Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, ta thấy tỉ giá hối đoái thực đa phương là một trong những nhân tố truyền dẫn tác động của xuất khẩu thủy sản đến tăng trưởng kinh tế Trên thực tế, tỷ gái thực đa phương là một chính sách vĩ mô quan trọng để điều tiết cán cân thương mại của một quốc gia
Nhu cầu thị trường phụ thuộc vào giá cả và chất lượng hàng hóa, dịch vụ Khi chất lượng tương đương, những sản phẩm rẻ hơn sẽ được lựa chọn Do vậy, ngoài việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái có lợi cho cán cân thương mại về mặt dài hạn Ngoài nỗ lực của các thành viên trên thị trường, việc xác lập một tỷ giá thỏa đáng, kích thích xuất nhập khẩu, hỗ trợ kinh tế phát triển luôn là vấn đề khó khăn khi hoạch định chính sách Do đó cần nghiên cứu các ngưỡng tỷ giá VND phù hợp với từng giai đoạn đến 2030 để có sự điều chỉnh phù hợp
Trên thực tế, khi Việt Nam phá giá đồng nội tệ, ví dụ phá giá đồng VND so với USD làm cho VND mất giá so với đồng USD, việc này đã tác động tích cực đến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ (Mai Thị Cẩm Tú, 2015) Tuy nhiên, với ngành thủy sản ở Việt Nam, các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn giống và nguồn thức ăn từ nhập khẩu và nguồn thức ăn từ các doanh nghiệp FDI, vì vậy việc tăng xuất khẩu cũng là nguyên nhân khiến nhập khẩu tăng cao Vì vậy phá giá đồng nội tệ chưa chắc đã tốt cho cán cân thương mại về lâu dài
mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững Đây là những mục tiêu bức thiết của chủ trương thay đổi và hoàn thiện cơ chế tỷ giá trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay Việc thực hiện cơ chế hình thành tỷ giá theo quan hệ cung cầu có sự tham gia điều tiết của NHNN để “Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam” theo yêu cầu mở cửa hội nhập Từ yêu cầu trên, chính sách tỷ giá sắp tới cần xét lại vấn đề liên quan đến tỷ giá, giúp khôi phục và tăng thêm sức cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu Việt Nam Lợi thế cạnh tranh số một của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á là chi phí lao động rẻ đang mất dần trong khi môi trường đầu tư tại Việt Nam được cải thiện rất chậm Vì vậy, để tăng trưởng xuất khẩu nhanh, tạo việc làm và tăng thu nhập dài hạn, Việt Nam cần hạ giá sản phẩm để xuất khẩu được nhiều hơn, tức là cần sớm điều chỉnh tỷ giá theo hướng định giá đồng tiền thấp, nhưng vẫn đảm bảo không bị coi là “phá giá”
Việc hỗ trợ xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng có thể bằng áp dụng chính sách điều chỉnh tỷ giá từng bước NHNN Với một sự thay đổi tỷ giá chậm và ổn định, không làm xáo trộn giá cả các sản phẩm then chốt, không phát sinh đầu cơ, hạn chế kinh doanh chênh lệch tỷ giá do chi phí mua bán cao hơn mức lợi nhuận đem lại Ngoài ra, các chính sách về tiền tệ cần được sử dụng một cách hợp lý và linh động, như các công cụ bổ sung cho tỷ giá, bù lỗ, cấp tín dụng ưu đãi làm hàng xuất khẩu cho nộp thuế trả chậm … Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu này giúp đa dạng hóa biện pháp cho tăng xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả mong muốn cho việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng có lợi xuất khẩu, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp như: tự do hóa mạnh mẽ hoạt động kinh doanh quốc tế, giảm mạnh và tiến đến xóa bỏ độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước; cải tiến hoạt động tiếp thị và tìm kiếm khách hàng; giảm các tiêu cực phí trong hoạt động XNK và hải quan, giảm tỷ lệ thuế nhập theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và nhờ đó đưa dần luồng tiền ngoại hối bất hợp pháp thành luồng hợp pháp,… Đây chính là những biện pháp cơ bản và lâu dài cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả
Một trong các hạn chế lớn của thủy sản hiện nay là nguồn nhân lực có trình độ thấp, thêm vào đó lao động trong lĩnh vực chế biến thủy sản và nuôi trồng thủy sản đang rất thiếu Vì vậy, Các bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần có các chính sách thu hút, ưu tiên đào tạo lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản và các lĩnh vực liên quan đến dự báo, xúc tiến thị trường Cần thiết phải xây dựng chương trình đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực thủy sản bài bản và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lao động của ngành
