A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng:
Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính; thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về những công việc của phòng kế toán.
Kế toán công nợ:
Theo dõi toàn bộ các khoản công nợ, đảm bảo thu hồi công nợ và thanh toán đúng hẹn với từng khách hàng và nhà cung cấp.
Kế toán hàng tồn kho:
Ghi sổ theo dõi hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ; theo dõi, hỗ trợ bộ phận kế toán khi cần; các công việc khác theo yêu cầu của Ban giám đốc.
Kế toán ngân hàng:
Quản lý toàn bộ các tài khoản tại ngân hàng của công ty.
Kế toán sản xuất:
Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại Nhà máy (tồn kho, xuất, nhập trong kỳ). Phát sinh ngày nào cập nhật ngày đó.
Kế toán tiền lương:
Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính xác
số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động.
Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau.
Tính và phân bổ chính xác đối tượng, tính giá thành .
Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, đề xuất biện pháp tiếp kiệm quỹ lương, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác.
Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt, bảo quản tiền mặt.
Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để thu tiền, chi tiền hoặc căn cứ vào ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi để nhận và nộp tiền cho Ngân hàng.