CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Filler
4.2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và ngành nhựa
4.2.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
- Nhà nước cần nghiên cứu ban hành hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ: Quy định rõ tổ chức hoạt động và quản lý nội bộ, hướng dẫn trích lập và sử dụng các khoản dự phòng cho các doanh nghiệp. Có chính sách đặc biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành ví dụ như: chính sách đầu tư, chính sách thuế, lãi suất… Nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hấp dẫn cho các doanh nghiệp.
- Cung cấp, phổ biến rộng rãi công khai cho các doanh nghiệp về hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế, giúp cho doanh nghiệp có thể am hiểu luật pháp trong hoạt động và kiện tụng tranh chấp, hạn chế rủi ro tác nghiệp.
- Nhà nước nên duy trì trần lãi suất cho vay ngân hàng xuống mức 10%/năm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất đảm bảo có lãi. Duy trì mức tỷ
giá ngoại tệ hợp lý linh động thay đổi theo tình hình kinh tế xã hội đất nước.
- Coi ngành nhựa là một trong các ngành ưu tiên phát triển Chính phủ cần giảm thuế suất xuất nhập khẩu cho ngành nhựa. Việc nguyên liệu ngành nhưạ chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài với các nhà cung ứng không thật sự ổn định và chịu mức thuế suất nhập khẩu cao vô hình chung đã gây cản trở cho sự phát triển cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ nhựa.
- Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cần: Tăng cường và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu để đạt hiệu quả cao. Tiếp tục chủ động mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác trong và ngoài khu vực, tích cực tìm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng nhằm hạn chế rủi ro biến động thị trường. Phối hợp với các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc thông tin về tình trạng pháp lý và khả năng thanh toán của đối tác, nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao kết hợp đồng xuất khẩu, nhất là ở các quốc gia, vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tế. Thúc đẩy, tăng cường đàm phán mở cửa thị trường với những thị trường tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu như Nga, EU, Hoa Kỳ, Trung Đông, Châu Phi.
4.2.2.2. Kiến nghị đối với Bộ ngành chức năng liên quan
- Bộ Công Thương tạo điều kiện để sản phẩm hạt nhựa Filler Masterbatch của công ty Nhựa Pha Lê trở thành sản phẩm có uy tín, là sản phẩm mũi nhọn của ngành nhựa ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
- Kiến nghị với các bộ ngành liên quan công nhận sản phẩm của công ty đồng thời quảng bá thương hiệu của sản phẩm nhựa nói chung cũng như sản phẩm hạt nhựa Filler Masterbatch của công ty.
- Kiến nghị với Hiệp hội nhựa Việt Nam: Hiệp hội cần kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa với nhau. Thành lập quỹ chung gắn kết các doanh
nghiệp, sử dụng phục vụ cho lợi ích chung của ngành, tránh tình trạng không thống nhất đoàn kết dẫn đến năng lực cạnh tranh giảm tạo thời cơ cho các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam cũng như thị trường nhựa quốc tế. Ngoài ra, cần thường xuyên cập nhật tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của ngành nói riêng để có những ứng phó phù hợp với tình hình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Công ty CP Sản xuất & Công nghệ Nhựa Pha Lê, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2015, 2016, 2017, Phòng Kinh doanh
2. Công ty CP Sản xuất & Công nghệ Nhựa Pha Lê, Báo cáo tài chính 2015, 2016, Phòng Kế toán
3. Công ty CP Sản xuất & Công nghệ Nhựa Pha Lê, Báo cáo tài chính sơ bộ 2017, Phòng Kế toán
4. PGS.TS. Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc
tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính
Tài liệu Tiếng Anh
1. FCCI (2017), Potential of Plastics Industry in Northern India with special focus
on plasticulture and food processing
Website tham khảo
1. http:// gso.gov.vn/