Giải pháp từ phía Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm filler masterbatch xuất khẩu sang thị trường ấn độ của công ty CP sản xuất và công nghệ nhựa pha lê (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Filler

4.2.1. Giải pháp từ phía Công ty

4.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống về trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp

Tuy tổ chứ quản lý theo mô hình tập trung thống nhất từ trên xuống xong mỗi phòng ban và các bộ phận trực tiếp sản xuất trong công ty chưa có sự thống nhất về việc phân công nhiệm vụ. Do đó công ty cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân cụ thể để tránh tình trạng công việc chồng chéo ảnh hưởng đến năng lực của nhân viên, tăng cường trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc, gắn quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cải cách các thủ tục, quy trình tác nghiệp và thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhằm giảm các chi phí quản lý sản xuất kinh doanh.

Để nâng cao trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, cần:

+ Hiện đại hóa quản lý theo hướng đổi mới căn bản mô hình tháp truyền thống, áp dụng linh hoạt các mô hình tổ chức quản lý hiện đại, linh hoạt như mô hình tổ chức mạng lưới, ma trận. Lựa chọn mô hình tổ chúc sao cho phù hợp với quy mô và hoạt động của công ty sẽ phát huy được vai trò của các bộ phận trong công ty, tạo sự gắn kết trong công ty, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác và huy động nguồn lực với các đối tác bên ngoài.

+ Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ quản lý. Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý của Nhựa Pha Lê về cả kiến thức chuyên môn, kiến thúc quản lý và cả về pháp luật, tin học, ngoại ngữ và đầu tư cho hoạt động đào tạo và tái đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên trong công ty.

4.2.1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Công ty luôn nhận thấy rằng con người là nhân tố đầu vào vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của công ty. Do vậy, đào tạo con người là con đường ngắn nhất để tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến và nghệ thuật quản lý kinh tế hiện đại. Để nâng cao được chất luộng cán bộ công nhân viên, công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Lập kế hoạch hàng năm việc thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng yêu cầu nhiệm vụ công ty, phải xác định rõ đối tượng, số lượng, bố trí sử dụng sau khóa đào tạo. Ngoài ra công ty có thể mời người về giảng dạy tại công ty cho cán bộ công nhân viên, giúp họ vừa tiết kiệm được chi phí thời gian, vừa có thể thực hành, điều này rất tốt để nâng cao kiến thức của người lao động.

- Khi tuyển dụng, công ty cũng nên có những tiêu chuẩn nhất định nhằm giảm được chi phí đào tạo, tuyển lao động có tay nghề sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, đảm bảo tiến độ công việc, góp phần nâng cao năng lực cho công ty.

- Sàng lọc đội ngũ cán bộ trong bộ máy không còn đủ sức khỏe, trình độ sang bộ phận giảm đơn hoặc cho nghỉ theo chế độ, thay vào đó là những người có đủ thể lực và trí lực, có thể vận hành hiệu quả guồng máy công ty trong thời đại mới. Và để chọn được đúng người làm tốt vị trí này cần kế hoạch tuyển chọn thông qua các kỳ sát hạch kiến thức trong công ty hoặc thi tuyển công khai trên mọi thông tin đại chúng nhằm thu hút và chọn được nhân tài thực sự.

- Xây dựng chế độ lương, thưởng hợp lý. Đây là công cụ để kích thích người lao động làm việc hăng say, làm việc với năng suất cao hơn, thu hút nhân tài và duy trì họ gắn bó lâu dài với công ty.

4.2.1.3. Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp

a. Công tác thu hồi vốn

Công ty cần tăng trưởng và giám sát trách nhiệm của cán bộ làm công tác thu hồi vốn, nâng cao khả năng đàm phán và thương lượng. Đối với các khoản nợ đọng cần có thái độ cương quyết, có biện pháp giải quyết dứt điểm, tránh tình trạng để ùn tắc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của công, nhân viên.

Bên cạnh đó công ty nên áp dụng phương thức thanh toán trả trước hoặc mở L/C. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng nhanh chóng quyết toán cho công ty và đảm bảo được an toàn trong thanh toán, điều này sẽ giúp công ty giảm thiểu được chi phí lãi vay, thu hồi vốn nhanh hơn và có vốn để đầu tư.

b. Công tác huy động vốn

Vấn đề huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn luôn là bài toán khó cho mọi doanh nghiệp và Nhựa Pha Lê cũng không nằm ngoài số đó. Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác này bao gồm:

- Đối với những tài sản dưới dạng máy móc thiết bị đã khấu hao hết, không còn giá trị sử dụng, làm giảm năng suất và chất lượng thì tiến hành thanh lý nhằm thu hồi vốn đầu tư, giảm chi phí bảo quản và sửa chữa bảo dưỡng. Điều này vừa giúp công ty có vốn để đầu tư mới, vừa giảm được chi phí, hạ giá thành cho công ty.

- Một biện pháp nữa đó là Nhựa Pha Lê có thể huy động nguồn vốn từ trong nội bộ công ty bằng một lãi suất thích hợp. Đây là nguồn vốn khá ổn định cho công ty,

tuy nhiên, để hoạt động huy động vốn đạt được hiệu quả thì ngoài mức lãi suất phù hợp, công ty nên có những biện pháp tuyên truyền thuyết phục toàn bộ cán bộ công nhân viên về lợi ích của việc cho công ty vay vốn. Điều này sẽ giúp Nhựa Pha Lê nâng cao năng lực tài chính, tạo sức bật trong cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động cho công ty và đồng nghĩa với thu nhập của lao động trong công ty cũng tăng.

