Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế trong lĩnh vực đất đa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tìm hiểu các quy định của pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh (Trang 56 - 58)

kinh tế trong lĩnh vực đất đai

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định chủ trường, đường lối phát triển kinh tế nói chung và chính sách đất đai nói riêng của đất nước ta với một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nhiệm vụ bao trùm và chủ yếu của đất nước ta hiện nay là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và của mọi thành phần kinh tế, Đảng đã chỉ rõ, muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề về nguồn vốn – tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng, do đó phải huy động, tận dụng tối đa mọi nguồn lực trong nước, cùng với việc huy động nguồn tài chính ở nước ngoài. Nhiệm vụ chiến lược này trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt đường lối phát triển kinh tế của đất nước ta. Để thực hiện được chiến lược này, Đảng đã xác định đất đai là nguồn lực cơ bản trong việc thu hút và tạo lập nguồn vốn về tài chính. Pháp luật đất đai có nhiệm vụ xác lập cơ sở pháp lý giúp giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất khai thác và tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế của đất đai trong hoạt động sản xuất kinh doanh và biến

58

đất đai trở thành phương tiện có hiệu quả nhất huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước.

Thứ hai, Đảng ta khằng định và thực hiện nhất quán đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hộ gia đình, kinh tế liên doanh, kinh tế hỗn hợp đa sở hữu, … Các thành phần kinh tế này đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp canh tranh và hợp tác để phát triển bằng chiến lược, quy hoạch kế hoạch và chính sách, bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong việc tiếp cận lao động, chính sách pháp luật, trong đó có việc tạo lập nguồn vốn từ quyền sử dụng đất. Từ những định hướng này, thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai phải hướng vào việc xây dựng các quyền và nghĩa vụ bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất trong đó có quyền được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn trong tình trạng sơ khai như: thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản. Hình thành và phát triển thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất, mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước dễ dàng có đất và sử dụng đất lâu dài cho sản xuất, kinh doanh. Tính đúng, tính đủ giá đất, sử dụng đất có hiệu quả quỹ đất của các doanh nghiệp nhà nước, các lực lượng vũ trang, ngăn chặn việc sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ và tập trung đất canh tác trong một số

59

vùng có điều kiện. Hoàn thành nhanh chóng, dứt điểm việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà trên toàn quốc, trước hết ở các đô thị lớn, mở rộng các loại hình kinh doanh bất động sản, giải quyết dứt điểm các tranh chấp về quyền sử dụng đất canh tác, đất thổ cư và nhà ở còn tồn đọng. Có chính sách xử lý đất canh tác và việc làm cho nông dân khi lấy đất. Từng bước mở rộng thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư [28].

Thực hiện Nghị quyết số 12/2001/QH11 về quy trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XI (2002-2007) kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đất đai [29]. Luật Đất đai mới ra đời đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ biến đổi, vận động. Các quyền của người sử dụng đất ngày càng được mở rộng hơn và được tạo điều kiện để thực hiện dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn. Những năm gần đây, các quyền thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trong kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được sử dụng nhiều, giúp cho việc giải phóng nguồn năng lực về tài chính cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình có được nguồn vốn để góp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Những quy định của Pháp luật về đất đai đã tạo ra nhiều điều kiện phù hợp với thực tế hơn của nền kinh tế hàng hóa thị trường , tạo điều kiện cho người sử dụng đất dùng giá trị về quyền sử dụng đất để góp vốn vào sản xuất, kinh doanh. Đó là sự mở rộng về chủ thể; sự hoàn thiện hơn các chính sách pháp luật về tài chính về đất đai như quy định về giá đất, đấu giá quyền sử dụng …; sự thuận tiện trong các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất đều được thực hiện tại Văn phòng đăng ký chuyển quyền sử dụng đất; vấn đề xử lý hậu quả về quyền sử dụng đất khi góp vốn vào sản xuất, kinh doanh [30].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tìm hiểu các quy định của pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)