Trước hết cần phải xây dựng chương trình về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong ngành thủy sản Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực Theo chủ trương của Nhà nước trong chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ khuyến ngư các cấp là hết sức cần tiết và cấp bách, ưu tiên đào tạo chuyên ngành công nghệ sinh học, các ngành ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chế biến thủy sản Và đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thủy sản là chính sách then chốt có ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế biển từ nay đến 2030; do đó phải tiếp tục đầu tư, nâng cấp các trường đại học, Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo thủy sản hiện có, cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu; cải tiến nâng cao chất lượng chương trình đào tạo; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở nghiên cứu, đào tạo ngoài công lập nhằm thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản Vì vậy để có được đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, chuyên gia, về thủy sản thì tỉnh phải:
Tập trung xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn và đào tạo lại để có lực lượng lao động và cán bộ quản lý có trình độ thích ứng với đòi hỏi của hội nhập, trước mắt là thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng từ khâu tổ chức khai thác, nuôi trồng, bảo quản và chế biến; có chính sách trọng dụng nhân tài, đãi ngộ hợp lý đối với người lao động, cử tuyển con em ngư dân đi đào tạo tại các trường Đại học, các trường kỹ thuật và trường dạy nghề thủy sản, đặc biệt đối với lĩnh vực khai thác thủy sản, hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên, cán bộ trẻ ngành thủy sản đi đào tạo trình độ
cao (đại học, thạc sỹ, tiến sỹ) tại các trường Đại học trong nước và ở các nước tiên tiến; coi trọng đào tạo bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ tàu, thuyền
Cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Trong đó phải chú trọng đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cán bộ kỹ thuật cao trong quản lý ngành thủy sản và lao động phục vục vụ các lĩnh vực sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong ngành sản xuất, chế biến thủy sản: Từ khâu sản xuất giống, nuôi thủy sản thương phẩm, chế biến thủy sản
Bên cạnh đó, cần mở nhiều trung tâm đào tạo dạy nghề, mở rộng hoạt động đào tạo dạy nghề, thường xuyên cập nhật thông tin và tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn định kỳ giúp người lao động luôn nắm bắt được những kỹ năng cơ bản thích nghi với môi trường làm việc, tạo nguồn nhân lực có tay nghề trong đánh bắt hải sản, nuôi trồng và chế biến thủy sản
Đối với doanh nghiệp cần phải đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo và đào tạo lại, để hoàn thiện kiến thức giữa lý thuyết và thực hành Doanh nghiệp cũng cần có chính sách hỗ trợ đào tạo cho con em ngư dân về cả văn hóa và tay nghề để xây dựng nên một lực lượng lao động có trình độ, đảm nhận được nhiều nhiệm vụ như: đánh bắt xa bờ, xuất khẩu lao động nghề thủy sản… Tăng cường hoạt động khuyến ngư, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, các mô hình nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản có hiệu quả kinh tế cao Từ đó, nguồn nhân lực thủy sản hướng tới việc tiêu chuẩn hóa , chuyên nghiệp hóa ở các lĩnh vực cơ bản như nuôi, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu
5 2 5 Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài hỗ trợ xuất khẩu thủy sản
Đầu tư nước ngoài cũng là một trong những kênh truyền dẫn tác động của xuất khẩu thủy sản đến tăng trưởng kinh tế Vì vậy cần phải có các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của ngành này Do đặc điểm sản phẩm của ngành thủy sản là khó bảo quản, dễ hư hỏng, nên những vấn đề đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn là yếu tố sống còn Như vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh xuất khẩu thủy sản vào các thị trường này, cần có đủ nguồn vốn để tập trung đầu tư
vào máy móc thiết bị khoa học công nghệ chế biến, đóng gói và bảo quản Cần chủ động tạo nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp thủy sản từ trong nước và ngoài nước Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần hoàn thiện tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập thị trường này Mọi hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy ản phải gắn trực tiếp với thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường chủ chốt
Như vậy, chính phủ cần phải ra soát và thay đổi những quy định không còn phù hợp với thị trường như các điều luật lỗi thời trong luật thủy sản, luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước Chính phủ cần hoàn thiện và xây dựng chính sách thuế ổn định, hạn chế việc sửa đổi bổ sung từng sắc thuế một cách thường xuyên nhằm ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để các thể nhân và pháp nhân lựa chọn kinh doanh và quyết định đầu tư Việc mở ra các điều kiện thông thoáng hơn cho phát triển sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển ngành thủy sản
