Tình hình huy động vốn từ TGTK thông thường phân theo đối tượng gửi

Một phần của tài liệu Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường tại ngân hàng TMCP công thương CN đà nẵng (Trang 47 - 50)

của NHTMCP Công thương chi nhánh Đà Nẵng luôn là một ưu thế lớn và luôn có tỷ trọng lớn hơn tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.

- Nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ (VND) có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2013 huy động được 616,467 triệu đồng sang năm 2014 đạt 724,744 triệu đồng, tăng lên 108,277 triệu đồng; tương ứng với tỷ lệ tăng 17.56%, bước đến năm 2015 huy động bằng đồng nội tệ đạt 1,026,646 triệu đồng tăng vượt bậc 301,903 triệu đồng so với năm 2014 với tỷ lệ tăng là 41.66%.

- Nguồn huy động đồng ngoại tệ quy đổi VND thì cũng tăng nhưng tăng ít và chiếm tỉ lệ thấp, năm 2013 số dư là 278,945 triệu đồng, đến năm 2014 số dư là 398,712 triệu đồng với tỷ lệ tăng 42.94%. Năm 2015 tăng 198,742 triệu đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng là 55.81%. Nhìn chung, thì nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ ít hơn so với huy động bằng nội tệ nhưng tốc độ tăng trưởng của tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ quy VND qua các năm vẫn ổn định. Với nền kinh tế có nhiều bất ổn trên thị trường hàng hoá và tài chính - tiền tệ, giá đồng USD liên tục biến động theo xu hướng tăng, nhưng lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ lại gần như bằng 0, việc gửi ngoại tệ gần như là gửi ngân hàng giữ hộ, trong khi đó lãi suất huy động VND hấp dẫn hơn nhiều so với lãi suất huy động USD nên người dân đã chuyển đổi VND để gửi ngân hàng hoặc đầu tư, cất trữ vàng, như vậy ta có thể thấy rằng chi nhánh đã có sự nổ lực rất lớn trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Tuy tăng nhưng vẫn chưa cao. Vì vậy, Ngân hàng cần phải tăng cường các biện pháp, có chính sách huy động nguồn tiền thích hợp, có kế hoạch sử dụng vốn thật hợp lý để vừa kinh doanh có hiệu quả vừa đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình.

2.2.4 Tình hình huy động vốn từ TGTK thông thường phân theo đối tượng gửi. gửi.

Bảng 2.7: Tình hình huy động TGTK thông thường phân theo đối tượng gửi

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2013

Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ % TGTK có kỳ hạn thông thường 895,412 100 1,498,754 100 1,647,891 100 603,342 67.38 149,137 9.95 1. Cán bộ nhân viên 301,249 33.64 346,795 23.14 452,134 27.44 45,546 15.12 105,339 30.38 2. Nội trợ 154,123 17.21 246,972 16.48 298,751 18.13 92,849 60.24 51,779 20.97 3. Tiểu thương 345,678 38.61 512,466 34.19 578,451 35.10 166,788 48.25 65,985 12.88 4. Hưu trí 94,362 10.54 392,521 26.19 318,555 19.33 298,159 315.97 -73,966 -18.84

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm từ đối tượng khách hàng là tiểu thương luôn cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm từ các đối tượng khách hàng khác và tỉ trọng này có sự biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tỷ trọng của khách hàng tiêu thương là 38.61%, năm 2014 giảm còn 34.19%, năm 2015 tăng lên 35.10 %. Lý do là vì, đối tượng khách hàng tiểu thương là đối tượng khách hàng thường xuyên luân chuyển vòng xoay nguồn vốn của mình để tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, thời gian gửi tiết kiệm của đối tượng này thường ngắn hơn đối tượng khách hàng khác nhưng số dư tiền gửi lớn hơn các đối tượng khách hàng khác. Tuy vậy, số tiền gửi tiết kiệm của đối tượng này luôn tăng qua các năm. Nếu năm 2013, ngân hàng huy động được 345,678 triệu đồng thì năm 2014 là 512,466 triệu đồng tăng 166,788 triệu đồng, năm 2015 là 578,451 triệu đồng tăng 65,98 triệu đồng so với năm 2014.

Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng là CBNV là đối tượng chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau khách hàng tiểu thương. Năm 2013 số tiền tiết kiệm huy động được từ đối tượng khách hàng CBNV đạt 301,249 triệu đồng chiếm 33.64% trong tổng nguồn TGTK có kỳ hạn thông thường, năm 2014 con số này đạt 346,795 triệu đồng, tăng 45,546 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15.12%, năm 2015, số tiền tiết kiệm huy động được đạt 452,134 triệu đồng tăng 105,339 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ tăng 30.38%. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã nỗ lực rất nhiều trong việc huy động nguồn tiền tiết kiệm từ đối tượng khách hàng này.

Ngoài ra, nếu nhìn vào các con số huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng hưu trí, ta có thể thấy năm 2013 con số này đạt 94,362 triệu đồng sang năm 2014 đạt 392,521 triệu đồng tăng vượt bậc 298,159 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 315.97%, nhưng năm 2015 con số này là 318,555 triệu đồng tăng giảm 73,966 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ giảm 18.84%. Điều này cho thấy năm 2014 chi nhánh đã tận dụng rất tốt đối tượng khách hàng này, năm 2015 chính đã không tập trung lắm cho đối tượng khách hàng này nên số tiền huy động được giảm nhẹ. Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa cho đối tượng khách hàng này.

Một phần của tài liệu Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường tại ngân hàng TMCP công thương CN đà nẵng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w