21 Các giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học (Trang 148 - 152)

Như phân tích ở chương 3 và chương 4, xuất khẩu thủy sản đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cơ cấu ngành nông lâm thủy sản và góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Chính vì vậy, chính phủ cần phải có các giải pháp nhằm hỗ trợ và tang cường hoạt động xuất khẩu thủy sản Cụ thể như sau:

Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu Thời gian qua, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu được các Bộ,

ngành chú trọng thực hiện Luật Quản lý ngoại thương được Quốc hội thông qua năm 2017 là cơ sở để Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành các văn bản quy định chi tiết với tinh thần minh bạch, thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động ngoại thương

Bên cạnh đó Chính phủ cần nghiên cứu biện pháp giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong khâu thanh toán tại một số thị trường như Trung Quốc, Liên bang Nga, một số nước châu Phi, để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường này; Tiếp tục xem xét, áp dụng các biện pháp để giảm lãi suất cho vay ngắn hạn; tổ chức tập huấn, phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, về quy trình, thủ tục hồ sơ vay vốn Nghiên cứu biện pháp giúp các doanh nghiệp có thể tham gia trực tiếp vào các thị trường kỳ hạn quốc tế để tận dụng các công cụ phòng chống rủi ro (hedging) trên các thị trường này Về công tác đàm phán, mở cửa thị trường:

Phù hợp với Chiến lược hội nhập và Chiến lược đàm phán các FTA, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức nghiên cứu khả thi việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi thương mại với một số thị trường tiềm năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; tận dụng tiến trình rà soát các Hiệp định đã được đưa vào thực thi để đề nghị các đối tác mở cửa thêm cho hàng xuất khẩu của ta

Hiện tại, Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU đã có hiệu lực, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực mà Hiệp định mang lại, vẫn còn tồn tại một số khó khăn Ví dụ như một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các nước EU như dệt may, cà phê, thủy sản, sản phẩm sắt thép… ghi nhận tỷ lệ cấp mẫu C/O EVFTA còn tương đối khiêm tốn Thêm nữa, về công tác xây dựng pháp luật, thể chế, khó khăn là việc trình Quốc hội dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi đã chậm hơn so với dự kiến ban đầu Việc sửa đổi Luật Công đoàn có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo đồng bộ với quy định của Hiến pháp 2013, Bộ luật Lao động 2019, phù hợp với Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12 tháng 6 năm 2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức của hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới Đây là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của EU trong quá trình thực hiện

cam kết về lao động trong Hiệp định EVFTA Nhất là Nghị định quy định về tổ chức đại diện của người lao động, đây là Nghị định nhận được sự quan tâm rất lớn của EU Chính phủ cần phối hợp với Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm soạn thảo văn phản pháp luật này

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng và tăng cường công tác đàm phán với cơ quan đồng cấp trên một số thị trường trọng điểm để giải quyết các vấn đề có liên quan tới hệ thống quản lý chất lượng cũng như tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, giúp nông, thủy sản của ta

Do các tiêu chuẩn, quy định về an toàn thực phẩm thường mang tính chuyên môn sâu, nhiều quy định được áp dụng không chỉ cho sản phẩm cuối cùng mà còn cho cả quy trình sản xuất, để ổn định và phát triển được thị trường, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các hộ nông dân không chỉ về tiêu chuẩn của nước nhập khẩu mà còn về phương thức sản xuất, nuôi trồng phù hợp để đáp ứng các tiêu chuẩn đó

Để ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, những biện pháp bảo hộ quá mức, không phù hợp với cam kết quốc tế, gây khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam:

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan (i) tăng cường cơ chế cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp để chủ động phòng tránh các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài; (ii) tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện được nước ngoài khởi động, giải thích và đấu tranh từ giai đoạn điều tra để giảm thiểu tác động bất lợi của biện pháp cuối cùng; (iii) hướng dẫn và đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đấu tranh và khởi kiện ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO các sắc thuế phòng vệ thương mại, các biện pháp bảo hộ bất hợp lý, vi phạm quy định của WTO Trước mắt, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản giải quyết các tranh chấp với Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tôm và cá tra Việt Nam

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu và tăng cường áp dụng các biện pháp phòng chống gian lận thương mại, gian

lận quy tắc xuất xứ để bảo vệ các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của các vụ kiện "chống lẩn tránh" biện pháp phòng vệ thương mại

5 2 2 2 Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại

Từ kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy, độ mở thương mại là một nhân tố truyền dẫn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, vì vậy cần có các giải pháp để tăng cường độ mở thương mại như sau:

- Cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ triển lãm thủy sản ở nước ngoài; hội chợ, hội thảo quốc tế, nhằm tăng cường liên hệ với các đối tác tại các thị trường lớn để đàm phán và chuẩn bị tốt nguồn cung, không ngừng củng cố và nâng cao uy tín trong làm ăn đối với khách hàng

- Nên giữ vững và mở rộng xuất khẩu tại các thị trường truyền thống: Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các thị trường còn nhiều tiềm năng như: Các nước Châu Á khác, Đông Âu, Châu Phi, Nam Mỹ,

- Cần đa dạng hóa hình thức tiếp cận thị trường và giới thiệu sản phẩm Tiếp tục xây dựng và phát triển năng lực dự báo về thị trường tôm thế giới trên các mặt: giá cả và chủng loại sản phẩm, nhu cầu và xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp và người sản xuất

- Nghiên cứu chuyển hướng từ xuất khẩu cho các nhà nhập khẩu sang xuất khẩu trực tiếp cho hệ thống phân phối, các chuỗi siêu thị ở nước ngoài

- Cần xây dựng thương hiệu chung cho tôm Việt Nam

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhất là tại các thị trường mà Việt Nam đã và chuẩn ký các hiệp định thương mại tự do FTA và TA; các thị

trường tiêu thu ̣trọng điểm thông qua các hoạt động triển lãm , hội chợ, tuyên truyền và quảng cáo Thúc đẩy hội nhập với khu vực ASEAN và với tổ chức WTO nhằm tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ

- Nâng cao sự hiểu biết về luật pháp của các nước nhập khẩu, luật pháp quốc tế, lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán và tư liệu cần thiết đầy đủ nhằm phòng, tránh và ứng phó tốt nếu xảy ra các tranh chấp thương mại, khiếu kiện…

- Cần có Trung tâm nghiên cứu phân tích, dự báo thị trường xuất khẩu và nội địa cung cấp thông tin thị trường cho người sản xuất, Doanh nghiệp chế biến thủy sản, xuất khẩu, cơ quan quản lý, Viện nghiên cứu, doanh nghiệp để giúp định hướng sản xuất nguyên liệu, chế biến sản phẩm thỷ sản theo định hướng thị trường xuất khẩu tiềm năng

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học (Trang 148 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w