Đo lường tăng trưởng bằng cách tiếp cận hàm sản xuất

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học (Trang 25 - 30)

Đầu thế kỷ 18, các nhà kinh tế học trong trường phái trọng nông đã cho rằng chỉ có khu vực nông nghiệp mới đem lại tăng trưởng, vì chỉ nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm thặng dư, còn khu vực công nghiệp không thể tạo ra tăng trưởng kinh tế Khi trường phái kinh tế học cổ điển ra đời thì tăng trưởng được thừa nhận là có thể tạo ra từ cả khu vực nông nghiệp lẫn công nghiệp A Smith, D Ricardo, Malthus, K Marx, Young và Knight… là các nhà kinh tế đại diện cho trường phái này và cho rằng sự tích tụ tư bản, tiến bộ công nghệ và môi trường cạnh tranh là nguyên nhân tạo ra tăng trưởng (Steiner Philippe, 2003)

Sang thế kỷ 20, các đại diện của trường phái kinh tế học tân cổ điển là Solow, Swan, Romer và Lucas đã xây dựng các mô hình xác định sản lượng dựa trên ba yếu tố: lao động, tư bản và công nghệ Họ tin rằng các nguồn lực của tăng trưởng bắt nguồn từ những yếu tố này Tuy nhiên, tầm quan trọng của mỗi yếu tố đóng góp vào tăng trưởng không giống nhau Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh đầu tiên về tăng trưởng kinh tế Mô hình của Solow tập trung vào vai trò của tích lũy tư bản trong quá trình tăng trưởng Theo Solow, hoạt động sản xuất trong nền kinh tế là sự kết hợp của các yếu tố tư bản (K), lao động (L) và tiến bộ công nghệ (T) Hàm sản xuất tổng quát có dạng:

Y = F(K, E, L)

Trong đó, tiến bộ công nghệ quyết định hiệu quả lao động (E) Nguồn gốc duy nhất của tăng trưởng năng suất lao động và do đó là thu nhập bình quân đầu người trong dài hạn là do tăng hiệu quả lao động và điều này do tiến bộ công nghệ tạo nên Tuy nhiên, Solow lại cho rằng tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh và không giải thích được nó (vì vậy, có tên là “mô hình tăng trưởng ngoại sinh”) (Solow, 1956)

Các nhà lý thuyết tăng trưởng mới như Romer (1990) và Lucas (1988) nhấn mạnh vào nghiên cứu và phát triển, phổ biến tri thức và ngoại ứng tích cực từ vốn nhân lực Họ cho rằng tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn được xác định bên trong mô hình, vì vậy, các mô hình này còn được gọi là mô hình tăng trưởng nội sinh Hàm sản xuất của mô hình tăng trưởng nội sinh bao gồm 3 yếu tố: tư bản (K), lao động (L) là 2 yếu tố vật chất, và yếu tố thứ 3 là vốn nhân lực hay còn gọi là yếu tố phi vật chất bao gồm kiến thức, kỹ năng của người lao động tạo nên hiệu quả lao động và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP - Total Factor Productivity)

Trên cơ sở các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, hiện nay, các nhà kinh tế học đều thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các nhân tố chính là tăng trưởng vốn, lao động, tài nguyên (đất đai), tri thức, kỹ năng của người lao động và tiến bộ công nghệ (Đinh Phi Hổ, 2009)

Thứ nhất, yếu tố vốn: Theo nghĩa rộng vốn được hiểu là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích lũy lại và những yếu tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá

trình sản xuất Theo nghĩa này, vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… Vốn tài chính là vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán Vốn có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR (Incremental Capital output Ration) Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia theo tỷ lệ tăng của GDP Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng vốn đầu tư 3% để tăng 1% GDP Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn

Thứ hai, yếu tố con người: là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững Tất nhiên, đó là con người có sức khoẻ, có trí tuệ, có kỹ năng cao, có ý chí và nhiệt tình lao động và được tổ chức hợp lý Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững bởi vì: tài năng, trí tuệ của con người là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức; con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng kỹ thuật, công nghệ, vốn… để sản xuất Vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đều xác định mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo, y tế trong chiến lược phát triển đất nước là để nhằm phát huy nhân tố con người Đó chính là sự đầu tư cho phát triển và bền vững

Thứ ba, khoa học và công nghệ: là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế Đây là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tế và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu Khoa học và công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, lao động thặng dư lớn, tạo ra nguồn tích lũy lớn từ nội bộ nền kinh tế để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay với cuộc cách mạng 4 0 thì khoa học – công nghệ càng đóng vai trò quan trọng, là lực lượng sản xuất trực tiếp và động lực tăng trưởng của nhiều nền kinh tế trên thế giới

