Giới thiệu chung về công ty:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG kế TOÁN bán HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư xây DỰNG HOÀNG NHÂN (Trang 33)

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN

2.1. Giới thiệu chung về công ty:

2.1.1. Giới thiệu chung:

Chính thức thành lập ngày 19/11/1999, tiền thân là CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG NHÂN.

Cùng với sự phát triển của tỉnh nhà, trải qua quá trình nỗ lực phát triển không ngừng, Hoàng Nhân tự hào gắn tên tuổi của mình với những công trình lớn, chất lượng cao. Cho đến nay, Hoàng Nhân được biết đến như một tên tuổi hàng đầu của tỉnh trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và thi công cầu đường, thủy lợi…, vinh dự góp sức hoàn thành nhiều công trình trọng điểm tại tỉnh nhà

Không chỉ giới hạn ở lĩnh vực thi công, xây dựng, Hoàng Nhân liên tục phát triển tiềm năng, mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều lĩnh vực để khẳng định vị thế của mình. Với nhà máy sản xuất bê tông được đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, Hoàng Nhân đã và đang cung cấp vật liệu xây dựng chất lượng cao cho nhiều công trình lớn trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, Trạm dừng chân Hoàng Nhân được xem như một công trình trọng điểm của Công ty, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị trên địa bàn tỉnh nhà

Trong suốt những năm hoạt động, Hoàng Nhân liên tục nhiều năm liền nhận các giải thưởng Quả Cầu Vàng, Ngôi Sao Việt Nam, Doanh nghiệp tiêu biểu về An toàn Lao động, Chất lượng quốc gia… của Chính phủ trao tặng.

Với định hướng đạt tầm quốc gia và vươn tầm quốc tế, Công ty sẽ tiếp tục phấn đấu để khơi dậy và phát huy mạnh mẽ những tiềm năng trên mọi mặt, mọi lĩnh vực trong thời gian tới, khẳng định thương hiệu của Hoàng Nhân – một thương hiệu chất lượng và uy tín.

Trụ sở chính: Số 84B đường 21/8, phường Phủ Hà, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Website: www.hoangnhan.com.vn

Mã số thuế: 4500193131 Điện thoại: 0259 3826767 – 029 3826868 Vốn điều lệ: 150.000.000.000 đồng

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh:

STT Tên ngành Mã ngành

1 Xây dựng nhà các loại

Chi tiết: Xây dựng công trình dân dụng 4100(Chính) 2 Xây dựng công trình đường bộ

Chi tiết: Cầu, Cống, Đường 42102

3

Xây dựng công trình công ích

Chi tiết: Xây dựng các công trình thủy lợi, đê đập

42200

4

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

(Chỉ được khai thác khi có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp)

0810

5 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933

6 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác

trong xây dựng 4663

7 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng

Chi tiết: Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư

STT Tên ngành Mã ngành

phục vụ xây dựng dân dụng

8

Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan

(Chỉ được hoạt động kinh doanh khi có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp)

46613

9

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

Chi tiết: Xây dựng công trình chuyên nghiệp

4290

10 Phá dỡ 43110

11 Chuẩn bị mặt bằng

Chi tiết: San lấp mặt bằng 43120

12 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước 43221

13 Lắp đặt hệ thống điện 43210

14

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản

68100

15

Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao

Chi tiết: Sản xuất bê tông nhựa nóng, bê tông tươi, các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn (cống ly tâm, gối cống, cống hộp, dầm cầu ứng lực…), bê tông gạch…

2395 16 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày Chi tiết: Khách sạn 5510 17 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

Chi tiết: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống

STT Tên ngành Mã ngành

18

Vận tải hành khách đường bộ khác

Chi tiết: Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh

4932

19 Khác thác muối

Chi tiết: Khai thác muối 0893

20

(Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật)

Ngành, nghề chưa khớp mã với Hệ thống ngành

kinh tế Việt Nam

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

SVTH: Lê Thị Hà Trang 33

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KẾ HOẠCH- KỸ THUẬT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH VÀ PHÁP LÝ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT- DỊCH VỤ Phòng Tổ chức Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật và Phòng Kinh doanh Trạm dừng Nhà Đội xe Phòng Tài ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

2.1.4. Nhiệm vụ của các phòng ban

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền

cao nhất của Công ty, có quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty,

có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty. Hội đồng quản trị của Công ty dự kiến gồm 05 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.

Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu mọi trách nhiệm về

hoạt động của công ty đối với nhà nước cũng như đối với tập đoàn.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện

năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc theo yếu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo cáo đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng giám đốc điều hành công ty ở một số

lĩnh vực theo ủy quyền của tổng giám đốc.

Phòng tổ chức hành chính: Giúp Ban giám đốc trong các lĩnh vực tổ

chức đào tạo cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, hành chính và quản trị.

Phòng kế hoạch và dự án: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban

giám đốc công ty trong các lĩnh vực dự án đầu tư xây dựng, trang thiết bị và quản lý kỹ thuật, tài sản kinh doanh, an toàn phòng cháy chữa cháy của công ty.