Đẩy mạnh cải cách hành chính sâu rộng, đặc biệt là trong công tác quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh và trong giải quyết các nhu cầu, quyền lợi của nhà đầu tư Quy hoạch và quản lý thống nhất hệ thống chế biến thủy sản bằng cách cấp phép đầu tư xây dựng mới, nâng cấp nhà máy chế biến thủy sản cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuyển việc đầu tư theo lĩnh vực kỹ thuật chính sang đầu tư theo những chương trình mục tiêu xuất khẩu
Thực hiện chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp thủy sản mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh Việc thực hiện chế độ ưu đãi cho vay vốn, hoặc giữ lại vốn khấu hao và một phần thuế xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp tái đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu
Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp chế biến, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư sản uất thủy sản xuất khẩu như: địa điểm sản xuất, ưu đãi tiền thuê đất, vốn vay tín dụng…
nhằm khai thác, thu mua, tập trung chế biến nguyên liệu thủy sản đảm bảo chất lượng đầu ra
Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài tương xứng với tiềm năng phát triển ngành thủy sản, các địa phương, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng chiến lược quy hoạch thu hút, xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài đồng bộ, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, đồng thời chú trọng tạo lập môi trường kinh tế - xã hội ổn định
5 2 6 Các giải pháp khác
5 2 6 1 Giải pháp về tín dụng
Vận dụng thật tốt và hiệu quả các chương trình phát triển Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác NTTS, khai thác và chế biến thủy sản cải tiến công nghệ phục vụ sản xuất
- Cần có mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay ưu đãi, phù hợp với chu trình sản xuất của các đơn vị NTTS, khai thác hải sản và CBTS xuất khẩu
- Tiếp tục tổ chức triển khai tốt Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn Ngành nông nghiệp và PTNT phối hợp các ngân hàng thương mại cần tư vấn cho tổ chức và cá nhân xây dựng phương án vay vốn và sử dụng vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh Để việc triển khai thực sự tạo hiểu quả Tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng được vay vốn đủ, kịp thời theo yêu cầu của phát triển sản xuất kinh doanh
Ngoài ra, do dịch Covid ảnh hưởng rất nặng nề đến nền kinh tế thế giới nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng, các công ty xuất khẩu thủy sản gặp nhiều vấn đề khó khăn về tài chính Mặc dù Nhà nước có chính sách cho phép doanh nghiệp được cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ với các khoản nợ bị ảnh hưởng do dịch Covid 19; nhưng việc thực hiện và tiếp cận nguồn hỗ trợ này còn nhiều khó khăn Cụ thể, chỉ một số ngân hàng như
Vietcombank hạ lãi suất cho vay cho doanh nghiệp thủy sản, thì các ngân hàng khác còn chưa thật sự bắt tay vào cuộc Nhà nước và các tổ chức tín dụng cần ban hành
bổ sung các chính sách hỗ trợ với các hợp đông xuát khẩu, đặc biệc cho các khoản vay bằng ngoại tệ Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khi trước đó đã gặp khó khăn về vốn và chậm khả năng thanh toán các khoản vay với ngân hàng nên đã bị cho vào nhóm nợ 2 (nợ bị quá hạn thanh toán trước 30 ngày), nên không được áp dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 Trong khi đó, những doanh nghiệp này bị ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch và cần hỗ trợ tránh khỏi việc nợ xấu và phá sản, trong khi hoạt động kinh doanh vẫn còn cơ hội phục hồi
5 2 6 2 Giải pháp về khoa học kỹ thuật
- Về phương diện vĩ mô: Cán cân thương mại, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá chỉ đóng góp một phần Việc nhập siêu ở nước ta trong những năm gần đây là mang tính cơ cấu mặt hàng, do xuất khẩu của quá phụ thuộc vào nhập khẩu Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, trước tiên phải thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, nhập khẩu những máy móc công nghệ nguồn và tăng đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, làm tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, giảm tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu Để làm được điều này, cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách chọn lọc, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu từ nước ngoài, có các biện pháp bảo hộ hợp lý với sản xuất trong nước