gây sức ép, dẫn tới không chủ động trong sản xuất kinh doanh và gặp nhiều khó khăn.