Phòng kỹ thuật và tổ chức thi công: Là đơn vị thuộc bộ máy quản lý

của công ty, có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho HĐQT, Giám đốc để triển khai chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra giám sát của công ty đối với các đơn vị trực thuộc về: kỹ thuật thi công, chất lượng sản phẩm công trình xây dựng, quản lý thiết bị thi công, quy trình quy phạm kỹ thuật của ngành của Nhà nước liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng kinh doanh và pháp lý: Tổ chức kinh doanh đúng quy định của

Nhà nước giúp công ty hoạt động hiệu quả, đảm bảo quá trình kinh doanh được liên tục. Định kỳ tổng hợp các báo cáo, phân tích tình hình và đánh giá kết quả kinh doanh của công ty.

Trạm dừng chân: Để khách đường xa ghé lại nghỉ ngơi, ăn uống và

thư giản.

Sản xuất bê tông: bê tông nhựa nóng, bê tông tươi, các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn (cống ly tâm, gối cống, cống hộp, dầm cầu ứng lực…), bê tông gạch…

Các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.

Đội xe: Gồm xe vận tải và xe cơ giới (xe đào, xe lu, xe ủi) nhằm phục

vụ thi công các công trình.

Phòng tài chính kế toán:

Hàng tháng có trách nhiệm tập hợp các báo cáo tổng hợp, chi tiết của đơn vị trực thuộc để xử lý, lập báo cáo thuế đúng kỳ hạn.

Quản lý, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập báo cáo kế toán theo yêu cầu kiểm soát nội bộ và các đơn vị ngoài công ty (thuế, ngân hàng…).

2.2. Giới thiệu tổ chức kế toán trong công ty:2.2.1. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán: 2.2.1. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán:

Hình 1.2 sơ đồ bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán HTK Kế toán ngân hàng Kế toán sản xuất Thủ quỹ Kế toán tiền lương

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:Kế toán trưởng: Kế toán trưởng:

Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính; thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.

Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về những công việc của phòng kế toán.

Kế toán công nợ:

Theo dõi toàn bộ các khoản công nợ, đảm bảo thu hồi công nợ và thanh toán đúng hẹn với từng khách hàng và nhà cung cấp.

Kế toán hàng tồn kho:

Ghi sổ theo dõi hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ; theo dõi, hỗ trợ bộ phận kế toán khi cần; các công việc khác theo yêu cầu của Ban giám đốc.

Kế toán ngân hàng:

Quản lý toàn bộ các tài khoản tại ngân hàng của công ty.

Kế toán sản xuất:

Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại Nhà máy (tồn kho, xuất, nhập trong kỳ). Phát sinh ngày nào cập nhật ngày đó.

Kế toán tiền lương:

Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính xác

số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động.

Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau.

Tính và phân bổ chính xác đối tượng, tính giá thành .

Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, đề xuất biện pháp tiếp kiệm quỹ lương, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác.

Thủ quỹ:

Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt, bảo quản tiền mặt.

Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để thu tiền, chi tiền hoặc căn cứ vào ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi để nhận và nộp tiền cho Ngân hàng.

2.2.3. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty: 2.2.3.1. Chế độ kế toán: 2.2.3.1. Chế độ kế toán:

Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.

2.2.3.2. Hình thức kế toán:

Hình thức kế toán mà công ty áp dụng: Nhật ký chung.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:

Hằng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ

Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.

Hình 1.3 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung

Ghi Chú:

: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 2.2.3.3. Xử lý dữ liệu kế toán:

Toàn bộ công tác ghi chép, tính toán và xử lý thông tin tài chính của công ty được thực hiện trên máy tính thông qua phần mềm kế toán MISA.

2.2.3.4. Chính sách kế toán áp dụng:

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán ghi sổ và lập báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (VNĐ).

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho đuợc xác định theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho gồm chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí

Chứng từ KT

Sổ Quỹ Sổ NKC

SỔ CÁI

Sổ thẻ KT chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh sinh

Bảng T/Hợp chi tiết

khác liên quan trực tiếp phát sinh nhằm có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên Giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp khấu hao tài sản cố định áp dụng: Phương pháp đường thẳng.

Phương pháp tính thuế VAT: Theo phương pháp khấu trừ thuế Nguyên tắc ghi nhận chi phí:

+ Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

+ Chi phí trước hoạt động được phân bổ vào chi phí trong kỳ theo phương pháp đuờng thẳng trong vòng 3 năm kể từ khi các siêu thị này bắt đầu hoạt động sản xuất.

+ Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lệ về số tiền phải trả cho các hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng trong kỳ.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

+ Khi bán hàng hóa doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu hàng hóa đó được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại.

+ Tiền lãi được ghi nhận khi công ty có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch và doanh thu được xác định tương đối chắc chắn, được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất từng kỳ.

B. THỰC TẾ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG HOÀNG NHÂN: TƯ & XÂY DỰNG HOÀNG NHÂN:

Trong nền kinh tế thị trường, khi mà các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình thì bán hàng hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự sống còn của các doanh nghiệp. Quá trình

bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả kinh doanh thương mại. Quá trình bán hàng hoàn tất khi hàng hoá được giao cho người mua và đã thu được tiền bán hàng.

Qua đó ta thấy, Kế toán bán hàng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác bán hàng nói riêng và cho hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Nó giúp cho người sử dụng những thông

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG kế TOÁN bán HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư xây DỰNG HOÀNG NHÂN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w