Đối với ngân hàng thương mại.
Với hoạt động chủ yếu là “đi vay để vay”, các NHTM cần nổ lực huy động vốn. Bên cạnh đó phải khai thác thị trường tín dụng một cách triệt để, tìm cacsh để đảm bảo khả năng đáp ứng và trên cơ sở đó thoả mãn tốt nhất, nhiều nhất các nhu cầu về tín dụng của nền kinh tế. Vì vậy, sẽ là sai lầm và thiếu sót nếu bỏ qua thị trường tín dụng mà tại đó quy mô của một số nhu cầu nhỏ nhưng số lượng nhu cầu dùng về tín dụng xét theo lượng khách hàng tiềm năng và sự đa dạng của nhu cầu tiêu dùng lại vô cùng cao. Do đó ngày nay các NHTM luôn luôn chú trọng phát triển loại hình tín dụng cho vay tiêu dùng này.
Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng, Ngân hàng có thể mở rộng quan hệ với các khách hàng, nhằm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho Ngân hàng.
Hơn nữa xu hướng hoạt động của các NHTM là đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, luôn tìm cách mở rộng các nghiệp vụ cũng như các sản phẩm mới ra nền kinh tế. Việc thực hiện và hoạt động tín dụng tiêu dùng vừa mở rộng được khách hàng cho vay, vừa tận dụng được nguồn vốn huy động một cách hiệu quả, vừa đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng tăng được sức mạnh trong cạnh ranh đồng thời nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho Ngân hàng.
Đối với khách hàng.
Đối với người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình thấp, thông qua nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng sẽ giúp cho họ có khả năng mua sắm những hàng hoá cần thiết có giá trị cao,thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đời sống.
Trên thực tế cho thấy rằng có nhiều nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu, có nghĩa quan trọng trong cuộc sống đối với các cá nhân và hộ gia đình. Ví dụ như nhu cầu về mua sắm, sửa chữa nhà cửa, mưa các đồ dùng tiện nghi sinh hoạt, mua sắm các phương tiện như xe máy, ôtô,… Nhờ có cho vay tiêu dùng mà khách hàng được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền, và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những mục đích chi tiêu mang tính cấp bách như y tế, giáo dục.
Điều này có nghĩa là người tiêu dùng sẽ tìm cách để hưởng thụ trước số tiền sẽ có trong tương lai. Nếu phân tích theo khía cánh tài cính, việc vay mược tiền trước của Ngân hàng để tiêu dùng khiến chúng ta phải trả lãi thực chất cũng chỉ là cách quy đổi luồng tiền mà ta sẽ có tại một thời điểm nào đó trong tương lai và thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng quá lạm dụng việc đi vay để thoả mãn các nhu cầu thì rất nguy hiểm, bới vì nó có thể làm chi người
vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai. Nghiêm trọng hơn, nếu mất khả năng thanh toán thì người này có thể gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.
Đối với nền kinh tế.
Hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM đã góp phần kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng, góp phầ đáng kể trong chính sách kính cầu của Nhà nước, nó cũng giúp Nhà nước đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội, chẳng hạn như tăng mức dống cho dân cư, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, tăng GDP hay tăng thu nhập bình quân đầu người.
1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM.
Bao gồm 5 chỉ tiêu: Doanh số cho vay, Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng, dư nợ cho vay, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu.
Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản TD mà NH cho KH vay trong khoản thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.
Đây là chỉ tiêu thể hiện quy mô hoạt động CVTD của NH.
Nếu doanh số cho vay càng cao thì cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng đang ổn định và tăng trưởng. Ngược lại nếu doanh số cho vay thấp cho thấy mức độ cho vay của ngân hàng đang kém và cần cân nhắc các biện pháp để giúp chỉ tiêu này cải thiện đi lên tốt hơn.
Tốc độ tăng danh số cho vay (DSCV) =
Tốc độ doanh số cho vay càng lớn chứng tỏ kỳ này khách hàng của ngân hàng (cá nhân, hộ gia đình) đã được ngân hàng cho vay nhiều hơn, chứng tỏ ngân hàng đã thực sự quan tâm tới việc tiêu dùng
Hoanh số thu nợ cho vay tiêu dùng
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà NH đã thu về từ các khoản cho vay của mình kể cả của kỳ hiện tại và kì trước đó.
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu nợ của NH trong kỳ đối với các khoản nợ phát sinh kỳ này cũng như các khoản nợ từ kỳ trước. Từ đó cũng có thể cho thấy khả năng thu nợ của NH trong kỳ tiếp theo.
Dư nợ cho vay tiêu dùng
Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền mà NH cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định.
Dư nợ trong kỳ = dư nợ kỳ trước + doanh số cho vay trong kỳ - doanh số thu nợ trong kỳ.
Tốc độ tăng dư nợ CVTD =
Nợ xấu trong cho vay tiêu dùng.
Nợ xấu là nợ khó đòi khi mà người đi vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Các cá nhân khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo phân loại trên CIC) thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó ở những lần sau.
Nợ xấu thuộc nợ của các nhóm như sau:
Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn ( quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày)
Nhóm 4: khoản nợ nghi ngờ có thể mất vốn (quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày)
Nhóm 5 : khoản nợ có khả năng mất vốn (quá hạn từ trên 180 ngày )
Tỷ lệ nợ xấu CVTD =
Tỷ lệ "nợ xấu" cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỉ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.
+ Nếu tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng ngân hàng là cực thấp và ngân hàng cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng của mình nếu không hậu quả khó lường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên đây là một số cơ sở lý thuyết về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Chương 1 đẫ nêu rõ những khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nhân tố liên quan đến cho vay tiêu dùng, để từ đó, làm tiền đề tìm hiểu, phân tích, đánh giá về thực trạng cho vay tiêu dùng của NHTM CỔ PHẦN VIỆT Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.