Bảng 4 6: Kết quả mô hình VECM
Nguồn: Tính toán của tác giả, 2021
Ghi chú: * có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10% ** có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%
*** có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%
Với kết quả xem xét tác động trong dài hạn, ta thấy các biến L d LnFGDP, LnFDI có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% biến LnLAB có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% Còn lại các biến LnREER, LnOPEN chưa tìm thấy sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng GDP thủy sản Trong đó có biến LnLAB có kỳ vọng dấu ngược với giả thuyết ban đầu, các biến còn lại đều thỏa kỳ vọng dấu của giả thuyết Nguyên nhân của việc biến LnREER và LnOPEN không có ý nghĩa thống kê cũng như biến LnLAB không đúng với kỳ vọng có thể do bản chất của dữ liệu chuỗi thời gian thường có tính nội sinh Vì vậy chúng ta sẽ xem xét tác động của các biến này lên biến xuất khẩu thủy sản bằng mô hình phản ứng xung ở phần dưới
Trong dài hạn LnFGDP Coef. LnFEX 4,5674*** LnLAB -27,1733*** LnREER 5,0567 LnOPEN 0,1087 LnFDI 0,8404** _cons 1,5442
Từ kết quả này, ta thấy xuất khẩu thủy sản có tác động tích cực đến tăng trưởng ngành thủy sản trong dài hạn Trên thực tế, những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản đóng góp phần lớn vào GDP ngành thủy sản Từ năm 2010, Chính phủ đã định hướng phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, xuất khẩu thủy sản đóng góp phần lớn vào GDP ngành thủy sản nói riêng và đóng góp đáng kể vào GDP ngành nông – lâm – thủy sản nói chung (VASEP, 2020) Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2020 giảm