- Ngoài ra Nhựa Pha Lê cũng phải không ngừng duy trì, củng cố mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để nhận được sự bảo lãnh, ủng hộ của họ.

4.2.1.4. Đầu tư, cải tiến thiết bị và nâng cao công nghệ của doanh nghiệp

Mặc dù máy móc thiết bị công ty đa dạng song nhiều thiết bị cũng đã cũ và lạc hậu mà với tiềm lực hiện có của công ty thì chưa thể mua được những công nghệ hiện đại của nước ngoài. Do vậy trong thời gian tới công ty cần áp dụng một số biện pháp khác hiệu quả như: đối với những công nghệ đã quá cũ, không còn giá trị thì sẽ bị loại bỏ nhằm tránh tình trạng gây tổn hại đến chất lượng sản xuất và làm tăng chi phí sửa chữa. Còn đối với những thiết bị còn giá trị sử dụng thì công ty phải tăng cường cải tiến, tu sửa, bảo dưỡng nhằm làm tăng tuổi thọ và khả năng sử dụng của máy. Ngoài ra Nhựa Pha Lê phải luôn tìm kiếm hình thức tài trợ vốn thông qua các hợp đồng mua bán trả chậm, thuê tài chính để mua các máy móc thiết bị, công nghệ mới nhằm từng bước hiện đại hóa tài sản, máy móc thiết bị của công ty. Các biện pháp này sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.

4.2.1.5. Nâng cao năng lực marketing

Nâng cao năng lực marketing đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về nghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng, do vậy trong thời gian tới công ty cần:

- Về chiến lược sản phẩm: phải xác định rõ phân khúc thị trường của sản phẩm và đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng và có đủ số lượng cung ứng cho

thị trường. Xác định được những loại sản phẩm phổ biến ở từng thị trường để công tác marketing đúng mặt hàng được hiệu quả.

- Về chiến lược thị trường: Nhựa Pha Lê phải nghiên cứu thị trường để nắm bắt các thông tin về cung, cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh… để từ đó có thể lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, đối tượng giao dịch, phương thức thanh toán sao cho đạt hiệu quả cao nhất, giúp công ty tổ chức tốt hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Về hoạt động xúc tiến thương mại: Nhựa Pha Lê cần tăng cường hoạt động này hơn nữa. Công ty có thể sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, Internet,.. để quảng cáo cho sản phẩm và hình ảnh của công ty. Một công cụ hiệu quả khác là tham gia các hội chợ ngành nhựa lớn như ở Ấn Độ, Thượng Hải, Đức,… để giới thiệu về sản phẩm của công ty cũng như tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng ở các thị trường khách nhau.

- Về thâm nhập thị trường: công ty cần thiết lập kênh phân phối phù hợp để nâng cao năng lực thâm nhập thị trường. Công ty cần thiết lập các kênh phân phối hiện đại để phù hợp với nền kinh tế hội nhập hiện nay.

4.2.1.6. Nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Khi mua một sản phẩm, ngoài việc mong muốn sản phẩm, dịch vụ phải có khả năng thoả mãn một nhu cầu xác định, người tiêu dùng còn có mong muốn sản phẩm đó có chất lượng tốt và chi phí không quá cao. Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong thời gian vừa qua chất lượng sản phẩm của Nhựa Pha Lê đã được nâng cao lên nhiều nhưng với nhu cầu thị hiếu của khách hàng đã ngày càng thay đổi theo chiều hướng khắt khe hơn về việc lựa chọn những sản phẩm. Do vậy để đảm bảo chất lượng của hàng hoá thì ngay từ khi chọn nhà cung ứng công ty phải lựa chọn những nhà cung ứng có uy tín bởi những nguyên vật liệu đầu vào nếu có kiểm tra thì rất khó có thể nhận thấy được chất lượng của nó mà chỉ khi đưa vào sản xuất mới nhận thấy được chất lượng của

nguyên vật liệu đầu vào đó có đạt tiêu chuẩn hay không. Ngoài ra để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty nên phải chú trọng ngay từ khi thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch trong quá trình sản xuất, bởi vì chất lượng sản phẩm được đảm bảo suốt từ khâu chuẩn bị và sản xuất theo những tiêu chuẩn đã đề ra khi thiết kế. Công ty nên nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư vào các máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất, tăng khả năng tự động hoá quá trình sản xuất kết hợp với việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng bởi vì máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, khi đã đảm bảo được chất lượng sản phẩm, quy trình chăm sóc khách hàng cũng giảm được nhiều rủi ro, hạn chế được những trường hợp trả hàng do lỗi, gây mất thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.

Công ty có thể áp dụng các biệt pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh: đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, tăng cường an toàn cho sản phẩm, thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, tạo những dấu ấn riêng để khách hàng quen thuộc với sản phẩm của Nhựa Pha Lê.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm filler masterbatch xuất khẩu sang thị trường ấn độ của công ty CP sản xuất và công nghệ nhựa pha lê (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)