Như đã nói ở trên, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên, đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế Yếu tố tài nguyên, đất đai có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất (K) Vì vậy, 3

yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế được nhấn mạnh là vốn, lao động và TFP Trong đó, vốn và lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hoá được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, còn TFP về bản chất là sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của hiệu quả công nghệ và các yếu tố khác tác động tới năng suất, hay còn được xác định bằng phần dư còn lại của tăng trưởng sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động ví dụ như chất lượng nguồn lao động, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế hay tiến bộ khoa học kỹ thuật TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu

Dạng thích hợp nhất ứng dụng phân tích nguồn gốc tăng trưởng trong thực tiễn là dạng hàm sản xuất Cobb- Douglas, được thể hiện như sau:

Y = ALα Kβ

Với Y là tổng sản lượng quốc gia GDP K: Quy mô vốn sản xuất

L: Quy mô lao động

A: Hệ số tăng trưởng tự định, còn gọi là hệ số cắt trục tung

Trong phân tích kinh tế hiện đại, A còn được gọi là năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) Yếu tố tổng hợp này bao gồm yếu tố công nghệ, yêu tố thể chế kinh tế và một số yếu tố khác ngoài sự đề cập của mô hình α là hệ số co dãn từng phần của GDP theo lao động, giả định vốn không đổi β là hệ số co dãn từng phần của GDP theo vốn (giả định lao động không đổi)

Phương trình trên có thể viết lại dưới dạng tuyến tính như sau: LnY= LnA + α LnL + β LnK

Phương trình tuyến tính này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế Các yếu tố tổng hợp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế có thể kể đến là các yếu tố phi kinh tế (Ngô Xuân Bình, 2006), như:

- Cơ cấu kinh tế: có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế Cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng tỷ trọng, vai trò, thế mạnh của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, từ đó phân bố các nguồn lực phù hợp (vốn,

sức lao động…) Cơ cấu kinh tế hợp lý có tác dụng phát huy các thế mạnh, các tiềm năng, các yếu tố sản xuất của đất nước có hiệu quả, là yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

- Thể chế chính trị và trình độ quản lý nhà nước: Đây là một nhân tố quan trọng và có quan hệ điều phối trực tiếp với các nhân tố khác Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được những khuyết tật của những kiểu tăng trưởng kinh tế đã có trong lịch sử như: gây ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc, sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các khu vực; đồng thời sử dụng và phát triển có hiệu quả các nhân tố vốn, con người, khoa học, công nghệ, mở rộng tích lũy, tiết kiệm và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (vốn, công nghệ…) để tăng trưởng kinh tế có hiệu quả

- Thương mại hay hoạt động xuất nhập khẩu cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong một giai đoạn nhất định trên các mặt: số lượng và chất lượng của tăng trưởng (Ngô Xuân Bình, 2006) Thương mại tạo khả năng huy động các nguồn lực sẵn có của quốc gia cũng như tác động tới việc di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia Nhờ vậy mà góp phần to lớn vào mở rộng quy mô sản xuất của mỗi quốc gia từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế

Thương mại còn tác động đến tăng khả năng tiêu dùng của một nước và gián tiếp sản xuất ra các sản phẩm có hiểu quả hơn là tự sản xuất (điều này đã được chứng minh trong các lý thuyết của A Smith, D Recardo và các lý thuyết khác của Heckscher Ohlin) Thương mại tác động đến chất lượng của tăng trưởng ở phương diện nâng cao hiệu quả sản xuất Thứ nhất, nhờ lợi thế về quy mô do các công ty có thể tiếp cận với các thị trường rộng lớn hơn ở nước ngoài Thương mại cho phép các công ty tiếp cận được với các công nghệ hiện đại hóa, do vậy năng suất lao động được cải thiện Ngoài ra việc mở cửa thị trường trong nước cho các công ty nước ngoài làm cho cạnh tranh gia tăng trên thị trường nội địa và nhờ vậy có tác dụng kích thích các công ty trong nước nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình Thương mại một mặt trực tiếp làm gia tăng GDP nhờ chính hoạt động của mình, mặt khác gián tiếp tác động đến việc gia tăng GDP của các ngành khác nhờ ảnh

hưởng có tính chất lan truyền như đã phân tích trong các lí thuyết của kinh tế học hiện đại

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w